trung tâm gia sư biên hòa

Trung tâm gia sư quận 10 nêu cảm nhận hai khổ thơ đầu Tràng giang

Trung tâm gia sư quận 10 nhận thấy viết về thiên nhiên vũ trụ là đặc điểm phong cách thơ Huy Cận. Trước Cách mạng tháng Tám, thiên nhiên trong thơ Huy Cận thấm đượm nỗi buồn – nỗi buồn tiêu biểu cho thế hệ Thơ Mới. Hai khổ thơ đầu bài thơ Tràng giang thể hiện cái tôi trữ tình miên man của nhà thơ trước cảnh trời rộng sông dài. Qua đó, tác giả thể hiện tình yêu quê hương đất nước thầm kín, nỗi bơ vơ, cô đơn của con người ngay giữa quê hương mình.
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
… Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.”
Bài thơ Tràng giang được viết vào mùa thu năm 1939, khi nước nhà còn chìm trong sự chiếm đóng của thực dân Pháp. Tâm trạng của thi hân là cảm giác lạc loài của người trí thức mất nước ngay trên đất Mẹ. Theo ý Aragong: nhà thơ đang sống giữa quê hương mà cảm giác như người khác lạ. Tâm thế ấy chi phối cảm hứng chủ đạo của bài thơ, tạo thành khuynh hướng thẩm mỹ: cái tôi buồn, cô đơn trước vũ trụ. Cái tôi ý thức trước thời gian, không gian, muốn chiếm lĩnh vũ trụ. Bài thơ viết về đề tài thiên nhiên nhưng chỉ mượn cảnh để giãi bày tâm sự. Bài thơ mang phong cách cổ điện nhưng vẫn đậm chất hiện đại vì cái tôi tràn đầy cảm xúc, khác với cái tôi siêu cá thể trong thơ trung đại: “Một chiếc linh hồn nhỏ/Mang mang thiên cổ sầu.”
trung-tam-gia-su-quan-tan-phu-neu-cam-nhan-hai-kho-tho-dau-bai-trang-giang
Trung tâm gia sư quận 12 thấy rằng mở đầu bài thơ là cảnh sông dài bát ngát, sóng nước hay chính là sóng lòng vỗ vào tâm hồn hắt hiu. Con sóng từ sâu thẳm trong tâm hồn và từ muôn kiếp trào lên buồn điệp điệp. Cái tôi trữ tình bộc lộ nhịp cảm thông cùng vũ trụ, hình ảnh sông bát ngát cũng là nỗi buồn mênh mông. Con thuyền xuôi dòng có thể là hình ảnh thực, nhưng cũng có thể là trong tâm tưởng, ẩn dụ cho cuộc đời trôi nổi: “Đời em ôm chiếc thuyền nan xuôi dòng” (Tố Hữu). Còn thuyền không có gì bám víu với dòng nước trở thành định mệnh nghiệt ngã như kiếp người nổi trôi. Đó là nỗi buồn gói kín tâm tư thành mối sầu vạn cổ - “sầu trăm ngả”. Nỗi buồn càng tăng cấp mở ra chiều rộng mênh mông. Nếu Xuân Diệu luôn ám ảnh thời gian thì Huy Cận luôn khắc khoải trong không gian rợn ngợp, đong đầy thương nhớ. Cành củi khô xuất hiện mang ý nghĩa bổ sung cho con thuyền, rõ hơn kiếp người bơ vơ, chìm nổi giữa dòng đời vô định. Khổ thơ một, dòng sông như hòa quyện cùng tâm hồn của thi nhân tuôn chảy.
Trung tâm gia sư quận Thủ Đức cho rằng bài thơ có hai nhân tố sóng đôi thấm đẫm vào nhau: cái tôi và không gian. Không gian được mở rộng và nâng cao lên để nâng đỡ đôi cánh cảm xúc của thi nhân. Hồn thơ tìm với cảnh mới nhưng cũng là màu xám hắt hiu:
“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.”
Từ láy “lơ thơ”, “đìu hiu” hợp với những từ “điệp điệp”, “song song”, “lặng lẽ”, “dờn dợn” tạo không khí buồn lặng lẽ, xa vắng cho bài thơ. Tác giả từng chia sẻ giữa sông Hồng thường có những cồn cát, cây dại và chim tụ. Đến mùa nước lũ tràn về, cuốn đi tất cả, chỉ còn cây cỏ lơ thơ. Cảnh gợi liên tưởng đến thân phận chìm nổi, vô định. Thủ pháp đảo ngữ cho thấy nhà thơ không cốt tả cảnh mà còn bộc lộ tâm sự của mình. Tiếng chợ dần xuất hiện như lời nhắc từ cuộc sống nhưng chỉ là âm thanh xao xác rồi mất hút trong không gian mênh mông. Chợ phiên xuất hiện sau hình ảnh cồn cỏ, tưởng chừng như là một sự rời rạc. Nhưng chúng gợi nên cuộc sống của con người, làm nổi bật lên mặc cảm thân phận lạc lõng, bơ vơ. Phải chăng đó chính là sự cô đơn ngay trên chính quê hương, nỗi buồn của người trí thức mất nước? Cảm giác thân phận lạc loài, tác giả cảm thấy mình chẳng khác chi những tia nắng trong vũ trụ bao la:
“Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”
trung-tam-gia-su-quan-thu-duc-neu-cam-nhan-hai-kho-tho-dau-bai-trang-giang
Trung tâm gia sư quận Tân Phú nhận thấy câu thơ dựng nên không gian ba chiều rộng lớn, sâu thẳm. Bầu trời như có hình khối, ánh sáng sống động gợi nên vẻ đẹp hùng vĩ. Hình ảnh cái tôi trữ tình hiện lên như lọt thỏm giữa không gian bao la của vũ trụ. Ở khổ thơ đầu, hình ảnh con thuyền vô định không bến đỗ, buồn miên man. Đến bây giờ có bến nhưng “bến cô liêu” . Đó là bến bờ của thân phận, không phải là chốn neo đậu của tâm hồn cô đơn. Hình ảnh thơ xuất hiện nhưng đều gợi sự lẻ loi, âm thanh xa vắng, ánh sáng rụng rời, nhạt nhòa khiến cho tâm cảnh thêm sầu não.
Trung tâm gia sư quận Bình Tân thấy hai khổ thơ đầu của bài Tràng giang gợi nên không gian sông nước mênh mông với nỗi buồn rợn ngợp. Nỗi buồn ấy được gợi nên từ những hình ảnh cô đơn, lẻ bóng, lạc loãi giữa dòng nước mênh mang. Tình buồn của Huy Cận như chảy tràn đôi bờ mà vào lòng người đọc. Đó là nỗi cảm thương cho thân phận lạc loài, những kiếp người vô định không tìm được bến đỗ.
CLICK xem thêm: http://giasuminhtri.vn
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

cảm nhận hai khổ thơ đầu bài tràng giang

cảm nhận của anh chị về 2 khổ thơ đầu của bài thơ tràng giang

dàn ý 2 khổ đầu bài tràng giang

cảm nhận của anh chị về hai khổ thơ đầu của bài thơ tràng giang

cảm nhận của em về khổ thơ đầu bài trang giang

cam nhan ve 2 kho tho dau bai trang giang

cảm nhận về 3 khổ thơ đầu bài tràng giang

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo