trung tâm gia sư biên hòa

Gia sư ở quận 11 cảm nhận Mùa thu trong Đất nước – Nguyễn Đình Thi

Gia sư ở quận 11 thấy rằng không biết tự bao giờ, mùa thu đã trở thành nguồn cảm hứng thật say lòng của thơ ca. Kí ức người dân Việt từ lâu đã in đậm dấu ấn của nguồn thi cảm bất tận ấy. Còn mấy ai không từng biết đến một mùa thu trong thơ Nguyễn Du:
“Người lên ngựa, kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san”
Hay một hồn thơ Yên Đổ:
“Trời thu xanh ngắt mấy từng cao
Cần trúc lơ thơ gió hắt hiu.”
Gia sư tại quận 4 cho rằng thu từ cổ chí kim đều khiến lòng người đắm say, rung động. Trước khi đặt bút viết những dòng thơ đầu tiên cho một thi phẩm thai nghén suốt bảy năm ròng – bài thơ “Đất nước” – tác giả Nguyễn Đình Thi hẳn cũng từng thả hồn mình theo những rung cảm mùa thu ấy. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là “Đất nước” chỉ đơn thuần học hỏi những thành công đã có từ trước. Tấm lòng yêu mến của độc giả đối với những vần thơ thu của Nguyền Đình Thi là minh chứng cho tài năng của người nghệ sĩ.
“Sáng mát trong như sáng năm xưa
… Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.”
gia-su-sinh-vien-tphcm-cam-nhan-mua-thu-trong-Dat-nuoc
Cảm xúc về đất nước trong thơ Nguyễn Đình Thi bắt đầu từ mùa thu. Chọn mùa thu, nhà thơ không chỉ phả vào cảm xúc của đất trời một không khí đầy chất thơ và vẻ đẹp mà còn gợi ra nhiều suy tưởng trong sự thay đổi. Mùa thu xưa nay thường gợi sự chia li, cách trở. Nhưng mùa thu trong thơ Nguyễn Đình Thi trở thành điểm mốc mang tính lịch sử, thời điểm ghi nhận sự trưởng thành của đất nước. Bởi bài thơ được sáng tác sau Cách mạng tháng Tám.
Gia sư sinh viên tphcm thấy rằng ba câu thơ đầu lay thức những xao xuyến không tên trong lòng người bằng cảm giác quen thuộc của mùa thu, với buổi sáng trong mát, với làn gió thu vơi đi cái nóng oi nồng của mùa hạ và cái se lạnh của tiết trời. Hương cốm – làn hương gợi nhiều cảm xúc thẩm mỹ, nhất là với những người Hà Nội. Sáng tạo thú vị đến từ chữ đầu tiên của bài thơ – “Sáng”. Thú vị bởi lẽ nhà thơ nói đến sáng thu chứ không phải chiều thu, đêm thu. Sáng thu mang lại cho người đọc về sự mới mẻ, thanh sạch, tinh khôi. Cảm giác ấy còn được tác giả nhân lên khi nhà thơ nhuộm cho buổi sáng “trong mát”. Câu thơ vút lên trong thanh sắc và thanh ngang, nhẹ nhàng, trong trẻo như gợi liên tưởng cho người đọc về bầu trời cao rộng. Không vội theo đuổi hình sắc của ngoại giới, nhà thơ quan tâm nhiều hơn tới ấn tượng trong lòng người đọc. “Sáng mát trong” lột tả được mùa thu không chỉ đẹp trong cảnh sắc mà còn trong thần khí vĩnh hằng.
Giữa không gian ấy, nhân vật trữ tình xuất hiện: “Tôi nhớ những ngày thu đã xa”. Câu thơ vang lên, mang ấn tượng nhẹ nhàng  về nỗi nhớ “ngày đã xa”. Điểm nhìn được dời lại vào quá khứ, buổi sớm trở thành “Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội”.  “Chớm lạnh” là cảm giác đặc trưng của mùa thu. Thi cảm mùa thu không còn trong trẻo như mùa thu của hiện tại mà dường như nhuốm màu sắc khác.  Hà Nội đã trở thành một sinh thể, cũng biết cảm nhận, cũng biết nghe lòng buồn man mác. Câu thơ đẹp – vẻ đẹp tinh tế của tâm hồn tài hoa, đậm chất Hà thành.
gia-su-tai-quan-4-cam-nhan-mua-thu-trong-Dat-nuoc
Gia sư dạy kèm tphcm thấy rằng con người hiện ra trong tâm cảnh với hình tượng “người ra đi” để mùa thu của kinh kì nhuốm màu chia li, cách trở. “Người ra đi” với tu thế dứt khoát, cứ tưởng như không một chút lưu luyến, vướng bận nào: “Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”. Biết bao bịn rịn trong câu thơ thuần chất tả cảnh như thế.  Nhịp ngắt 2/2/3 cứ chậm dần, trầm xuống, lắng đi như tấm lòng người chưa muốn rời xa Hà Nội. Nhiều người cho rằng đây là hình ảnh của những người chiến sĩ rời xa thủ đô, lên đường bảo vệ đất nước. Do đó, mùa thu trong tâm tưởng của thi nhân là đất nước chưa độc lập. Bởi ngay sau, tác giả so sánh: “Mùa thu nay khác rồi”. Nhưng nếu hiểu như vậy cũng có phần khiên cưỡng. Vẫn nên hiểu hình ảnh ấy là “người ra đi” trong thơ cổ, như chàng Kinh Kha vượt sông Hoàng Hà vì nghĩa lớn. Như vậy ý vị trong bài thơ không mất đi.
Gia sư anh văn tphcm cho rằng đoạn thơ là khúc dạo đầu cho bản trường thiên cảm xúc mùa thu của Nguyễn Đình Thi. Những dòng thu ấy sẽ mãi được ngân lên trong tâm hồn những độc giả say mê. Đề tài về “Đất nước” nhưng với bảy câu thơ ấy, Nguyễn Đình Thi đã góp vào phong trưng bày thu những nét riêng của phong cảnh thu với những nét riêng đầy cuốn hút và tài hoa.
Gia Sư Minh Trí xin cám ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi, để tìm hiểu sâu về các tác giả tác phẩm mời các bạn CLICK vào http://giasuminhtri.vn  rồi tìm kiếm danh mục TÁC GIẢ TÁC PHẨM. Hàng ngày chúng tôi đều cập nhật các bài viết mới của các bạn học sinh giỏi văn trên toàn quốc gửi về mời các bạn theo dõi và đón đọc nhé
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

cảm nhận bài thơ đất nước lớp 12

cảm nhận hay nhất về bài đất nước

cảm nhận 9 câu đầu bài thơ đất nước

cảm nhận 42 câu đầu bài thơ đất nước

cảm nhận về bài thơ đất nước đoạn 3

cảm nhận 29 câu đầu bài thơ đất nước

cảm nhận 2 đoạn thơ trong bài đất nước

cảm nhận về đất nước trong văn học

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo