trung tâm gia sư biên hòa

Cảm nhận bài thơ việt bắc hay nhất

Trung tâm tìm gia sư tại tphcm thấy rằng văn học là bức tranh phản ánh chân thực cuộc sống.

Điều đó có lẽ được thể hiện rõ nhất trong những tác phẩm của nhà thơ Tố Hữu. Đối với ông, sáng tác văn chương không chỉ ghi lại những sự kiện trong đại của dân tộc mà còn khơi dậy tình yêu nước, lòng đoàn kết ở nhân dân. Điều đó đã trở thành nét nổi bật nhất trong sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của Tố Hữu. Đến với tác phẩm “Việt Bắc”, người đọc chúng ta càng hiểu rõ hơn.
gia-su-mon-van-tai-tphcm-cam-nhan-bai-tho-Viet-Bac

Gia sư môn văn tại tphcm nhận thấy Tố Hữu là nhà thơ tiên phong cho văn chương trữ tình chính trị.

Sở dĩ có nét đặc trưng này bởi vì ông không chỉ là một nghệ sĩ mà còn là một người lính lớn lên và trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. Ông từng cho rằng cuộc đời của mình thật may mắn vì đã được giác ngộ lý tưởng cộng sản, tham gia vào đường lối chính trị của đất nước ngày từ rất sớm. Với Tố Hữu, viết thơ không chỉ để sáng tạo nghệ thuật mà hơn hết chính là ghi lại những tình cảm lớn, niềm vui lớn trước những chiến thắng vàng son của dân tộc ở từng mốc lịch sử. Trữ tình chính trị chính là ở đó. Trữ tình là ca ngợi những tình cảm lớn, niềm vui lớn như tình yêu nhân dân, quê hương, đất nước. Chính trị là chất lịch sử, là đường lối, là con đường cổ vũ và ủng hộ Đảng và Bác tuyệt đối trung thành không hề lay chuyển. Không chỉ vậy, điểm nổi bật khi nhắc về thơ ca Tố Hữu còn là những trang thơ thấm đẫm chất dân gian truyền thống của dân tộc. Đó là thể thơ lục bát quen thuộc, là những hình ảnh thân thiết, là những câu tục ngữ ca dao đã ăn sâu trong trái tim mỗi người dân đất Việt. Thơ Tố Hữu cứ theo cách đó, nhẹ nhàng đi vào lòng mọi thế hệ. Dù cho đất nước đã hòa bình, trải qua những tháng ngày chiến tranh gian khổ, nhưng những trang thơ đó vẫn còn và còn mãi với không gian thời gian. Bởi đó là những giá trị chân chính bất hủ của nền văn chương dân tộc.
tim-gia-su-tai-tphcm-cam-nhan-bai-tho-Viet-Bac

Gia sư dạy tiếng anh tphcm thấy rằng bài thơ “Việt Bắc” rất tiêu biểu cho phong cách sáng tạo nghệ thuật của văn chương Tố Hữu.

Nói về hoàn cảnh sáng tác, bài thơ được khơi nguồn cảm hứng khi nhà thơ cùng đồng đội phải rời xa căn cứ Việt Bắc để trở về thủ đô Hà Nội sau chiến thắng trọng đại của dân tộc. Trước khung cảnh chia tay người dân nơi đây, những kỷ niệm sống và chiến đấu lâu dài, Tố Hữu bằng nỗi nhớ niềm mong và tình yêu thương chân thành sâu nặng đã viết nên tác phẩm này như để lưu giữ những tình cảm khó phai. Có lẽ chính vì lẽ đó, toàn bộ bài thơ là những dòng chữ giản dị nhưng chân thật của người đi xa dành cho người ở lại. Đại từ xưng hô “mình – ta” vốn dĩ chỉ dùng trong ca dao, là cách mà những người vợ và chồng gọi đáp với nhau lại được vận dụng một cách thuần thục hơn cả. Hơn cả tình cảm đôi lứa hay gia đình, tình cảm ở đây là nỗi lòng giữa người lính và người dân. Đó là tình yêu, sự thân thiết gắn bó trong những tháng ngày đất nước gian khổ giữa nạn ngoại xâm xâm lược. Cuộc sống dù có thiếu thốn trăm bề, bom rơi đạn nổ nhưng họ vẫn đồng lòng, đùm bọc cùng nhau vượt qua từng bước từng bước một để kết thành một sức mạnh to lớn và mạnh mẽ hơn cả phá tan quân thù muôn nơi. Ở đó, ta còn thấy niềm tin, niềm lạc quan của tất cả mọi người về tương lai chiến thắng của dân tộc. Đó còn là sự chuyển đổi mạnh mẽ, từ những ngày đầu bị động yếu thế thành những ngày sau chủ động kiên quyết. Không chỉ một cá nhân nhỏ bé đơn lẻ nào mà là những bà, những mẹ, những đoàn dân công, những người lính muôn nơi cùng nhau cùng nhau hoàn thành tốt từng nhiệm vụ đặt ra của cách mạng. Đọc từng dòng từng chữ mà cảm tưởng như ta được trở về với một giai đoạn lịch sử để hòa cùng không khí khẩn trương hào hùng của dân tộc. Đó là những trang sử vàng của Việt Nam mến yêu mà đời đời kiếp kiếp vẫn còn khắc ghi mãi mãi. Bởi đó là tinh thần, là vẻ đẹp, là giá trị của chúng ta.

Cảnh chia tay trong bài thơ Việt Bắc

Tố Hữu được khẳng định là lá cờ đầu thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại, ông đã có một chỗ đứng chễm chệ trong làng văn học Việt Nam lúc bấy giờ và cả hiện tại bởi lối sáng tác mang đậm tính truyền thống của dân tộc. Việt Bắc là một trong những sáng tác mang nhiều giá trị sâu sắc. Bài thơ đã tái hiện lên những tình cảm cách mạng giữa người đi – kẻ ở, mà đặc sắc nhất chính là tám câu thơ đầu:
“- Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn?
- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...”
gia-su-uy-tin-tphcm-neu-canh-chia-li-trong-bai-tho-viet-bac
Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh đất nước giành chiến thắng trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), khi đó, những người kháng chiến từ căn cứ trở về miền xuôi, nhân sự kiện có tính chất lịch sử, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ. Qua cách thể hiện khéo léo và tinh tế của tác giả, bài thơ đã được rất nhiều độc giả ví von nó như một câu chuyện tình yêu, câu chuyện của những người tham gia kháng chiến và những người Việt Bắc đã gắn bó với nhau thật bền chặt trong suốt quãng thời gian dài đằng đẵng, chính vì vậy, khi chia tay họ bịn rịn, quyến luyến nhau.
Đầu tiên là câu hỏi của người ở lại hỏi người về xuôi:
“- Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”
Cách xưng hô của người Việt Bắc với người ở lại là mình – ta lại càng thể hiện lên những tình cảm vô cùng chân thật và xúc động. Người Việt Bắc đã hỏi những người kháng chiến khi về lại miền xuôi thì có nhớ mình hay không? Câu hỏi kết hợp với sự nhắc nhở, ở đây là nhắc về quãng thời gian mà họ cùng làm việc, cùng chiến đấu với nhau, là “mười lăm năm” – là mốc thời gian gắn với dấu tích lịch sử, tính từ thời kháng Nhật 1940 đến khi những người kháng chiến trở về thủ đô vào năm 1954. Thời gian dài lâu như vậy liệu rằng có đủ “thiết tha mặn nồng”. Cách bày tỏ tình cảm của những người Việt Bắc rất chân thật và sâu nặng. 
Chưa dừng lại, người Việt Bắc lại hỏi những người kháng chiến: 
“Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn?”
Khi về tới thủ đô, thì những người lính khi nhìn “cây” có nhớ “núi” khi nhìn “sông” có nhớ “nguồn”. Một loạt những hình ảnh có tính chất biểu tượng đã được tác giả sử dụng như là ẩn dụ cho nỗi nhớ. “Núi” là núi ở Việt Bắc, “nguồn” cũng là nguồn nước ở Việt Bắc. Đó là những địa điểm mà bao lần họ cùng nhau đi qua, cùng nhau chứng kiến những sự kiện lịch sử đầy khốc liệt nhưng cũng không kém phần huy hoàng theo thời gian. Ở hai câu này, tác giả đã vận dụng từ câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”, đó như là một lời nhắc nhở cội nguồn, khẳng định tình cảm thủy chung của người ở lại. 
Bốn câu sau là lời đáp của người về, lời đáp bộc lộ tiếng lòng bâng khuâng:
“- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi”
tim-gia-su-tai-nha-tphcm-neu-canh-chia-li-trong-bai-tho-viet-bac
Các từ láy: tha thiết, bâng khuâng vừa nhắc lại lời của người Việt Bắc, cũng vừa là tâm trạng của người cán bộ về xuôi. Chưa hết, cách trả lời câu hỏi với đại từ phiếm chỉ là “ai” là ý chỉ tới ngưởi Việt Bắc. Người cán bộ đã khẳng định rằng họ cũng đang bâng khuâng, đang bồn chồn bước đi, rời khỏi Việt Bắc nhưng tâm hồn vẫn hướng về nơi đây, vẫn bịn rịn. 
Đến hai câu cuối, tâm trạng người đi kẻ ở trong buổi chia tay trở nên da diết hơn: 
“Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...”
“Áo chàm” là hình ảnh hoán dụ cho con người Việt Bắc. Hai câu thơ gợi ra một khung cảnh “phân li” thật buồn bã khi người đi – kẻ ở cầm tay lưu luyến, không biết nói gì và cũng không đủ can đảm để nói hết tâm trạng.  Bởi lẽ tình cảm gắn bó cùng nhau, cùng vượt qua bao khó khăn trong mười lăm năm chắc hẳn đã trở thành tình cảm máu mủ, ruột thịt. Và Việt Bắc chính là quê hương của họ, của cả người đi lẫn kẻ ở. 
Bằng cách đối đáp mình – ta quen thuộc trong ca dao, cách sử dụng những hình ảnh ẩn dụ, từ ngữ gợi tả đầy sâu lắng, đoạn thơ đã tái hiện lên một bức tranh chia tay thật xúc động. Từ đó thấy được tình cảm của người Việt Bắc và cán bộ, cũng là lời ca ngợi những tình cảm thiêng liêng và cao quý đó. Tám câu đầu trong bài thơ nói riêng cũng như bài thơ Việt Bắc nói chung như là một bài ca ca ngợi những tình cảm của những con người anh dũng chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc, là bản nhạc hào hùng muôn thuở của dân tộc Việt Nam.
Gia Sư Minh Trí xin cám ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi, để tìm hiểu sâu về các tác giả tác phẩm mời các bạn CLICK vào http://giasuminhtri.vn  rồi tìm kiếm danh mục TÁC GIẢ TÁC PHẨM. Hàng ngày chúng tôi đều cập nhật các bài viết mới của các bạn học sinh giỏi văn trên toàn quốc gửi về mời các bạn theo dõi và đón đọc nhé
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

cảm nhận của anh chị về bài thơ việt bắc

cảm nhận về khổ 10 trong bài thơ việt bắc

Bài học rút ra từ bài thơ Việt Bắc

Cảm nhận của ánh chỉ về đoạn thơ Việt Bắc

cảm nhận bài thơ việt bắc hay nhất

cảm nhận bài thơ việt bắc ngắn gọn

bài văn cảm nhận về bài thơ việt bắc

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo