trung tâm gia sư biên hòa

hb menu Nội dung

Những trung tâm gia sư uy tín ở tphcm cảm nhận về bài thơ ngắm trăng hay nhất

Những trung tâm gia sư uy tín ở tphcm nhận ra Trăng từ lâu đã trở thành người bạn tri âm với nhà thơ. Trăng mang nỗi niềm nhớ cố hương vào thơ của Lí Bạch. Trăng mang niềm thương cảm Nho sĩ nghèo trong thơ Đỗ Phủ. Và trăng trong thơ Hồ Chí Minh là sự hòa quyện giữa chất thép và chất thơ. Ánh trăng muôn đời chỉ có một thế nhưng đi vào thế giới thi ca lại hiện lên muôn nghìn hình thái. Bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh thể hiện ánh trăng tri kỉ, ánh trăng bầu bạn cùng con người trong những ngày gian lao làm cách mạng.
Ngắm trăng trích trong tập thơ Nhật kí trong tù. Bài thơ được sáng tác khi Bác Hồ bị giam vào nhà ngục Tĩnh Tây do bị chính quyền Trung Quốc nghi là gián điệp. Cuộc sống trong tù thiếu thốn, khốn khổ. Cách mạng Việt Nam lại vào thời kì sục sôi nhất, căng thẳng nhất. Trong lòng Bác hẳn nhiều bộn bề, lo toan. Trong hoàn cảnh ấy, nơi ngục tù tối tăm lại ánh lên một vầng trăng dịu nhẹ. Ấy là vầng trăng suy tư, vầng trăng của tâm hồn người chiến sĩ hòa quyện cùng tâm hồn thi nhân.
“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà”
(Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ)
nhung-trung-tam-gia-su-uy-tin-o-tphcm-cam-nhan-bai-tho-ngam-trang
Trung tâm gia sư tphcm thấy hoàn cảnh là giam cầm, trói buộc, kìm hãm con người. Nhưng sức sống vẫn vô hạn, vẫn rạo rực, dồi dào chỉ trực biến thành hành động. Con người có bản lĩnh không bao giờ đầu hàng trước số phận. Bút pháp đường thi nói “không” để chỉ “có” là cách thể hiện bản lĩnh của nhân vật trữ tình. “Không rượu”, “không hoa” – không có cảnh đẹp, chất liệu để làm thơ – nhưng một bài thơ về trăng vẫn ra đời. Bởi tiếng thơ đâu phải chỉ từ ngoại cảnh, mà xuất phát từ trong tâm hồn con người. Cái ung dung của người tù thể hiện trong việc ngắm trăng trong cảnh tù. Thường để làm thơ, thi nhân xưa phải chuẩn bị hoa, rượu, bạn hữu. Không khí ấy phàm tục đến khô khốc, chẳng chút thuận lợi nào chứ nói gì đến thanh tao.
Gia sư tphcm thấy bài thơ bắt đầu bằng nhiều cái “không”. Trong cái không ấy ngụ ý cái “có” – tấm lòng con người rung cảm trước thiên nhiên. Câu thơ thứ hai một tiếng thốt ngỡ ngàng như phát hiện ra một cảnh tuyệt sắc. Không có rượu và hoa thì ánh trăng cũng không hề tiêu bớt đi vẻ đẹp. Ngược lại nó càng khiến ánh trăng thêm sáng tỏ, chiếu soi vào tận nơi của nhà thơ. Câu thơ ấm ủ sự tình tứ, rạo rực, muốn yêu thương, chan hòa, thưởng thức ánh trăng. Xưa kia thi nhân đối diện với ánh trăng như gặp người tri kỉ: “Cửu bôi yêu minh nguyệt/ Đối ảnh thành tam nhân.” (Lí Bạch). Nhân vật trữ tình trong Ngắm trăng lại chỉ lặng lẽ; ánh trăng cũng lặng lẽ. 
Cảnh thưởng trăng thu lại trong một hành động không hơi không tiếng, người thưởng trăng qua khung cửa sổ và trăng từ khe cửa nhìn nhà thơ:
“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tong song kích khan thi gia.
(Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm cửa sổ ngắm nhà thơ.)
Gia sư luyện thi đại học tphcm nhận thấy nếu phân tích theo nguyên tác của bài thơ, “hướng” và “tòng” vẫn thể hiện sự im lặng. Còn “khán” là cử động của đôi mắt, không dùng một cử chỉ cơ thể nào khác. Cái nhìn ấy chứa đựng sự giao cảm với cái đẹp của thiên nhiên. Cái nhìn của tâm hồn lắng đọng bao nhiêu âu lo để trở nên thuần khiết, trong sáng, hướng hoàn toàn vào nghệ thuật. Chính vì thế, người tù đã trở thành thi nhân. Lao ngục đã không còn hiện diện, mở đầu bài thơ là “ngục” nhưng kết thúc bài thơ lại là hình ảnh một con người tự do, bình thản thưởng thức ánh trăng. Những thứ xấu xa, dơ bẩn đã bị gạt bỏ hết thảy, chỉ còn lại là trái tim biết rung cảm với thiên nhiên.
trung-tam-gia-su-tphcm-cam-nhan-bai-tho-ngam-trang
Gia sư tiếng anh tại nhà tphcm thấy câu thơ sóng đôi hai hình ảnh “song nhân” và “nguyệt”, “song tiền” với “song kích”, “minh nguyệt” và “thi gia” cùng hòa tan trong một cái nhìn. Câu thơ đăng đối nhịp nhàng cả về thanh điệu lẫn hình ảnh. Trăng xứng với người, người thấu hiểu trăng. Tâm hồn người nhờ trăng mà càng sáng, trăng nhờ người mới trở thành thơ và bất tử với thời gian. Và bên nhau, trăng sáng đượm chất thơ và tâm hồn người cũng ngập tràn ánh trăng. Hai mà một, hòa quyện cùng nhau trong cái nhìn lặng lẽ.
Xưa nay, nói về trăng có biết bao nhiêu lời thơ đẹp. Ánh trăng của Bác Hồ lại chứa đựng vẻ đẹp ung dung, bản lĩnh bất khuất. Dù trong hoàn cảnh gong xiềng, ngục tù, người vẫn dành tấm lòng để thưởng thức và trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên. Nếu trăng tượng trưng cho những gì tốt đẹp, mơ ước lãng mạn thì ngục tù là bao khổ đau, trói buộc. Trong tù mà ngắm được trăng, đang trong cơn bĩ cực mà vẫn thấy được ánh sáng của niềm tin. Đó là phong thái của người chiến sĩ hòa quyện cùng tâm hồn của thi nhân tạo nên một chất thép lãng mạn, một nhân sinh quan tích cực trong thơ Bác.
CLICK xem thêm: http://giasuminhtri.vn

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo