trung tâm gia sư biên hòa

Gia sư uy tín ở tphcm cảm nhận bài thơ Lưu Biệt Khi Xuất Dương

Gia sư uy tín ở tphcm nhận thấy “Lưu biệt khi xuất dương” không chỉ là bài thơ hay mà còn là cột mốc quan trọng đánh dấu cuộc đời hoạt động cứu nước sôi nổi của nhà thơ, nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu. Bài thơ được ứng khẩu trong hoàn cảnh tác giả tạm biệt bạn bè, đồng chí để lên đường. “Lưu biệt khi xuất dương” là bài ca hào sảng và hùng tráng về chí nam nhi của nhân vật trữ tình mang vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng.
Bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” là giờ phút con hổ được về rừng, con cá kình được ra bể khơi, con đại bàng tung cánh, dù phía trước biết bao khó khăn nhưng chúng vẫn được hạnh phúc thỏa sức vẫy vùng. Sau một thời gian hoạt động cách mạng tại quê nhà, các phong trào ông khởi xướng chưa thực sự mang lại hiệu quả, Phan Bội Châu lên đường ra nước ngoài để tìm ra con đường đưa Việt Nam đến độc lập. Năm 1905, ông giã biệt bạn bè sang Nhật cầu giúp đỡ. “Lưu biệt khi xuất dương” thể hiện rõ ý chí, quyết tâm của ông trước khi lên đường.
“Làm trai há phải lạ trên trời đất
Há để càn khôn tự chuyển dời.”
gia-su-uy-tin-tai-tphcm-cam-nhan-bai-tho-luu-biet-khi-xuat-duong
Trung tâm tìm gia sư tại nhà tphcm nhận ra câu thơ thể hiện quan niệm về chí làm trai của Phan Bội Châu, làm trai trước hết phải lo sự nghiệp anh hùng. Ta bắt gặp ý thơ này trong “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão: “Nam nhi vị liễu công danh trái” hay nỗi niềm của Nguyễn Công Trứ: “Chí làm trai Nam Bắc Đông Tây/ Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn biển.” Quan niệm của cụ Phan giống với các nhà nho thuở xưa, đáng nam nhi phải ra sức làm điều lớn lao, mong điều kì lạ. Nhưng câu thơ thứ hai có sự phát triển trong lí tưởng. Con người đặt ngang tầm với cần khôn. Càn khôn xoay vần thì cớ gì con người không thể điều khiển được càn khôn. Người xưa nói: “Mưu sự tại nhân/ Thành sự tại thiên” (Mưu việc do con người, nhưng thành công bởi ý trời). Phan Bội Châu không đề cập đến chuyện thành bại nhưng ý muốn xoay chuyển càn khôn thì thật ngang tàng, có phần tự tin và lạc quan. Thoát khỏi tư tưởng thiên mệnh là bước đầu để người chiến sĩ cách mạng thực hiện chí nam nhi của mình. 
“Trong khoảng trăm năm năm cần có tớ
Sau này muôn thuở há không ai?”
Trung tâm tìm gia sư giỏi tphcm nhận thấy Hào kiệt xưa kém thua càn khôn nhưng với người cùng thời thường tự xem mình là xuất chúng, không chịu ở trong đám đông tầm thường. Với Phan Bội Châu, ông không suy nghĩ như vậy. Ông đánh giá cao cá nhân anh hùng, nhưng cũng không coi cá nhân ấy là duy nhất. Tác giả đặt bản thân mình ngang bằng với những người khác. Câu nghi vấn: “Sau này muôn thuở há không ai?” thể hiện thái độ khiêm nhường của tác giả. Bản thân Phan Bội Châu là một nhà nho, nhưng không vì thế mà ông giữ sự cố hữu của nhà nho, trái lại ông là con người thực tiễn, hăm hở với trào lưu đổi mới. Sự đổi mới trong nhận thức được thể hiện trong hai câu thơ:
“Non sông đã chết sống thêm nhục
Hiền thánh còn đâu học cũng hoài.”
Nhà thơ đặt số phận của đất nước bên cạnh số phận của mỗi cá nhân. Tư tưởng tiến bộ như vậy đến thời cụ Phan mới được phát biểu. Nước mất đồng nghĩa với người anh hùng chịu nhục. Nhục thì phải đứng lên rửa nhục, làm được điều đó thì mới xứng đáng là anh hùng. Việc học cũng được nhà thơ quan niệm lại, đạo thánh hiền đã lụi tàn, không thể giúp con người tìm được tự do trong cảnh nước mất nhà tan.
Từ sự biến đổi trong nhân thức dẫn đến sự thay đổi của hành động:
“Muốn vượt biển Đông theo cánh gió
Muôn trùng sóng bạc biển ra khơi.”
tim-gia-su-tai-nha-tphcm-cam-nhan-bai-tho-luu-biet-khi-xuat-duong
Gió dài (trường phong), sóng bạc (bạch lãng) thách thức con người đến được với lí tưởng. Người hào kiệt không sợ sóng gió mà còn xem đó là người bạn đường, là đối tượng để rèn giũa tài năng. Hai câu thơ cuối thể hiện ý chí mạnh mẽ của Phan Bội Châu, mong muốn được ra đi bất chấp khó khăn, gian khổ. Câu thơ mang cảm giác bừng bừng tráng khí, không mang một chút lo âu nào. Nhiệt huyết cứu nước đã lấn át tất cả. Vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng của nhân vật trữ tình thể hiệ rõ nét trong hình ảnh kì vĩ, tráng lệ của thiên nhiên. Nó thể hiện khát vọng tự do của bậc chí sĩ yêu nước lúc bấy giờ.
Gia sư uy tín tại tphcm cho rằng trong bối cảnh đất nước “Vua là tượng gỗ, dân là thân trâu”, sự xuất hiện của Phan Bội Châu với sứ mệnh gánh vác sơn hà đã thổi vào lịch sử văn học Việt Nam một luồng sinh khí hào hùng chưa từng có. Qua vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng của nhân vật trữ tình trong “Lưu biệt khi xuất dương”, Phan Bội Châu đề cao vẻ đẹp ý chí của đấng nam nhi, lí tưởng cao đẹp của nhà nho chân chính với lí tưởng cách mạng.
Gia Sư Minh Trí xin cám ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi, để tìm hiểu sâu về các tác giả tác phẩm mời các bạn CLICK vào http://giasuminhtri.vn  rồi tìm kiếm danh mục TÁC GIẢ TÁC PHẨM. Hàng ngày chúng tôi đều cập nhật các bài viết mới của các bạn học sinh giỏi văn trên toàn quốc gửi về mời các bạn theo dõi và đón đọc nhé
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

cảm nhận bài thơ lưu biệt khi xuất dương

nhận xét về xuất dương lưu biệt

ý nghĩa nhan đề lưu biệt khi xuất dương

dàn ý cảm nhận về bài thơ lưu biệt khi xuất dương

cảm nhận của e về bài xuất dương lưu biệt

cảm nhận bài thơ lưu biệt khi xuất dương lớp 11

ý nghĩa bài thơ lưu biệt khi xuất dương

cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật trữ tình trong bài thơ lưu biệt khi xuất dương

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo