trung tâm gia sư biên hòa

Trung tâm tìm gia sư tại nhà tphcm cảm nhận bài thơ Hầu Trời của Tản Đà

Trung tâm tìm gia sư tại nhà tphcm thấy rằng những năm đầu thế kỉ XX, xã hội thực dân nửa phong kiến tù hãm, chèn ép khiến cuộc sống của con người, đặc biệt trong giới văn nghệ sĩ càng khó khăn, đau đớn. Người trí thức có lương tri không chấp nhận nhập cuộc, nhưng để chống lại hoàn cảnh là điêu không tưởng. Làm thơ để quên đi thực tại đó là cách Tản Đà vừa góp tiếng thơ cho đời, vừa khuây khỏa lòng mình. Với mọi người, Tản Đà là “người đầu tiên, là người thứ nhất có can đảm làm thi sĩ, đã làm thi sĩ một cách đường hoàng, bạo dạn, dám giữ một bản ngã, dám có một cái tôi” (Xuân Diệu). “Hầu trời” là minh chứng sáng giá cho đánh giá ấy. Cái hay của bài thơ chính là cái tôi phóng túng
Tản Đà tự nhận mình là “hủ nho lo việc đời”, là người thuộc lớp “tài cao phận thấp”. Đau đớn, chán chường, ông đành tìm cách thoát khỏi thực tại. Và để thoát, ông trốn lên cõi thượng giới do chính mình tưởng tượng ra. Ở đó, ông tha hồ, mặc sức để trí tưởng tượng tự do, bay bổng. Song, ông lại muốn cho người đọc tin vào việc sự thật mình đã được lên hầu trời. Nên cách vào bài thơ là lời khẳng định:
“Chẳng phải hoảng hốt, không mơ màng
Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể
Thật được lên tiên…”
trung-tam-gia-su-quan-5-cam-nhan-bai-tho-hau-troi
Trung tâm tìm gia sư giỏi tphcm nhận thấy nhà thơ một mực khăng khăng, hồn mình, thân thể mình được lên tiên, đó không phải là chuyện mơ màng và mọi người cũng đừng nên hoảng hốt. Khẳng định cao độ như thế, dù người không tin thì cũng tò mò, dõi theo câu chuyện của Tản Đà. Cách vào bài thơ vừa duyên dáng, vừa gợi được hấp dẫn cho người đọc. Tản Đà từng vì mưu sinh mà đem thơ bán , “văn chương hạ giới rẻ như bèo”. Biết được thực tế cuộc sống khó khăn, nhà thơ nghèo vẫn ngông nghênh đi hầu trời. Nói về cái ngông của mình, Tản Đà từng viết: “Bởi ông quá hay ông không đỗ/ Không đỗ ông càng tốt bộ ngông” (Tự trào). “Ngông”” là ý thức tự khẳng định cái tôi chủ quan, làm những việc trái với thói thường của đám đông. Người muốn ngông cũng phải là kẻ có tài và nhân cách cao thượng. Người đó ý thức được cái tài và nhân cách của mình mới có thể “ngông”, đặt  mình trên thiên hạ. Cảnh đọc thơ cho Trời nghe được nhà thơ dựng lại chi tiết: 
“Văn đã giàu thay lại lắm lối”
Gia sư uy tín tại tphcm cho rằng sẽ là chuyện huênh hoang, kênh kiệu khi người bình thường tự ca ngợi mình. Nhưng Tản Đà không phải người thường, ông là người có thực tài. Bài thơ này cũng không phải là tiền lệ ông tự khen mình, trong “Tự trào” ông viết:
“Vùng đất Sơn Tây nảy một ông
Tuổi chửa bao nhiêu văn rất hùng
Sông Đà bút Tản ai hun đúc
Bút thánh câu thần sớm vãi vung.”
Trước thái độ ấy của Tản Đà, Trời cũng bật cười, các chư tiên xúc động, tán thưởng:
“Chư tiên ao ước tranh nhau dặn
Anh gánh lên đây bán chợ Trời.”
Có thể nói, Tản Đà ý thức về tài năng của mình rất rõ, một con người táo bạo, dám bộc lộ bản ngã, khẳng định bản thân giữa nhân thế. Cách nhà thơ xưng danh trước mặt Ngọc Hoàng và chư tiên thể hiện rõ điều đó:
“Con tên Khắc Hiếu họ là Nguyễn
Quê ở Á Châu về Địa cầu
Sông Đà núi Tản nước Nam Việt.”
tim-gia-su-tai-nha-tphcm-cam-nhan-bai-tho-hau-troi
Ông ngông khi tìm đến trời mà khẳng định tài mình. Ngòi bút của ông tự do, phóng túng trong thể thơ trường thiên không gò ép về niêm luật, vần điệu. Niềm khao khát chân thành trong tâm hồn thi sĩ là được khẳng định cái tài mình, muốn cái tài được đánh giá xứng đáng. Giữa xã hội thật giả lẫn lộn, các chuẩn mực rối ren, nhà văn, thi sĩ bị rẻ rúng, khinh bỉ, việc người đọc hiểu được tiếng nói tri âm của nhà thơ thật khó. Nhà thơ đành tìm đến cõi tiên để thỏa nguyện. Cuối cùng, Trời giao phó cho nhà thơ làm sao giữ được thiên lương giữa cuộc sống bon chen, một sứ mệnh thiêng liêng:
“Trời lại sai con việc nặng quá
Biết làm có được mà dám đeo.”
Trung tâm gia sư quận 5 nhận ra lao động nghệ thuật thực sự, trăn trở thật sự, nhà thơ mang tên dòng sông, ngọn núi quê hương đã tận tụy với con đường văn, với nghiệp văn của mình. Thơ ông phóng túng, ngông nghênh nhưng không buông thả, gửi gắm vào trang thơ khát khao được khẳng định chính mình. Trang thơ Tản Đà, hay tác phẩm “Hầu trời” sẽ còn khiến cho muôn đời hậu thế còn nhắc mãi.
Gia Sư Minh Trí xin cám ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi, để tìm hiểu sâu về các tác giả tác phẩm mời các bạn CLICK vào http://giasuminhtri.vn  rồi tìm kiếm danh mục TÁC GIẢ TÁC PHẨM. Hàng ngày chúng tôi đều cập nhật các bài viết mới của các bạn học sinh giỏi văn trên toàn quốc gửi về mời các bạn theo dõi và đón đọc nhé
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

cảm nhận bài thơ hầu trời

kể lại bài thơ hầu trời

ý nghĩa nhan đề hầu trời

dàn ý cảm nhận về bài thơ hầu trời

cảm nhận về cái tôi trong hầu trời

tâm sự của tản đà trong bài thơ hầu trời

cảm nhận của em về cái tôi của tản đà qua bài thơ hầu trời

cảm nhận của em về cái ngông của thi sĩ tản đà trong bài thơ hầu trời

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo