trung tâm gia sư biên hòa

Gia sư tại nhà tphcm cảm nhận thân phận người phụ nữ qua bài thơ Tự Tình

Gia sư tại nhà tphcm thấy rằng thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn là một đề tài được rất nhiều ngòi bút hướng tới, bởi đặt vào giai đoạn xã hội lúc bấy giờ, những người phụ nữ họ không có tiếng nói, họ bị áp bức về cả thể xác lẫn tinh thần. Hiểu cho số phận thương cảm đó, Hồ Xuân Hương – là một người thông minh, xinh đẹp, cá tính, đã lên tiếng để đòi lại quyền lợi cho người phụ nữ nói chung và cho cả chính bản thân bà – một người lận đận trong con đường tình duyên. “Tự tình” (bài 2) là một trong những tác phẩm tiêu biểu của bà, là một trong những lời bộc bạch, tâm tình đầy sâu sắc và đầy giá trị.
gia-su-mon-van-tai-tphcm-cam-nhan-than-phan-nguoi-phu-nu-qua-bai-tho-tu-tinh
Bài thơ là bài hai trong chùm ba bài thơ Tự tình, là tiếng nói thương cảm với số phận của chính mình, của những người phụ nữ mang số phận lận đận, éo le. Bằng thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật, Hồ Xuân Hương như đã gửi gắm tâm tình với người đọc một cách rất chân thành và đầy mãnh liệt.
Trung tâm tìm gia sư ở tphcm thấy mở đầu bài thơ là hình ảnh người phụ nữ trong đêm khuya vắng lặng:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non
Thời gian được nhấn mạnh là vào lúc “đêm khuya”, đây là khoảng thời gian con người dễ chìm vào những cung bậc cảm xúc khác nhau. Đặc biệt, tác giả còn nhấn mạnh không gian của bức tranh này là “nước non”. Một khoảng không gian rộng lớn bao la, còn nhân vật trữ tình lại nhỏ bé, lại cô đơn. Điểm cho bức tranh này đó là âm thanh từ đằng xa vọng lại “văng vẳng”, đó là âm thanh của tiếng trống canh, nhưng không phải là từng tiếng trống bình thường, mà nhân vật trữ tình lại nghe tiếng trống đang dồn dập từ đằng xa vọng lại. Đó có phải thực sự là âm thanh của tiếng trống, hay là âm thanh của tiếng lòng nhân vật trữ tình khi mà tâm trang đang rối bời, đang trơ trọi. Sự trơ trọi ấy chính là sự trơ ra, phô bày ra. Nhưng là cái gì trơ ra? Câu thơ như nhấn vào sự chua xót của thân phận người phụ nữ lúc bấy giờ, trong khi “hồng nhan” là nói về vẻ đẹp của người phụ nữ, đáng ra vẻ đẹp ấy phải được nâng niu, trân trọng. Nhưng không, từ “cái” đã làm cho “hồng nhan” bị vùi dập, bị mỉa mai  đến chua xót. Chính sự tài tình trong việc đảo ngữ, đưa từ “trơ” lên đầu câu kết hợp với nhịp thơ 1/3/3 đã nhấn mạnh sự bẽ bàng, cô đơn tủi hổ của nhân vật trữ tình.
gia-su-tai-nha-tphcm-cam-nhan-than-phan-nguoi-phu-nu-qua-bai-tho-tu-tinh
Trung tâm dạy kèm tại nhà tphcm thấy rằng mỗi khi buồn, chúng ta luôn cố gắng tìm cách để làm tan cái buồn đó. Nhân vật trữ tình cũng vậy:
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn
Rượu là thứ khiến người ta say, mà khi say thì có lẽ sẽ không nhớ tới cái hiện thực phũ phàng nữa. Nhưng lạ thay, nhân vật trữ tình uống rượu, nhưng “hương đưa say lại tỉnh”, càng uống lại càng tỉnh, phải chăng chính cái hiện thực quá tàn nhẫn của xã hội phong kiến mà rượu cũng chẳng thể khiến họ say được. Và đương nhiên, càng tỉnh lại càng thêm thấm thía nỗi đau của số phận, của cuộc đời. Rượu không thể khiến họ quên đi cái đau, ngay lập tức nhân vật trữ tình tìm đến trăng. Từ xưa đên nay, trăng luôn là biểu tượng của cái đẹp, của những ước mơ và khát vọng. Nhưng trăng xuất hiện trong bài thơ này như là một người bạn tâm giao với nhân vật trữ tình. Người bạn này khiến nhân vật trữ tình lại càng đau xót hơn, bằng cách nói ẩn dụ, hình ảnh vầng trăng đã bóng xế nhưng lại khuyết chưa tròn. Hình ảnh này có sự đồng cảm với số phận của nhân vật trữ tình, tuổi thanh xuân của người con gái đã qua đi nhưng tình duyên vẫn còn lận đận. 
Gia sư uy tín tphcm thấy nhân vật trữ tình đã tìm cách để vùng lên, để vượt qua số phận của mình:
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn
Đến hai câu thơ này, người đọc thấy rõ không còn sự buồn bã, sự thất vọng đến đau xót nữa. Giọng điệu của hai câu thơ này khiến chúng ta cũng phải sôi sục theo khi tác giả sử dụng những động từ mạnh như “xiên ngang”, “đâm toạc” cùng với biện pháp đảo ngữ để nhấn mạnh hành động của nhân vật trữ tình. Rêu thì làm sao có thể cứng cáp dể xiên ngang được mặt đất. Vài hòn đá cỏn con thì không thể đâm toạc được chân mây. Cách nói này đã tạo lên một bức tranh thiên nhiên đầy mãnh liệt, đầy sức sống và ẩn đằng sau đó là tâm trạng đầy phẫn uất của nhân vật trữ tình khi quyết phản kháng lại số phận. Có lẽ chính những câu thơ này mà phần nào mọi người thường hay đánh giá Hồ Xuân Hương là một người phụ nữ đầy cá tính và mạnh mẽ, không chịu khuất phục trước số phận.
Nhưng dù có mạnh mẽ, dù có quyết liệt bao nhiêu đi nữa thì cái hiện thực xã hội đầy bất công lại làm cho nhân vật trữ tình thức tỉnh. Người phụ nữ đó có thể chống lại xã hội, có thể chống lại số phận nhưng lại không thể nào chống lại cái quy luật  bất biến của thời gian: 
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con
tim-gia-su-o-tphcm-cam-nhan-than-phan-nguoi-phu-nu-qua-bai-tho-tu-tinh
Trung tâm gia sư uy tín tphcm thấy rằng trong thơ văn mấy ai lại dùng từ “ngán”, ngán là ngán ngẩm, là chán chường. Vậy nhân vật trữ tình ngán gì ? Đó chính là thời gian, là tuổi xuân. Có lẽ đây không chỉ là cái ngán của nhân vật trữ tình mà hầu hết tác cả phụ nữ đều lo sợ cho cái tuổi xuân của mình. Rõ ràng chúng ta đều biết cái quy luật tuần hoàn của thời gian, của mùa xuân. Xuân đi rồi xuân lại quay trở lại với con người. Nhưng, tuổi xuân của người con gái thì một đi không trở lại. Điều này chúng ta có thể bắt gặp trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu :
Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Sự ý thức về quy luật của thời gian khiến nhân vật trữ tình chẳng còn muốn mạnh mẽ, vùng lên nữa khi mọi thứ đều chống đối lại. Tuổi xuân không thể níu giữ, đã vậy còn ngao ngán, còn chán chường hơn khi mà “mảnh tình” đã ít, đã mỏng manh lại còn phải “san sẻ” thành “tí con con”. Chính những hủ tục của xã hội phong kiến về “trọng nam khinh nữ”, khi mà một người chồng có thể lấy nhiều vợ đã vô tình làm cho người phụ nữ bị mất quyền hạnh phúc, chỉ còn lại sự xót xa tột cùng.
Gia sư uy tín ở tphcm thấy bằng việc sử dụng những hình ảnh gợi cảm, ngôn ngữ bình dị và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Tác giả đã bày tỏ thân phận của người phụ nữ với những cung bậc cảm xúc, đặc biệt là khát vọng có được hạnh phúc, khát vọng sống mãnh liệt. Chính vì vậy, Hồ Xuân Hương đã “chạm” đến sự rung cảm của người đọc dành cho thân phận của người phụ nữ, họ thật đáng trân trọng và ngợi ca.
CLICK xem thêm: http://giasuminhtri.vn
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

cảm nhận thân phận người phụ nữ qua bài tự tình

cảm nhận về hình ảnh người phụ nữ trong bài thơ tự tình và thương vợ

hình ảnh người phụ nữ việt nam qua bài thơ tự tình và thương vợ

hình ảnh người phụ nữ trong bài tự tình 2 và thương vợ

hình ảnh người phụ nữ việt nam qua bài thơ tự tình 2

hình tượng người phụ nữ qua 2 bài thơ tự tình và thương vợ

cảm nhận của em về thân phận người phụ nữ trong bài thơ tự tình 2

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo