trung tâm gia sư biên hòa

Trung tâm tìm gia sư ở tphcm cảm nhận bài từ ấy ngắn gọn

Trung tâm tìm gia sư ở tphcm thấy rằng bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách thơ cách mạng của Tố Hữu. Bài thơ được Tố Hữu viết vào năm 1938, đó là thời điểm tác giả được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương. Bài thơ ghi nhận một kỷ niệm sâu sắc trong cuộc đời hoạt động cách mạng của ông: niềm vui và hạnh phúc của một người thanh niên trẻ khi đến với cách mạng. 
Khổ thơ đầu tiên diễn tả niềm vui của tác giả khi bắt gặp lý tưởng Cộng sản:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…”
trung-tam-gia-su-uy-tin-tphcm-cam-nhan-bai-tho-tu-ay-cua-to-huu
Trung tâm dạy kèm tại nhà tphcm cho rằng Tố Hữu đã mượn hai hình ảnh ẩn dụ để bộc lộ tình cảm thầm kín của mình đối với Đảng. Không phải ngẫu nhiên khi tác giả mượn hình ảnh “nắng hạ” để bộc lộ tâm trạng của mình. Bởi lẽ, “nắng hạ” vừa rực rỡ, vừa chói chang, xua tan những u ám, buồn đau của cuộc sống xung quanh. Tác giả sử dụng hình ảnh “nắng hạ” như một lời khẳng định: lý tưởng cách mạng tựa nguồn ánh sáng rực rỡ, làm bừng lên những nét mới trong tâm hồn của người thanh niên trẻ tuổi khi giác ngộ cách mạng.
Ngoài ra, hình ảnh “mặt trời chân lý” được Tố Hữu sáng tạo một cách độc đáo khi kết hợp hai cụm từ với nhau - “mặt trời” là cái hữu hình và “chân lý” là cái vô hình. Sự kết hợp ấy mang một ý thơ đặc biệt: Mặt trời sưởi ấm cho vạn vật, muôn loài, đem ánh sáng hy vọng đến cho cuộc đời. Lý tưởng cách mạng của Tố Hữu cũng vậy, chàng thanh niên trẻ rất cần ánh sáng của Đảng soi dẫn những tư tưởng đúng đắn trên hành trình đến với cách mạng.
Gia sư uy tín tphcm thấy rằng hai câu thơ cuối cùng, với bút pháp trữ tình lãng mạn, Tố Hữu đã diễn tả niềm vui sướng tột độ trong tâm hồn: ánh sáng của lý tưởng đã đem đến cho tâm hồn ông một thế giới tươi mới. Đó là một khu vườn tâm hồn trẻ trung, sinh động, vui tươi. Hai câu thơ diễn tả niềm vui, hạnh phúc, yêu đời của tác giả.
gia-su-uy-tin-tphcm-cam-nhan-bai-tho-tu-ay-cua-to-huu
Từ niềm phấn khởi, thái độ say sưa với cuộc đời, Tố Hữu đã đặt ra cho mình một lẽ sống cao đẹp:
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”
Người thanh niên trẻ tuổi khi được giác ngộ lý tưởng của Đảng, niềm hạnh phúc như được trào dâng trong tâm hồn. Nơi đây, tác giả đã chân thành bộc bạch tình cảm của mình: bắt đầu từ giây phút này, lẽ sống của đời ông là sự gắn bó giữa “cái tôi” cá nhân để hòa quyện với “mọi người”, với “trăm nơi”. Nhà thơ đã sử dụng động từ mạnh “buộc” - như một sự hành động chắc nịch, gắn kết những cái hữu hình, nhằm biểu hiện sự quyết tâm, ý thức tự nguyện gắn bó về tình cảm giữa cái “tôi” cá nhân với cộng đồng. 
Trung tâm gia sư uy tín tphcm cho rằng đoạn thơ khá ấn tượng bởi hệ thống từ ngữ “lòng tôi”, “tình tôi”, “hồn tôi” với “mọi người”, “trăm nơi”, “bao hồn khổ” cùng phép điệp cấu trúc “để”. Tất cả đều thể hiện lòng hiến dâng, hòa nhập với mọi người. Từ đây, tác giả bắt đầu một quan niệm sống mới, tự nguyện dấn thân, chia sẻ tình cảm, chan hòa trong một môi trường rộng lớn. Có thể nói, Tố Hữu đã đi từ chân trời của một người để đến với chân trời của mọi người. Cụm từ “khối đời” được tác giả sử dụng một cách đặc biệt, đọng lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc, suy nghĩ. Hình ảnh ấy vừa gợi lên một tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống xung quanh, lại vừa gợi lên sức mạnh đoàn kết trong giai cấp cần lao, khiến mọi người gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổng thể tinh thần to lớn.
Từ niềm vui, lẽ sống lớn, người thanh niên thể hiện tình cảm cao đẹp của mình đối với cách mạng:
“Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ…”
day-kem-tai-nha-tphcm-cam-nhan-bai-tho-tu-ay-cua-to-huu
Gia sư uy tín ở tphcm thấy đoạn thơ xuất hiện trường từ vựng về những con người cùng chung huyết thống: “con”, “anh”, “chị”, “em”. Đây là cách tác giả khẳng định từ nay, bản thân ông sẽ là một thành viên trong đại gia đình quần chúng lao khổ. Phép điệp từ “là” được Tố Hữu nhấn mạnh như một sự gắn kết đầy thiêng liêng, trang trọng giữa cái “tôi” cá nhân và dân tộc. Câu thơ cuối thể hiện niềm thương cảm, xúc động của tác giả đối với những phận đời nghèo khổ quanh mình. Dấu ba chấm cuối câu kết hợp cùng với thành ngữ “cù bất cù bơ” phản ánh rõ sự khổ cực của đời sống cần lao, đồng thời thể hiện nỗi nghẹn ngào, chua xót từ đáy lòng của một trái tim yêu đời, đau đời. Nhà thơ cảm nhận nỗi đau của người khác như nỗi đau của chính mình. Đó là một tình cảm lớn, tình cảm cao đẹp của một người Cộng sản.
Trung tâm tìm gia sư tại nhà tphcm thấy rằng “Từ ấy” - bài thơ vang lên từ trái tim của một chàng thanh niên trẻ tuổi vừa mới nhận ra lý tưởng Cách Mạng, ánh lên niềm tin yêu, hạnh phúc của một người Cộng sản. Với những hình ảnh độc đáo, sáng tạo, cùng những biện pháp tu từ, giọng thơ vang lên với giai điệu vui tươi, hào hứng, khiến người đọc cũng rộn ràng theo những cung bậc cảm xúc của tác giả. Dẫu là thơ viết về lý tưởng Cách Mạng nhưng không hề khô khan mà ngược lại tràn đầy cảm xúc. Bài thơ “Từ ấy” vì thế mang một sắc thái riêng, tiêu biểu cho phong cách thơ cách mạng của Tố Hữu
CLICK xem thêm: http://giasuminhtri.vn
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

cảm nhận bài thơ từ ấy hay nhất

cảm nhận về bài thơ từ ấy ngắn gọn

cảm nhận bài từ ấy ngắn gọn

cảm nhận bài thơ từ ấy học sinh giỏi

cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài từ ấy

cảm nhận khổ thơ đầu bài từ ấy

cảm nhận 2 khổ thơ cuối bài từ ấy

cảm nhận khổ thơ cuối bài từ ấy

cảm nhận bài thơ từ ấy kenhvan

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo