trung tâm gia sư biên hòa

Trung tâm gia sư tphcm phân tích 16 câu đầu của bài thơ vội vàng

Trung tâm gia sư tphcm thấy những câu thơ thể hiện niềm tiếc nuối, băn khoăn của tác giả trước sự chảy trôi của dòng thời gian và sự hữu hạn của kiếp người.
Xuân Diệu cảm nhận về thời gian đời người và tuổi trẻ. Xưa kia văn học Trung Đại quan niệm thời gian tựa vòng tuần hoàn, con người hòa nhập vào sự tuần hoàn của vũ trụ nên sống an nhiên, tự tại, bình tĩnh, ung dung:
Hoa nở rồi tàn hoa lại nở
Sự đời suy thịnh có mà không
(Trần Nhân Tông)
Thế nhưng, đến với trang thơ của Xuân Diệu, quan niệm ấy được phá cách rõ ràng. Thời gian là tuyến tính, một đi không trở lại
Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại.
gia-su-luyen-thi-dai-hoc-tphcm-cam-nhan-bai-tho-voi-vang
Gia sư tphcm nhận thấy thời gian gắn liền với tuổi xuân, tuổi trẻ. Mà thước đo của đời người lại là tuổi trẻ. Có lẽ vì vậy, nó ngắn ngủi hơn bao giờ hết. Bởi, nói như Xuân Diệu: “xuân hết” thì “tôi cũng mất”, “không cho dài thời trẻ của nhân gian”.
Thời gian của tuổi trẻ là gì? Khi thời gian của vũ trụ là tuần hoàn? Xuân vẫn ở đó. Họa chăng qua đi rồi sẽ trở lại. Nhưng quá khứ có bao giờ lấy lại? Vòng yêu thương tìm nơi chốn nào? Bởi “tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại” – sống sâu sắc, đong đầy yêu thương còn đến bao giờ? Để rồi, người thi sĩ phải cất lên tiếng thở dài nuối tiếc:
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt...
Cơn gió xinh thì thào trong gió biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?
Thời gian tựa một nốt nhạc buồn. nó gắn với chia lìa, mất mát. Dòng sông hay ngọn núi, có còn chi ngoài lời “than thầm tiễn biệt”, “cơn gió xinh” với tiếng “thì thào”, “tiếng chim” lại “đứt tiếng”. Từng khoảnh khắc trôi qua tựa như một sự xa cách vĩnh viễn, là một phần cuộc sống không thể níu giữ. Có lẽ vì vậy, khắp thế gian đều vang lên lời tiễn biệt, thở than của sự tiếc nuối, chia xa.
Gia sư luyện thi đại học tphcm cho rằng câu thơ “Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi”  là một dòng chảy đầy ấn tượng. Xuân Diệu như lấy cả tâm hồn lẫn thể xác của mình hòa vào cuộc sống, hòa với các giác quan để cảm lấy hương vị của thời gian. “Mùi tháng năm” được tác giả ôm trọn. Người ngửi thấy hương vị phai tàn của nó. Người ngóng trong tiếc nuối khi ngày tháng dần phôi pha. Và nghe thấy thanh âm của những ngày sắp tàn. Đó phải chăng là sự tiếc nuối, là hương vị đắng cay khi phải chia xa, tiễn biệt? Từ “rướm” vang lên một thanh âm nhói đau, nhức nhối. Tác giả đã hữu hình hóa “tháng năm” rồi đớn đau đến chực trào nước mắt vì chẳng mấy chốc, tất thảy sẽ tan biến vào hư không, chỉ còn lại sự chua cay và trái tim đang rỉ máu. Đúng thực là Xuân Diệu với những câu thơ mang đậm tâm hồn của một trái tim trữ tình dạt dào yêu thương.
Gia sư tiếng anh tại nhà tphcm thấy cảm xúc trữ trình nơi con người Xuân Diệu như một dòng chảy tuôn rơi ào ạt. Một con người với niềm yêu cuộc sống tha thiết, có là ích kỷ không khi muốn níu giữ và ôm trọn tất cả:
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật
Không cho dài thời trẻ của nhân gian
trung-tam-gia-su-tphcm-cam-nhan-bai-tho-voi-vang
Tình người bao dung mà trời đất chẳng mở lòng. Để rồi, đắng cay và tiếc nuối bao nhiêu, lại càng bất lực bấy nhiêu: “Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa”. Và đó: “Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”.
Với phép điệp từ, điệp ngữ pháp cùng việc xây dựng cặp hình ảnh đối lập “đương tới”, “đương qua”, “còn non”, “sẽ già”, thi nhân đã diễn tả sâu sắc sự chuyển động của thời gian. Từ ngữ tranh luận, biện bác thể hiện tư tưởng triết học thấm vào từng mạch chảy cảm xúc trữ tình “nghĩa là”, “nhưng”, “nếu”, “chẳng còn”, “mà”, “phải chăng”, “nên”, “nói làm chi”. Xuân Diệu như muốn nhắn nhủ mỗi khoảnh khắc của đời người thực quý giá và đáng trân trọng xiết bao! Bởi thế, bản thân mỗi người phải biết yêu quý và sống sao để không hổ thẹn, không để thời gian trôi đi một cách lãng phí. Hãng sống như cuộc đời chỉ còn từng giây, từng phút. Sống ý nghĩa và trọn vẹn cho nhân gian.
CLICK xem thêm: http://giasuminhtri.vn
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

phân tích 16 câu đầu bài thơ vội vàng

dàn ý 16 câu tiếp bài vội vàng

cảm nhận 10 câu cuối bài vội vàng

dàn ý khổ 2 bài vội vàng

dàn ý 16 câu giữa bài vội vàng

cảm nhận 2 khổ đầu bài vội vàng

cảm nhận của em về đoạn thơ thứ 2 trong bài vội vàng

quan niệm về thời gian trong bài thơ vội vàng

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo