trung tâm gia sư biên hòa

Trung tâm gia sư uy tín tphcm nêu bi kịch của Chí Phèo

Trung tâm gia sư uy tín tphcm nhận thấy có ý kiến cho rằng, nếu không có “Chí Phèo”, Nam Cao đã khiến văn học Việt Nam có một khoảng trống lớn. Nhà văn Nam Cao trung thành với chủ nghĩa hiện thực, nhà văn đi sâu vào tình cảnh những con người đau khổ bị áp bức trongn xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ. “Chí Phèo” là tiếng vang lớn trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao. Tác phẩm viết về người nông dân trong khám phá về chiều sâu tư tưởng để thấu hiểu nỗi đau khổ, bi kịch dằn xé của họ. Nếu Ngô Tất Tố và Nguyễn Công Hoan chỉ tái hiện hình ảnh người nông dân với sự áp bức về vật chất nhưng họ vẫn giữ được nguyên vẹn phẩm giá của mình. Thì bước đến Nam Cao, ta không chỉ đau đớn với bi kịch bần cùng hóa mà còn là sự tha hóa, bị cự tuyệt làm người.
tim-gia-su-gioi-tphcm-neu-bi-kich-cua-chi-pheo
Gia sư uy tín ở tphcm thấy mở đầu tác phẩm “Chí Phèo” là sự tha hóa đạo đức của một con người ở tận đáy cặn bã của xã hội bằng tiếng chửi độc thoại của kẻ say khướt. Chí Phèo vừa đi vừa chửi, trong tiếng chửi hàm chứa điều bất thường. Vì lẽ nào mà nhân vật cất tiếng chửi? Tại sao những tiếng chửi đó lại không có người đáp trả? Tiếng chửi ấy không phải là bâng quơ, vô mục đích mà có logic và dụng ý. Ban đầu hắn chửi trời rồi chửi đời, chửi ngay tất cả làng Vũ Đại… nhưng đối tượng của những tiếng chửi này mơ hồ, không xác định. Chí Phèo chửi để tự nhận thức được bi kịch của bản thân. Hắn hiểu rằng tiếng chửi cũng vô vọng, càng thấm thía hơn đau khổ của những thân phận bị gạt bỏ ra khỏi xã hội. Tiếng chửi ấy là cách thức Chí Phèo giao tiếp với con người, hắn mong nhận lại lời đáp trả, dù chỉ là những tiếng nguyền rủa, vi ít ra họ vẫn còn xem hắn là người. Đau đớn thay, đáp lại lời Chí Phèo là tiếng chó sủa vang và không ai đoái hoài đến hắn. Sự im lặng đến đáng sợ ở làng Vũ Đại nhưng một sự chối bỏ khắc nghiệt Chí ra khỏi xã hội loài người.
Trung tâm tìm gia sư tại nhà tphcm nhận ra cách mở đầu truyện độc đáo như thế, tác giả không chỉ giới thiệu mà còn hé mở cho người đọc tình trạng bi đát của nhân vật – con người bị hủy hoại cả về tâm hồn và thể xác. Từ quá khứ đến hiện tại, từ ngoại hình đến tâm hồn của Chí Phèo bị ăn mòn trong một xã hội bất công, bạo ngược. Chí vốn là anh nông dân hiền như cục đất, nhưng vì ghen tuông, Bá Kiến đẩy anh vào tù. Sau những năm tháng sống dưới chế độ nhà tù thực dân khốc liệt, Chí Phèo trở về và trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Chí Phèo vô thức rơi vào sự lưu manh hóa: đâm thuê, chém mướn, rạch mặt ăn vạ… không có chuyện xấu xa nào mà bàn tay Chí chưa từng làm qua.
Tưởng rằng số phận của Chí sẽ mãi trượt dài trên con dốc tội lỗi ấy thì Thị Nở xuất hiện. Người phụ nữ xấu người nhưng tâm hồn lại bao dung hơn hết thảy người nào khác lại chịu mở lòng, đón nhận Chí như một con người. Chính Thị, bát cháo hành và tình yêu thương ấm áp của Thị, khiến Chí nhen nhóm hy vọng được hòa nhập, được trở lại làm người. Thị Nở chính là cầu nối, thị chấp nhận được hắn thì những người khác cũng sẽ dần chấp nhận được. Thế nhưng, hạnh phúc chỉ thoáng qua với hắn như mem rượu, khi tỉnh dậy, đối diện với hiện thực, Chí đau đớn nhận ra mình đã bị cộng đồng chối bỏ và con đường trở về sự lương thiện đã sụp đổ hoàn toàn. Hắn khao khát làm người, nhưng càng hy vọng bao nhiêu lại càng cay đắng nhận ra sự cô độc, đau đớn bấy nhiêu. “Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào để mất đi những vết chai trên mặt này?” Chí Phèo ý thức rõ bi kịch bản thân. Những vết chai trên mặt là dấu ấn những tháng ngày tội lỗi. Trong con mắt của mọi người, hắn mãi là con quỷ dữ, không thể nào tẩy xóa đi được.
gia-su-uy-tin-o-tphcm-neu-bi-kich-cua-chi-pheo
Trung tâm tìm gia sư giỏi tphcm cho rằng hành động tự sát của Chí Phèo là cuộc chiến mạnh mẽ nhất, dữ dội nhất giữa con quỷ dữ và bản tính lương thiện đang trỗi dậy mãnh liệt. Trong cuộc chiến đấu ấy, Chí Phèo đã chết, nhân cách lương thiện đã chiến thắng. Nhưng Chí Phèo chết để lại một kết thúc đầy suy tư khi những “Chí Phèo con” tiếp tục ra đời, bọn thống trị vẫn còn đó và những định kiến, hủ tục nơi làng quê vẫn đè nặng trên số phận con người. Bi kịch trong “Chí Phèo” là bi kịch tha hóa, đánh mất bản tính lương thiện để sinh tồn trong hoàn cảnh khắc nghiệt và ước mơ phục thiện bị từ chối phũ phàng. Đi sâu khai thác nỗi đau ấy, Nam Cao đã chứng minh bản thân là người cầm bút có tâm và có tài.
Gia Sư Minh Trí xin cám ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi, để tìm hiểu sâu về các tác giả tác phẩm mời các bạn CLICK vào http://giasuminhtri.vn  rồi tìm kiếm danh mục TÁC GIẢ TÁC PHẨM. Hàng ngày chúng tôi đều cập nhật các bài viết mới của các bạn học sinh giỏi văn trên toàn quốc gửi về mời các bạn theo dõi và đón đọc nhé
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

giá trị của tác phẩm chí phèo

những ý chính trong tác phẩm chí phèo

dàn ý giá trị hiện thực của chí phèo

tính cách của chí phèo

ý nghĩa của tác phẩm chí phèo

đề tài chủ đề tư tưởng của tác phẩm chí phèo

hoàn cảnh sáng tác chí phèo

cảm nhận về giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm chí phèo

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo