trung tâm gia sư biên hòa

Gia sư tphcm cảm nhận bài ca dao Cưới Nàng Anh Toan Dẫn Voi

Gia sư tphcm nhận thấy rằng bên cạnh những câu hát về tình yêu chân thành, đằm thắm, trong kho tàng ca dao Việt Nam cũng không hiếm  những bài ca mang sắc thái hóm hỉnh, vui nhộn. Có phải vì cuộc sống thường ngày vốn nhiều vất vả, lo toan mà những người bình dân tìm kiếm niềm vui trong câu hát. Đến cả trong việc cưới xin, vốn là việc trọng đại của đời người, họ vẫn có thể hồn nhiên mà trêu đùa nhau. Trong bài ca dao “Cưới nàng anh toan dẫn voi…” chàng trai và cô gái là hai người như thế. Họ hồn nhiên yêu thương nhau, vượt lên cả vật chất. Bài ca vừa mang lại tiếng cười khi nghe họ đối đáp về lễ vật thách cười, vừa là ấm áp của tình người, tình yêu.
“Cưới nàng anh toan dẫn voi
… Để cho con lợn, con gà nó ăn…”
gia-su-tieng-anh-tai-nha-tphcm-cam-nhan-bai-ca-dao-cuoi-nang-anh-toan-dan-voi
Theo gia sư luyện thi đại học tphcm,cưới hỏi là một trong những nghi lễ quan trọng của người Việt. Đó không chỉ là phong tục mà còn là minh chứng cho tình yêu đôi lứa, nên lễ cưới thường rất thiêng liêng, trang trọng, thông báo tin vui với bà con làng xóm bằng tiệc. Nhà trai cũng phải chuẩn bị lễ cưới chu đáo để chứng tỏ được tầm lòng đối với nhà gái. Thế nhưng, trong bài ca dao, nhà trai đã dẫn rất nhiều lí do để hợp lí hóa lễ vật của mình. Lễ vật dẫn cưới của chàng trai rất đặc biệt. Lúc đầu, chàng định dẫn những con thú quý giá: “dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò”. Cách nói phúng dụ, liệt kê những lễ vật quý giá để xứng đáng với cô gái, thể hiện được tình cảm chân thành. Ngay sau những hình ảnh liệt kê, chàng trai đã phủ định bằng động từ “toan”, nghĩa là không thể thực hiện được bởi những lí do khách quan: “quốc cấm, máu hàn, co gân”. Rõ ràng, chàng trai hoàn toàn có cơ sở chuẩn bị những lễ vật ấy, nhưng không thể thực hiện được do điều kiện khách quan và lo nghĩ cho gia đình cô gái. Cuối cùng, anh chàng đã chọn một lễ vật đối lập với tất cả những hình ảnh trên – “con chuột béo” với lí do “miễn là có thú bốn chân”. Tiếng cười bật ra trong hình ảnh dí dỏm mà chàng trai dùng làm lễ vật cho ngày đại hỉ quan trọng. Trong ca dao, người con trai thường hay ướm hỏi bằng lễ vật, nhưng đều là những thứ giá trị: “Giúp cho đôi chiếu em nằm/ Đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo/ Giúp em quan chin tiền cheo/ Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau.” Chẳng có ai chỉ dẫn cưới bằng con chuột cả! Chàng trai là người lạc quan, hóm hỉnh, cưới vợ bằng tấm lòng chân thành chứ không màng đến vật chất.
gia-su-tphcm-cam-nhan-bai-ca-dao-cuoi-nang-anh-toan-dan-voi
Trung tâm dạy kèm tiếng anh tại nhà tphcm thấy lời đáp lại của cô gái cũng thật tài tình. Cô không tỏ ra ngạc nhiên mà còn thông cảm với hoàn cảnh của chàng trai – “Chàng dẫn thế em lấy làm sang/ Nỡ nào em lại phá ngang như là.” Cô gái thể hiện một ý khiêm tốn, ý nhị, biết rằng lời gạn hỏi của chàng trai là thật lòng nhưng lễ vật không đủ trang trọng, cô vẫn quý tấm lòng của chàng. Nàng còn tự tin thách cưới ngược lại bằng “một nhà khoai lang”. Đó là lời thách cưới xưa nay chưa từng có. Có thể, cô gái hiểu được hoàn cảnh của chàng trai vốn nghèo, không thể lo được những lễ vật như lợn gà nên cô đã thách cưới khoai lang – món ăn dân dã, bình dị. Thế nhưng, số lượng cũng rất đáng kể, không phải một gánh, một giỏ mà là  một “nhà” thể hiện khát vọng mùa màng bội thu. Cô gái chia lễ vật thách cưới theo những mức độ cụ thể: “củ to – mời làng, củ nhỏ - họ hàng ăn chơi, củ mẻ - cho trẻ giữ nhà, củ rím, củ hà – nuôi súc vật”. Qua lời thách cưới của cô gái, ta nhận ra là nàng là người đảm đang, tháo vát, nặng tình nghĩa với họ hàng, làng xóm. Cô gái vừa thông cảm với hoàn cảnh của chàng trai, lại vừa khiến cho họ hàng, làng xã ủng hộ tình cảm của mình. Hôn nhân tuy là chuyện của cá nhân nhưng cô gái vẫn biết cân bằng nó trong mối quan hệ cộng đồng.
Gia sư tiếng anh tại nhà tphcm nhận thấy bài ca dao “Cưới nàng anh toan dẫn voi” vừa mang sắc thái hài hước trong lời thách cưới của chàng trai và cô gái vừa khiến người đọc cảm thấy trân trọng tình yêu trong sáng, bình dị, không màng vật chất của người xưa. Bài ca dao là tiếng cười thể hiện thái độ lạc quan và khát vọng hạnh phúc của người lao động trong cảnh nghèo khó. Đồng thời, nó thể hiện triết lí nhân sinh của dân gian: tình nghĩa luôn đặt cao hơn vật chất.
CLICK xem thêm: http://giasuminhtri.vn
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

bài ca dao cưới nàng anh toan dẫn voi

các câu ca dao dẫn cưới

ca dao hài hước về thách cưới

dàn ý bài cưới nàng anh toan dẫn voi

cảm nhận về bài thơ thách cưới

nghị luận ca dao hài hước

cảm nghĩ về ca dao hài hước

tiếng cười trong ca dao hài hước

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo