trung tâm gia sư biên hòa

Trung tâm tìm gia sư ở tphcm phân tích bài thơ Quê Hương của Tế Hanh

Trung tâm tìm gia sư ở tphcm cho rằng có rất nhiều bài thơ hay viết về quê hương nhưng bài thơ “Quê hương” của nhà thơ Tế Hanh lại có những cái nhìn khác lạ, những tình cảm yêu thương khác lạ đã để lại dấu ấn trong lòng người đọc. Đây là một bài thơ hay, ý nghĩa khi nói lên được tấm lòng yêu thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù.
Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm để lại sâu sắc thời niên thiếu và là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh. Ông có mặt trong phong trào Thơ mới ở chặng cuối (1940-1945) với những bài thơ mang nặng nỗi buồn và tình yêu quê hương thắm thiết. Sau 1945, Tế Hanh bền bỉ sáng tác nhằm phục vụ cách mạng và kháng chiến. Ông được biết đến nhiều nhất với những bài thơ thể hiện nỗi nhớ thương tha thiết quê hương miền Nam và niềm khao khát Tổ quốc được thống nhất.
day-kem-tai-nha-tphcm-phan-tich-bai-tho-que-huong-cua-te-hanh
Trung tâm dạy kèm tại nhà tphcm nhận thấy mở đầu bài thơ, nhà thơ giới thiệu rất rõ ràng:
“ Làng tôi ở vốn làm nghề chài lướt:
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.”
Nếu như quê hương của một số người là mái đình, giếng nước gốc đa, là canh rau muống chấm cà dầm thì quê hương của Tế Hanh là một làng chài nằm trên cù lao giữa sông và biển. Một nơi có sông nước bao vây.
Những câu thơ tiếp theo, nhà thơ miêu tả khung cảnh làng quê thật sinh động: 
“Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...”
Bầu trời trong xanh và có gió nhẹ nắng hồng báo hiệu cho một ngày mới bắt đầu. Khởi đầu ngày mới là hình ảnh các chàng trai khỏe mạnh có tinh thần hăng hái đi đánh cá. Sự hòa hợp giữa cảnh đẹp sớm bình minh và tràn đầy sức sống của con người. Hình ảnh so sánh con thuyền như con tuấn mã tạo cảm giác mạnh mẽ cho cả bài thơ. Nhà thơ liên tiếp sử dụng các động từ: hăng, phăng, vượt, giương, rướn để tái hiện cảnh chiếc thuyền ra khơi với tư thế hiên ngang và hùng tráng. Sáu câu thơ là khung cảnh quê hương và người dân ra khơi đánh cá. Những điều đó làm nổi bật nhịp sống rộn rã của những con người năng động. Con người sống ở vùng này rất lạc quan và có hi vọng vào tương lai tươi sáng.
Gia sư uy tín tphcm nhận ra bốn câu thơ tiếp theo là kết quả tốt đẹp cho sự mong đợi của người dân khi làm việc:
“Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe,
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.”
Không khí đông vui, nhộn nhịp được miêu tả bằng các tính từ:ồn ào, tấp nập. Bằng những câu thơ giản dị và chân thật, nhà thơ đã làm cho người đọc cảm thấy như đang sống trong môi  trường biển, không gian biển, không khi biển. Con người không chỉ năng động, họ còn biết sống biết nghĩ và dành lời cảm tạ trời đất đã sóng yên, biển lặng để người dân chài trở về an toàn và có nhiều cá.
Tế Hanh tiếp tục đem đến cho chúng ta hình ảnh về ngoại hình, tính cách của con người trong khi nghỉ ngơi:
“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.”
tim-gia-su-o-tphcm-phan-tich-bai-tho-que-huong-cua-te-hanh
Trung tâm gia sư uy tín tphcm nhận thấy nhà thơ tả thực rất thực về con người làng chài: làn da ngăm rám nắng, thân hình vị xa xăm, chất muối... Có thể thấy cơ thể săn chắc của người dân chài, đậm hơi thở của biển cả mặn nồng vị muối. Hai câu thơ sau miêu tả con thuyền nằm im cũng là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo. Một cái nhìn khác lạ khi nhà thơ nhìn thấy được sự mệt mỏi của con thuyền. Thuyền là một vật vô tri vô giác nhưng qua cái nhìn tinh tế của Tế Hanh, con thuyền trở nên có hồn hơn.
Bốn câu thơ cuối là tiếng nói từ tận đáy lòng mình của nhà thơ:
“ Nay cách xa lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
Tình cảm của một con người xa quê hướng về quê hương, đất nước. Nhà thơ nhớ những điều gắn bó với thời niên thiếu: màu xanh của nước, cá màu bạc, sóng thuyền, mùi vị biển. Nỗi nhớ quê hương tha thiết khiến cho nhà thơ bật lên một câu nói ý nghĩa kết thúc bài thơ: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”.
Gia sư uy tín ở tphcm cho rằng chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông có một tình cảm sâu sắc, năng động trong lao động. Cả bài thơ toát lên một bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hằng ngày của người dân biển.
Gia Sư Minh Trí xin cám ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi, để tìm hiểu sâu về các tác giả tác phẩm mời các bạn CLICK vào http://giasuminhtri.vn  rồi tìm kiếm danh mục TÁC GIẢ TÁC PHẨM. Hàng ngày chúng tôi đều cập nhật các bài viết mới của các bạn học sinh giỏi văn trên toàn quốc gửi về mời các bạn theo dõi và đón đọc nhé
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

phân tích bài thơ quê hương ngắn gọn

phân tích bài thơ quê hương ngắn gọn nhất

biện pháp tu từ trong bài thơ quê hương

nội dung bài thơ quê hương

viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ quê hương

ý nghĩa bài thơ quê hương

thuyết minh về bài thơ quê hương

phân tích bài quê hương ngắn gọn

phân tích bài thơ quê hương của tế hanh ngắn nhất

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo