trung tâm gia sư biên hòa

Gia sư tại nhà cảm nhận bài thơ Khuê Oán của Vương Xương Linh

Gia sư tại nhà cho rằng Vương Xương Linh là nhà thơ nổi tiếng thời Thịnh Đường. Nếu người đời suy tôn Vương Duy, Mạnh hạo Nhiên là bậc thầy của phái thơ sơn thủy thì có thể coi Vương Xương Linh là bậc kì tài của áng thơ về biên tái, tống biệt, quân lữ, khuê tình và cung oán… Có nghĩa là những đề tài liên quan đến chiến tranh. Nhiều thi phẩm của Vương Xương Linh được coi là “thần phẩm”, trong đó có “Khuê oán”. Bài thơ viết về nỗi oán phận của người thiếu phụ trong phòng khuê.
“Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu,
Xuân nhật ngưng trang thướng thuý lâu.
Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc,
Hối giao phu tế mịch phong hầu.”
gia-su-su-pham-cam-nhan-bai-tho-khue-oan-cua-vuong-xuong-linh
Gia sư sư phạm nhận thấy bài thơ có tên “Khuê oán” nhưng âm hưởng mở đầu lại không khớp với nhan đề: “Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu.” Sự bất nhất giữa nhan đề và câu mở đầu gây tò mò cho người đọc vì sao người thiếu phụ lại sầu oán. Đến câu thứ hai, thắc mắc ấy vẫn chưa được giải đáp. Một ngày xuân, nàng trang điểm đẹp rồi lên lầu ngắm cảnh. Cuộc sống thật nhàn nhã, bình yên, vậy nàng còn băn khoăn, oán hận điều gì? Nhưng đến câu thơ thứ ba: “Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc” thì ta cảm nhận được nỗi bất an trong lòng nàng. Nhìn màu dương liễu bằng thái độ bất ngờ, như vậy trong lòng nàng quả thật có tâm sự. Câu thơ cuối chỉ rõ nguồn cơn của cảm xúc ấy: “Hối giao phu tế mịch phong hầu”.
Trung tâm tìm gia sư tại tphcm nhận ra rằng bài thơ ngắn chỉ gồm bốn câu thơ mà tâm trạng người khuê phụ chuyển biến đột ngột, có thể chia bài thơ thành hai mạch. Nàng là người thiếu phụ xinh đẹp, “ngây thơ không biết buồn”. Vậy mà bất chợt nhìn thấy màu dương liễu, tâm trạng lại chuyển sang “hối hận”. Màu xanh ấy không phải là màu của tuổi trẻ, của hy vọng hay sao? Ở Trung Quốc, người xưa coi hình ảnh của “cành liễu” hay “màu dương liễu” tượng trưng cho biệt li, người ta thường bẻ một cành dương liễu tặng cho người đi để thể hiện niềm luyến tiếc. Khi nhìn thấy “màu dương liễu”, người khuê phụ hối hận vì đã để chồng ra trận. Lúc này, nàng mới hiểu hết cái giá của sự chia li, bởi rất có thể người chinh phu sẽ một đi không trở lại.
Tuy nói hai câu thơ đầu ta chưa lí giải được tại sai “Khuê oán”, nhưng một cách mơ hồ nào đó, không gian bài thơ dường như cũng hé lộ tâm sự sâu xa trong lòng người khuê phụ . Phải chăng sau khi trang điểm, nàng mới cảm thấy sự trống vắng khi thiếu người nhìn ngắm. Luôn trong lòng nàng, một cách vô thức đã có sự nhớ mong người chinh phu.
Gia sư môn văn tại tphcm thấy không gian trong bài thơ là không gian trên cao. Người khuê phụ lên lầu để nhìn ra xa. Đây là dạng không gian truyền thống trong thơ Đường – “đăng cao viễn vọng”. Lên cao để nhì  ra xa khi trong lòng có tâm sự. Người khuê phụ “bất tri sầu” nhưng lập tức trở thành “hối” khi nhìn thấy màu dương liễu xanh. Nhà thơ không tả quá chi tiết cuộc sống của người khuê phụ, đi sâu vào thế giới nọi tâm của con người. Ông chọn những cảnh có ý nghĩa điển hình nhất để miêu tả trạng thái tâm lí mâu thuẫn, thay đổi của đối tượng. Chỉ bằng một cành dương liễu mảnh mai chứ không phải cảnh đầu rơi máu chảy nơi trận mạc, thi nhân khiến tác phẩm của mình trở thành bản cáo trạng chống chiến tranh tiêu biểu.
gia-su-mon-van-tai-tphcm-cam-nhan-bai-tho-khue-oan-cua-vuong-xuong-linh
Gia sư dạy tiếng anh tphcm thấy rằng người khuê phụ chỉ xuất hiện một mình nơi lầu cao vì chồng nàng đang ra biên ải kiếm ấn phong hầu. Người khuê phụ trang điểm xinh đẹp, tưởng rằng “bất tri sầu” nhưng lại nhìn ra lầu cao đầy hoài vọng. Đó là vì trong lòng nàng đang có tâm sự. Nhìn thấy “màu dương liễu” nàng hối hận vì nhận ra cái giá của sự biệt li của chiến tranh. Chồng nàng có thể kiếm ấn phong hầu nhưng cũng có thể một đi không trở lại: vì chính cái sắc xanh của dương liễu khiến nàng nhớ đến sắc xuân đang phai dần theo ngày tháng của mình. “Khuê oán” trở thành bài thơ chống chiến tranh tiêu biểu chính vì người khuê phụ mang hình ảnh tiêu biểu cho những người chinh phu trong thời đại chiến tranh: một mình lẻ bóng trên lần cao với nỗi niềm ngổn ngang trăn trở.
Gia Sư Minh Trí xin cám ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi, để tìm hiểu sâu về các tác giả tác phẩm mời các bạn CLICK vào http://giasuminhtri.vn  rồi tìm kiếm danh mục TÁC GIẢ TÁC PHẨM. Hàng ngày chúng tôi đều cập nhật các bài viết mới của các bạn học sinh giỏi văn trên toàn quốc gửi về mời các bạn theo dõi và đón đọc nhé
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

bài thơ khuê oán

khuê oán thơ

khuê oán ngữ văn 10

so sánh chinh phụ ngâm và khuê oán

khuê oán chữ hán

khuê oán giáo án

nhà thơ vương xương linh

nỗi oán của người phòng khuê violet

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo