trung tâm gia sư biên hòa

Trung tâm tìm gia sư ở tphcm cảm nhận về nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Trung tâm tìm gia sư ở tphcm nhận thấy đọc Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ta gợi nhớ đến Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Hai bài văn, hai cảnh ngộ, hai thời buổi nhưng một dân tộc. Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là khúc ca khải hoàn, ca ngợi những chiến công oanh liệt chưa từng thấy, biểu dương chiến thắng làm rạng rỡ nước nhà. Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca những người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang: Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc…muôn kiếp nguyện được trả thù chung…
gia-su-uy-tin-tphcm-cam-nhan-ve-nguoi-nong-dan-trong-bai-van-te-nghia-sy-can-giuoc
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được viết trong bối cảnh nhân dân Nam bộ đang sôi sục trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trước sự nhu nhược của triều đình, những người nông dân phải tự mình đứng lên bảo vệ mảnh đất quê hương. Năm 1861, nghĩa quân nông dân tập kích đồn giặc nhưng thất bại, hai mươi người hy sinh. Nguyễn Đình Chiểu được ủy thác bởi tuần phủ Gia Định viết bài văn tế này để ca ngợi sự hy sinh vĩ đại của người nghĩa sĩ và cổ vũ, khích lệ phong trào đấu tranh trên mọi miền đất nước.
Trung tâm dạy kèm tại nhà tphcm thấy lần đầu tiên trong văn học trung đại, hình tượng người nông dân xuất hiện không còn là đối tượng của sự áp bức, bất công mà trở thành những người anh hùng, những con người hy sinh cho chính nghĩa. Hình tượng người nông dân xuất hiện trong văn học cổ như biểu tượng của sự áp bức: “Thương thay thân phận con tằm/ Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.” Họ là những người cần cù, chất phác nhưng cũng rất yếu đuối, cần người che chở. Và đó là sứ mệnh của những bậc minh quân, trượng phu. Thế nhưng, trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, người đã phất lá cờ khởi nghĩa, đã không tiếc thân mình chống lại bọn giặc Tây, lại chính là những người nông dân đơn sơ, mộc mạc.
tim-gia-su-o-tphcm-cam-nhan-ve-nguoi-nong-dan-trong-bai-van-te-nghia-sy-can-giuoc
Gia sư uy tín tphcm thấy tác giả đã khắc họa chân dung của họ trong buổi đời thường thật giản dị biết bao: “Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó”. Quanh năm, học hỉ quen với công việc đồng áng: “Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm”. Thế nhưng thời thế thay đổi, tiếng súng giặc Tây đã vang trên bờ cõi quê hương, những trang anh hào thì vắng bóng, triều đình chỉ là tấm bù nhìn. Đứng trước nguy cơ mất đi sự bình  yên, người nông dân buộc phải tự đứng lên trơ thành người giải thoát cho chính cuộc đời mình. Hình ảnh người nông dân không còn xuất hiện với sự yếu đuối, bị động mà trở nên thật kiêu hùng. Từ sự chuyển biến trong hành động (“tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ…”) đến sự chuyển biến trong tình cảm (“bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ”). Từ đó, họ nhận thức được sứ mệnh của mình: “Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.” Sự chênh lệch lớn về lực lượng và khí giới không khiến người nông dân chùn bước. Chúng có “hỏa mai, dao phay, súng ống” cũng không bằng nhân dân ta có lòng căm thù. “Manh áo vải, bao tấu, bàu ngòi, rơm con cúi…” phương tiện chiến đấu thô sơ với lực lượng chỉ được huấn luyện trong thời gian ngắn – “chẳng qua là dân ấp, dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ”. Chính khí thế căm thù ngút trời ấy đã khiến bọn giặc “hồn kinh”. Sức mạnh của nhân dân lao động đã được khai phá. Trước hiểm nguy, họ không trốn chạy, không mong cầu vào những người có chức trách bảo vệ mình, mà chính họ cầm cái cuốc, cái cày để giành lại tự do. Ngôn từ mộc mạc, câu văn ngắn tạo nhịp điệu dồn dập gợi nên không khí chiến đấu.
trung-tam-gia-su-uy-tin-tphcm-cam-nhan-ve-nguoi-nong-dan-trong-bai-van-te-nghia-sy-can-giuoc
Đặc biệt nghệ thuật so sánh được vận dụng đắc địa, cho thấy tương quan lực lượng chênh lệch của ta và địch. Vượt lên trên những khó khăn ấy là tinh thần nghĩa hiệp, xả thân vì nghĩa lớn của người nghĩa sĩ nông dân. Đó là sức mạnh tiềm ẩn cũng chính là cội nguồn sức mạnh dân tộc. Hình tượng người nông dân dưới cái nhìn của nhà Nho Nguyễn Đình Chiểu đã có một bước tiến lớn, họ trở thành biểu tượng trung tâm của văn học, tượng trưng cho sức mạnh của quần chúng nhân dân.
Trung tâm gia sư uy tín tphcm thấy với lối văn tế biền ngẫu, hình ảnh sóng đôi giàu sức gợi, vừa phác họa được người nghĩa sĩ đơn sơ, vừa là hình ảnh thực của bọn giặc cướp nước. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ca ngợi sự hy sinh cao cả của những người nông dân. Họ đã nối kết vận mệnh, mảnh đất, vườn rau của mình với vận mệnh thiêng liêng của Tổ quốc. Sự hy sinh cao cả của họ trên chiến trường khiến Đồ Chiểu vô cùng cảm phục và đau xót. Nguyễn Đình Chiểu hiểu rõ tâm hồn của họ hơn ai hết, nên ông không tiếc lời biểu dương sự nghiệp cứu nước thần thánh của họ. Bài văn tế đã trở thành nguồn động lực cỗ vũ tinh thần kháng chiến cho nhiều thế hệ Nam Bộ.
CLICK xem thêm: http://giasuminhtri.vn
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

cảm nhận bài văn tế nghĩa sĩ cần giuộc

liên hệ bản thân về bài văn tế nghĩa sĩ cần giuộc

chủ đề bài văn tế nghĩa sĩ cần giuộc

nghệ thuật văn tế nghĩa sĩ cần giuộc

hình tượng người nghĩa sĩ trong văn tế nghĩa sĩ cần giuộc

cảm nhận 15 câu đầu bài văn tế nghĩa sĩ cần giuộc

tóm tắt hình tượng người nghĩa sĩ cần giuộc

liên hệ hình tượng người nghĩa sĩ cần giuộc

cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người nông dân trong văn tế nghĩa sĩ cần giuộc

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo