trung tâm gia sư biên hòa

Trung tâm gia sư quận Bình Tân cảm nhận bài thơ Khóc Dương Khuê

Trung tâm gia sư quận Bình Tân thấy rằng trong nhiều mối quan hệ của cuộc sống con người thì tình bạn xưa nay vẫn được xem là nhu cầu tinh thần không thể thiếu. Tục ngữ dân gian khẳng định: “Giàu vì bạn sang vì vợ”. Truyện dân gian kể về đôi bạn Lưu Bình – Dương Lễ rất cảm động. Danh nho lục tỉnh Nguyễn Đình Chiểu để lại những hình tượng đẹp, cao cả về tình bạn Vân Tiên – Hớn Minh, Vân Tiên – Tử Trực đồng thời lưu danh Trịnh Hâm là tên phản bạn (Lục Vân Tiên). Trong thơ văn Nguyễn Khuyến cũng có một tình bạn đẹp như thế, họ gắn bó với nhau từ thuở thiếu niên cho đến khi mỗi người kia từ giã cõi đời. Tình cảm ấy thể hiện trọn vẹn trong bài Khóc Dương Khuê.
Dương Khuê là người bạn tri kỉ của Nguyễn Khuyến. Họ khắng khít với nhau từ thuở bé cho đến khi trưởng thành. Tình bạn ấy lấp lánh, sáng ngời bất chấp sự thay đổi của thời thế và cảnh ngộ. Nhận được tin Dương Khuê qua đời, Nguyễn Khuyến không gò văn ép chữ để viết văn điếu thường tình. Sẵn lối văn song thất lục bát, một thể thơ  của dân tộc, ông đã viết một áng thơ khóc bạn. Tâm trạng của tác giả hẳn đang rất bàng hoàng, thảng thốt nên lời thơ như một mạch nước mắt tuôn tràn, bật lên thành những dòng cảm xúc chân thực. Trong bài không có những than từ “Than ôi! Thương ôi! Hỡi ôi!” như khuôn mẫu một bài văn điếu nhưng vẫn xúc động chứa chan nỗi buồn thương.
trung-tam-gia-su-su-pham-tphcm-viet-cam-nhan-bai-tho-khoc-duong-khue
Trung tâm gia sư uy tín tại tphcm cho rằng trình tự bài thơ được phát triển theo diễn biến tâm trạng của tác giả: tin đột ngột đến, sự hồi tưởng về những kỉ niệm thanh xuân, ấn tượng về lần gặp cuối cùng, lúc cả hai đều đã mãn chiều xế bóng, nỗi đau khuôn tả của người bạn rứt áo ra đi. Hai câu thơ mở đầu đầy tha thiết:
“Bác Dương thôi đã thôi rồi!
Nước mây man mác, ngậm ngùi lòng ta.”
Phong cách thơ Nguyễn Khuyến vốn thâm thúy, cảm xúc lắng đọng. Tất cả nỗi đau mất bạn dường như dồn nén vào câu lục bát mở đầu này. Câu lục bát ngắn gọn cất lên tiếng kêu đau thương đột ngột, với nỗi niềm thất vọng. “Thôi đã thôi rồi”, cụm từ hầu như chỉ có hư từ “thôi” lặp lại, nhấn mạnh sự trống vắng, mất mát không phương bù đắp. Không gian cũng như nhuốm màu tang tóc (man mác) mà nhân vật trữ tình cũng như tan ra từng khúc ruột (ngậm ngùi).
“Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước
… Biết bao đông bích, diền phần trước sau.”
Trung tâm gia sư sư phạm tphcm nhận thấy với Nguyễn Khuyến, sau giây phút bình tĩnh lại, cả một quãng đường thanh xuân mơ mộng, êm đẹp đầy ắp kỉ niệm về tình bạn hiện ra cụ thể, sinh động, sống dậy trong lòng và trước mắt tác giả. Cả hai cùng đèn sách – “Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau”; nào là thú vui nơi dặm khách – “Tiếng suối reo róc rách lưng đèo”; nơi gác hẹp đắm say trong lời ca tiếng đàn, nhịp phách – “có khi từng gác cheo leo; Thú vui con hát lực chiều cầm xoang.” Cuộc đời, tình bạn đẹp như một giấc mơ!
Những lạc thú của một thời các khách làng Nho/ Hai ông đều là đồ đệ nơi của Khổng sân Trình, cùng nhau dùi mài kinh sử mong được đỗ đạt, cống hiến sức mình cho nhân dân, đất nước. Cả hai đều dỗ đạt khoa, Dương Khuê đỗ tiến sĩ, Nguyễn Khuyến đỗ Tam nguyên. Vào buổi xế chiều cả hai ông đều là những thượng quan trí sĩ. Vì lẽ đó, họ gắn với nhau, hiểu thấu nỗi lòng của nhau hơn ai hết. Tác phẩm vì thế hấp dẫn ở cảm xúc chân thành, tình cảm lưu luyến, gắn bó giữa hai tâm hồn tri âm, tri kỉ.
Gia sư ở quận 11 nhận ra cảm xúc ấy, tác giả đưa ta quay lại ấn tượng về thời khắc gặp nhau cuối cùng của hai người bạn cố tri:
“Buổi dương cuối cùng nhau hoạn nạn
… Mừng rằng bác vẫn tinh thần chưa can.”
trung-tam-gia-su-uy-tin-tai-tphcm-viet-cam-nhan-bai-tho-khoc-duong-khue
Nguyễn Khuyến gợi lại hình ảnh hai người bạn tri kỉ lâu ngày gặp nhau:
“Cầm tay hỏi hết xa gần
Mừng rằng bác vẫn tinh thần chưa can.”
Ông mừng cho người bạn cùng thời và cũng mừng cho chính mình vượt qua bao thử thách vẫn giữ được tấm lòng trung kiên. Kì tái ngộ quý giá biết nhường nào. Nhưng không ngờ rằng cuộc chia tay ấy cũng là vĩnh viễn. Phần còn lại là phần quan trọng nhất, diễn tả tâm trạng của nhân vật trữ tình trong nỗi tiếc thương vô hạn. Nỗi đau mất bạn bộc phát thành nỗi thất vọng nặng nề, lắng động thâm sâu trong tâm hồn của bậc cố tri lúc buổi xế tà. Nỗi đau ấy đến mức tê tái: “Chợt nghe, tôi bỗng tay chân rụng rời.” Giọng thơ chuyển sang âm điệu bi ai, tiếc nuối. Giờ đây, trong lòng tác giả chỉ còn là nỗi trống vắng. Ta bắt gặp lại những thú vui thanh lịch và tập quán một thời: uống rượu, ngâm thơ, gảy đàn, giường riêng đợi bạn. Đó là tình bạn đẹp, hiếm có nhưng không thể tránh khỏi mất mát của thời gian.
Câu thơ kết hiện lên nỗi đau khôn tả, tiếng khóc không nước mắt tựa như dồn cả nỗi đau vào lòng:
“Tuổi già hạt lệ như sương
Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan.”
Gia sư tại quận 4  nhận thấy với tài năng và tấm lòng sâu nặng với người bạn tri âm tri kỉ, Nguyễn Khuyến đã để lại kiệt tác Khóc Dương Khuê, một viên ngọc quý viết về tình bạn lung linh trong vườn hoa văn học nước nhà.
CLICK xem thêm: http://giasuminhtri.vn
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

bài thơ Khóc Dương Khuê

khóc dương khuê thể thơ

nội dung bài khóc dương quê

bác dương thôi đã thôi rồi biện pháp nghệ thuật

khóc dương khuê giáo án

bài giảng khóc dương khuê

sơ đồ tư duy bài khóc dương khuê

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo