trung tâm gia sư biên hòa

Gia sư môn văn tại tphcm nêu cảm nhận về một bài ca dao

Gia sư môn văn tại tphcm thấy trong muôn ngàn cung bậc cảm xúc của con người, có thể nói tình yêu là tình cảm phong phú nhất. Để diễn tả tình yêu, thi nhân xưa nay thường tốn không ít giấy mực. Bởi tình cảm là lãnh địa của cá nhân, của những trải nghiệm riêng tư và thấu đáo nhất. Người bình dân cũng thế, họ cũng yêu và gửi không biết bao tình cảm vào lời thơ, tiếng hát. Bài ca dao “Trèo lên cây khế nửa ngày…” thể hiện thật sâu sắc tình cảm đơn phương thủy chung của người bình dân xưa. Đó là tiếng hát vừa khiến người ta cảm thông vì sự cao thượng, vừa khiến người ta bồi hồi vì sự cho đi nhưng không nhận lại sự đền đáp.
“Trèo lên cây khế nửa ngày
Ai làm chua xót lòng này khế ơi!
Mặt trăng sánh với mặt trời
Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng.
Mình ơi! Có nhớ ta chăng?
Ta sao Vượt chờ trăng giữa trời.”
gia-su-gioi-tphcm-neu-cam-nhan-ve-mot-bai-ca-dao
Gia sư dạy tiếng anh tphcm thấy bài ca dao mở đầu bằng thể phú, dẫn dắt qua những chi tiết ngoại cảnh tưởng chừng không liên quan đến vấn đề chính. Việc trèo lên cây khế thì liên quan gì đến sự giãi bày tình cảm? Dường như nhân vật trữ tình đang thực hiện một hành động rất vô nghĩa – trèo lên cây đến nửa ngày. Đó là một công thức trong ca dao, nói bóng gió những việc, những cảnh xa gần để dẫn dắt đến tình cảm trong trái tim. Cây khế gợi nên cảm giác chua, giống như trong lòng nhân vật trữ tình đang tràn đầy sự chua chát. Mùi vị ấy là sự thương cho tình cảm của mình, một tình cảm khi nghĩ đến chỉ khiến người ta thấy buồn thương. Dùng hình ảnh cây khế gợi cảm xúc chủ đạo trong bài ca là sự chua xót thật hợp lí. Từ sự cảm nhận vị giác dẫn đến sự đồng cảm của trái tim. Nhân vật trữ tình được gợi ra có thể là người con trai hoặc người con gái đang giãi bày về những băn khoăn trong tình yêu.
Gia sư giỏi tphcm cho rằng hình ảnh đi vào ca dao thường là những điều mộc mạc giản dị, những sự vật gắn bó với người nông dân như cái cuốc, cái cày. Ấy thế mà khi nói về tình cảm, những sự vật ấy đâu đủ để giới hạn đường biên của cảm xúc nhớ thương. Những sự vật mang tầm vóc lớn lao, tầm vũ trụ được tác giả dân gian liệt kê liên tục trong hai dòng thơ: “Mặt trăng,  mặt trời, sao Hôm, sao Mai”. Liên từ “sánh với” được lặp lại hai lần tưởng chừng gợi nên sự gắn kết, ắt hẳn là một mối lương duyên. Thế nhưng, tính chất của những sự vật đi liền với nhau lại trái ngược hoàn toàn. Đó là sự ngăn cách về thời gian xuất hiện. Mặt trăng không thể nào xuất hiện cùng mặt trời, sao Hôm, sao Mai không thể cùng thấy. Vậy thì sự gắn kết ấy là điều không thể. Đến đây, ta đã cảm nhận được cảm xúc chua chát của chàng trai ở đầu bài ca. Đó là tình cảm đơn phương, cảm xúc dào dạt và tình cảm sâu nặng nhưng không có hồi đáp. Chàng trai và cô gái như ở hai thế giới khác nhau, mãi chẳng thể cùng nhau tồn tại trên một vòm trời. 
Gia sư tại nhà tphcm thấy hai câu thơ cuối là lời giãi bày mong ước của nhân vật trữ tình. Dù người đó biết rằng tình cảm không bao giờ có hồi đáp nhưng vẫn vẹn nguyên một sự thủy chung:
“Mình ơi! Có nhớ ta chăng
Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời.”
gia-su-day-tieng-anh-tphcm-neu-cam-nhan-ve-mot-bai-ca-dao
Tiếng gọi “mình ơi” nghe sao thân thuộc, yêu thương đến thế. “Sao Vượt” và trăng không bao giờ gặp được nhau, tình cảm dù chỉ xuất phát từ một phía nhưng nhân vật trữ tình vẫn rất dạt dào. Không thù hận, không ganh ghét, người bình dân xưa yêu chân thành bằng cả tấm lòng như thế ấy. “Có nhớ ta chăng?” câu hỏi tu từ chứa đựng đầy nỗi niềm. Người nói dù biết rằng câu hỏi ấy chẳng bao giờ tới được người thương, hay cũng chẳng nhận được hồi đáp, thế nhưng tận sâu trong đáy lòng dường như vẫn là niềm hy vọng. Với ngôn từ giản dị, nghệ thuật tiểu đối giữa các hình ảnh sóng đôi tạo cho bài ca dao một vẻ đẹp hình thức trau chuốt, đồng thời vẫn diễn tả thành công tình cảm đậm sâu.
Trung tâm tìm gia sư ở tphcm biết rõ trong xã hội phong kiến, tình yêu luôn vấp phải nhiều rào cản từ những luật tục. Tình cảm dù đậm sâu nhưng không nhận được hồi đáp có phải chăng cũng vì những trái ngang của xã hội ? Bài ca dao đã trải ra tiếng lòng của muôn chàng trai, cô gái với tình cảm đơn phương nhưng vẫn thủy chung, trong sáng. Đó là tình cảm cao thượng, yêu hết lòng, hết dạ mà không cầu mong sự đền đáp từ người thương
CLICK xem thêm: http://giasuminhtri.vn
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

cảm nhận bài ca dao trèo lên cây khế

trèo lên cây khế mà rung

ca dao trèo lên cây khế

trèo lên cây khế nửa ngày đọc hiểu

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo