trung tâm gia sư biên hòa

Thế giới Kinh Bắc trong bài thơ Bên kia sông Đuống

Gia sư dạy tiếng anh tphcm nhận thấy ai đã một lần về với Kinh Bắc, một lần đến với Đông Hồ làng tranh…và ai một lần đắm chìm trong âm hưởng ngọt ngào tha thiết của dân ca quan họ Bắc Ninh thì khi ấy mới hiểu được vì sao Hoàng Cầm nặng lòng cùng quê nhà. Bởi dòng dân ca quê hương truyền thống đã chở nặng những nét đẹp dân gian, những nét đẹp văn háo ngàn đời đi vào tâm hồn nhà thơ ngay từ những ngày nhỏ dại. Nặng tình cùng Kinh Bắc nên vào đêm tháng 4 năm 1948, khi nghe tin giặc tàn phá quê hương, những đợt sóng lòng cuồn cuộn dâng trào từ trái tim nhà thơ, tràn qua thi phẩm “Bên kia sông Đuống” – một dấu ấn trong hồn thơ Hoàng Cầm – một bức tranh Kinh Bắc.
“Người ta nói có một thế giới Kinh Bắc với truyền thống văn hóa nghệ thuật lâu đời, với một vẻ đẹp cổ kính trong thơ Hoàng Cẩm”. Phải chăng, người ta có thể cảm nhận sâu sắc về Kinh Bắc dưới ngòi bút thơ Hoàng Cầm qua nền sông Đuống:
“Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì.”
gia-su-gioi-tphcm-chia-se-bai-tho-ben-kia-song-duong
Đã có biết bao dòng sông từng chảy tràn vào thi ca. Khác với những dòng sông đời thường – chỉ một dòng tuôn chảy – những con sông trong thơ cũng đến từ đời thực nhưng qua tâm hồn thi sĩ, bước vào trang thơ và hóa thành sinh thể có hồn, có cảm xúc. Thì khi ấy, sông mới hiểu lòng người, sông mới hiểu sự đời, không còn thản nhiên trôi chảy. Sông Đuống dưới ngòi bút của Hoàng Cầm đã hóa thành bất tử trong văn chương nghệ thuật.
Gia sư giỏi tphcm thấy Sông Đuống có hồn và điệu hồn ấy toát lên từ dáng “nghiêng nghiêng”. Mạch thơ ào ạt tuôn chảy trên trang giấy trong đêm khuya Việt Bắc những ngày kháng chiến trường kì, trào dâng cảm xúc sâu lắng. Hoàng Cầm chỉ nghĩ dùng từ láy “nghiêng nghiêng” để diễn tả dáng sông Đuống, tạo nên sự không phẳng lặng, bình thường như bao con sông khác. Dáng sông như ôm trọn nỗi niềm, thao thức của con người về quê hương Kinh Bắc. “Nằm nghiêng nghiêng” sông Đuống in bóng cuộc đời, chảy vào trang thơ giữa hai bờ thực và ảo. Sông Đuống chảy suốt thi phẩm, mang theo cả những hình ảnh, đường nét cổ kính của quê hương Kinh Bắc.
“Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp.”
Kinh Bắc là vùng đất của nỗi nhớ niềm thương trong tâm hồn tác giả. Bằng những nét bút đời thực, hài hòa trong nỗi nhớ và tình yêu, Hoàng Cầm đã phác họa một bức tranh Kinh Bắc thanh bình, sống động. Quả thực, người ta có thể cảm nhận được nét trù phú, ấm no của vùng đồng bằng Kinh Bắc ngay từ câu “Quê hương ta lúa nếp thơm nồng”. Vị nồng đượm của lúa làm toát lên nét yên bình, ấm no nơi làng quê. 
Gia sư tại nhà tphcm cho rằng nhà thơ tìm lại nét đặc trưng của văn hóa dân gian truyền thống. Không chỉ đơn thuần là nghệ thuật hội họa Đông Hồ mà còn là những bức tranh cuộc sống đời thường hiện thực in trên giấy điệp. Cuộc sống lao động  khắc họa đậm nét dưới góc nhìn của người nghệ sĩ dân gian. Bức tranh gà, lợn mang màu sắc vui tươi mang trong mình ước mơ và tình cảm của người lao động mong cuộc sống bình yên, sum vầy.
gia-su-day-tieng-anh-tphcm-chia-se-bai-tho-ben-kia-song-duong
Những đường nét gợi tả thế giới Kinh Bắc “sáng bừng” trong màu sắc đặc biệt: “màu dân tộc”. “Màu dân tộc” làm cho bức tranh của Hoàng Cầm mang nét đặc sắc riêng, đó là tổng hòa của muôn màu sắc cuộc sống Việt Nam. Màu sắc ấy đậm chất truyền thống với đời sống tinh thần phong phú: “những hội hè đình đám” diễn ra ở những nơi “trên núi Thiên Thai”, “trong chùa Tháp Bút”, “giữa huyện Lang Tài”. Những trạng từ “trên”, “trong”, “giữa” cùng những địa danh khác nhau tạo nên sự vận động chớp nhoáng, cuộc sống tưng bừng, rộn rã của lễ hội truyền thống dân gian. Bức tranh Kinh Bắc được cảm nhận dưới nhiều góc độ khiến tâm hồn ta cùng hòa điệu với thi sĩ để cảm nhận riêng về vùng quê trong trái tim mỗi người.
Từ dòng chảy của sông Đuống, quê hương Kinh Bắc bước vào thơ của Hoàng Cầm với những cảm nhận riêng. Bức tranh ấy đẹp lung linh với nét văn hóa truyền thống cổ kính làm bừng sáng thi phẩm “Bên kia sông Đuống”. Từ tình yêu và nỗi nhớ, Hoàng Cầm đã đưa độc giả đến Kinh Bắc bằng một điệu hồn đồng điệu. Bức tranh ấy mãi tỏa sáng trong lòng người yêu quê hương, đất nước và truyền thống văn hóa.
Gia Sư Minh Trí xin cám ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi, để tìm hiểu sâu về các tác giả tác phẩm mời các bạn CLICK vào http://giasuminhtri.vn rồi tìm kiếm danh mục TÁC GIẢ TÁC PHẨM. Hàng ngày chúng tôi đều cập nhật các bài viết mới của các bạn học sinh giỏi văn trên toàn quốc gửi về mời các bạn theo dõi và đón đọc nhé
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

bài thơ Bên kia sông Đuống

bài thơ bên kia sông đuống thuộc thể thơ gì

hoàn cảnh ra đời bài thơ bên kia sông đuống

đọc hiểu ai về bên kia sông đuống

đề đọc hiểu về bài bên kia sông đuống

ngâm thơ bên kia sông đuống

bên kia sông đuống ngữ văn 12

bài hát bên kia sông đuống

bên kia sông đuống quê hương ta lúa nếp thơm nồng

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo