trung tâm gia sư biên hòa

Cảm nhận bài thơ Tống Biệt Hành

Gia sư sư phạm nói tới Thâm Tâm người ta nghĩ ngay đến “Tống biệt hành”, nghĩ đến cuộc tiễn đưa với nhiều buồn thương, tiếc nuối. Nỗi buồn thương tiếc nhớ ấy được chôn chặt trong đáy lòng để chỉ thể hiện ra bên ngoài sự dứt khoát, kiên quyết đến nghẹn lòng kẻ ra đi vì chí nhớn. Đó là thái độ cần thiết của người con trai lúc bấy giờ - thời đại cần những người thanh niên ra đi vì nghĩa lớn.
“Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng
Bóng chiều không thắm không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong.”
gia-su-su-pham-cam-nhan-bai-tho-tong-biet-hanh
Trung tâm tìm gia sư tại tphcm nhận thấy mở đầu bài thơ là cuộc tiễn đưa đượm ý vị hiệp sĩ. Câu thơ đầu xuất hiện hình ảnh của hai nhân vật: “người” và “ta”. “Người” là người ra đi, “ta” là kẻ tiễn đưa, giữa hai con người mở ra cuộc chia li. Ngày trước, điểm chia li thường là những con sông, kẻ tiễn chân người sang sông mang bao nỗi niềm. Nhưng Thâm Tâm lại lựa chọn một hoàn cảnh khác: “không đưa qua sông”. Cuộc li biệt nào mà chẳng có đau thương, hình ảnh ấy gợi liên tưởng đến sự ra đi của chàng Kinh Kha, người tiễn chàng dũng sĩ qua sông và tiếng sóng mới dội lại trong lòng người bâng khuâng, ngậm ngùi, tác giả đứng bên sông nhưng cảm nhận được tiếng sóng đang cồn cào. Không gian buổi chiều bình yên như đối lập với tâm trạng đang cồn cào sóng dữ trong lòng người đưa tiễn. Một chữ “không” trong câu thơ đầu vừa khẳng định lại vừa phủ định. Phủ định không gian, thời gian để khẳng định một cái duy nhất là tâm trạng con người – nỗi buồn tê tái ngập tràn trong lòng người đi kẻ ở. Hai câu hỏi tu từ “sao” khẳng định nỗi buồn là có thực. Người ra đi kiên quyết, ngang tàng nhưng không giấu nổi nỗi xót xa khi biệt li – “có sóng ở trong lòng”, “đầy hoàng hôn trong mắt trong”.
Gia sư môn văn tại tphcm thấy những câu thơ tiếp thể hiện rõ thái độ kiên quyết của người đi và người ở lại:
“Đưa người ta chỉ đưa người ấy
… Ba năm mẹ già cũng đừng mong.”
Chỉ một “người ấy” mà thấu suốt bao nhiêu tâm tư của thế hệ trẻ lúc bấy giờ. Sự ra đi với thái đọ kiên quyết, lạnh lùng và có phần tàn nhẫn: “Một giã gia đình, một dửng dưng.” Câu thơ tách thành hai vế, ngắt nhịp 3 /4 khiến giọng thơ trở nên gân guốc, rắn rỏi. Đó là giọng điệu thường thấy trong hững bài thơ đề tài tống biệt. Điệp từ “một” được nhắc lại hai lần bộc lộ ý chí quyết tâm cao độ. Thái độ “dứt áo ra đi” không có gì vướng bận, đó là chí khí anh hùng của những con người hành động vì nghĩa lớn. Nỗi đau của sự biệt li được dồn nén lại trong sự lửng lơ của câu thơ. “Li khách” là hình ảnh người ra đi trên con đường nhỏ, tiếng gọi nghe thật tha thiết. 
“Chí nhớn chưa về bàn tay không
… Ba năm mẹ già cũng đừng mong.”
Người ra đi vì “chí nhớn”, đó là thái độ sống hào hiệp, mang lí tưởng của thời đại. Cái “tráng” của hình ảnh li khách, thái độ cương quyết, ý chí sắt đá toát lên từ vẻ đẹp tâm hồn, chí khí hào hùng của người trai thời loạn. Lẩn khuất đâu đó trong ý thơ đã có sự giằng co giữa lí tưởng và tình cảm. Hình ảnh “mẹ già” hiện lên như một sợi dây ràng buộc người li khách. Nhưng tất cả dường như không thể nào kiềm lại được. “Ba năm” là con số ước lệ chỉ thời gian dài, thậm chí là người ra đi sẽ mãi không trở về.
Gia sư dạy tiếng anh tphcm thấy nỗi bi tráng hòa quyện chặt chẽ, tạo nên sức hấp dẫn cho bài thơ. Bởi trong bối cảnh của cuộc chia li, tráng trong sự ca ngợi, hành động dứt khoát của người li khách. 
“Ta biết người buồn chiều hôm trước
… Khuyên nốt em trai dòng lệ sót.”
Người ra đi bề ngoài lạnh lùng nhưng thực chất đầy lưu luyến. “Ta biết” là sự đồng điệu với tâm hồn người li khách, tất cả những tình cảm, dư vị của cuộc sống cũ không thể níu giữ bước chân người ra đi. Cả đoạn thơ dùng nhiều thanh trắc “ta biết”, “nở nốt”, “khuyên nốt” thể hiện sự giằng co đau khổ trong tâm trạng của người ra đi. Nỗi buồn của người ra đi âm thầm chảy từ khổ thơ này sang khổ thơ khác tạo thành một nỗi niềm miên man:
“Ta biết người buồn sáng hôm nay
… Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay.”
tim-gia-su-tai-tphcm-cam-nhan-bai-tho-tong-biet-hanh
“Ta biết” – một lần nữa thấu hiểu nỗi lòng đang trào dâng của người ra đi. Nỗi buồn kéo dài từ “chiều hôm trước” đến “sáng hôm nay”, từ mùa hạ đến thu. “Đôi mắt biếc” của người em gái như một mảnh lực níu kéo người ở lại nhưng vẫn không thể cản được khát vọng của người đi. 
“Người đi? Ừ nhỉ, người đi thực.”
Người tiễn tự đặt ra câu hỏi rồi lại tự trả lời, tự khẳng định điều mình đang nghi hoặc. Người đi tiễn hiểu bạn của mình sâu sắc nhưng vẫn không khỏi ngỡ ngàng trước thái độ cứng rắn ấy. Bao nhiêu điều níu kéo bước chân của người li khách vậy mà vì “chí nhớn”, người đành lòng gạt bỏ đi tất cả.
“Mẹ thà coi như là chiếc lá
… Em thà coi như hơi rượu say.”
Gia sư giỏi tphcm nhận thấy đoạn thơ có nhiều cách hiểu. Đó có thể là lời của li khách, hay là thái độ của người thân. Tưởng như người đi dửng dưng quá, tàn nhẫn quá nhưng thực chất trong lòng lại chất chứa niềm luyến tiếc, xót xa vì chia tay người thân. “Cuộc tiễn đưa diễn ra đầy kịch tính, kịch tính trong tình cảm, trong mâu thuẫn giằng xé giữa chí nhớn và tình riêng. Một cuộc tiễn đưa hàm chứa một cuộc tiễn đưa, hay nói cách khác, hai cuộc tiễn đưa dồn nén, thử thách trong cuộc tiễn đưa. Nhưng cuối cùng chí nhớn đã thắng” (Trần Đình Sử).
“Tống biệt hành” gợi nên chí khí của người con trai hành động vì nghĩa lớn. Giọng thơ trầm hùng, bi tráng đúng với tính chất của thể “hành”. Thâm Tâm đã thành công trong việc khắc họa hình ảnh hào hùng của người trai thời chiến. Giọng thơ vừa bâng khuâng, xót xa nhưng cũng rất rắn rỏi, ngang tàng.
Gia Sư Minh Trí xin cám ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi, để tìm hiểu sâu về các tác giả tác phẩm mời các bạn CLICK vào http://giasuminhtri.vn  rồi tìm kiếm danh mục TÁC GIẢ TÁC PHẨM. Hàng ngày chúng tôi đều cập nhật các bài viết mới của các bạn học sinh giỏi văn trên toàn quốc gửi về mời các bạn theo dõi và đón đọc nhé
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

bài thơ tống biệt hành

nghệ thuật bài thơ tống biệt hành

bình giảng tống biệt hành

soạn bài tống biệt hành

bài thơ tống biệt hành nhắc đến mùa nào

tống biệt hành chữ hán

tống biệt hành nghĩa là gì

lời bài thơ tống biệt hành của thâm tâm

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo