trung tâm gia sư biên hòa

Gia sư ở quận 11 cảm nhận Chử Đồng Tử

Gia sư ở quận 11 nhận thấy trong các vị thần được tín ngưỡng dân gian người Việt thờ phụng, xuất thân của Chủ Đồng Tử đặc biệt hơn cả. Sự ra đời của ngài tuy không có yếu tố kì ảo, cuộc đời của ngài cũng không quá kiêu hùng, oanh liệt, thế nhưng Chử Đồng Tử luôn được nhân dân phụng thờ và được xếp vào “Tứ bất tử”. Điều gì đã làm nên Chử Đồng Tử từ một chàng trai nghèo nơi rìa sông trở thành vị thần oai linh, được nhân dân tôn thờ. Câu chuyện cổ tích Chử Đồng Tử là lời lí giải cho những câu hỏi ấy.
Gia sư tại quận 4 thấy trong tiếng Hán Việt, Chử Đồng Tử nghĩa là đứa trẻ ở bãi sông. Đó không chỉ là nơi gắn bó với chàng từ thuở thiếu niên cho đến khi trưởng thành, mà còn là nơi chàng thay đổi số phận của chính mình. Tương truyền, nhà Chử Đồng Tử rất nghèo, hai cha con đặt đơm đánh cá cũng chỉ vừa đủ ăn. Hai cha con cũng chỉ có độc một chiếc khố. Khi cha chết, Chử Đồng Tử chôn khố theo cha, còn mình thò trần truồng, chỉ có cát và lau trên bãi sông che lấy thân thể.
gia-su-tai-quan-4-cam-nhan-chu-dong-tu
Chi tiết chiếc khố được tác giả dân gian chú ý bởi nó bộc lộ được vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật. Sự hiếu kính với cha không chỉ thể hiện trong lúc cha còn sống, mà ngay cả nghĩa tử, người con cũng hết sức báo đền. Chi tiết ấy đơn sơ, giản dị mà nặng tình nghĩa cha con nhưng cũng khiến người ta chua xót khi nhận ra có những người rất nghèo trong xã hội. Dù họ có làm việc chăm chỉ và lương thiện nhưng vẫn không đủ để trang trải trong cuộc sống. Đến nhu cầu tối thiểu nhất của con người là có vật để che thân cũng không thể đảm bảo.
Gia sư sinh viên tphcm thấy rằng sau khi cha mất, Chử Đồng Tử đã không cha mẹ, nay cũng không ruộng vườn, nhà cửa, không anh em, làng xóm, chỉ một mình trần trụi giữa bãi sông và giữa cuộc đời. Chử Đồng Tử thuộc kiểu nhân vật nghèo khổ, xuất phát điểm luôn là số không. Nhưng từ “không” đến “có”, ngay bãi sông này, chàng có được vợ, là công chúa Tiên Dung. Từ đây, chàng có lâu đài, có kẻ hầu người hạ. Khi đã hưởng được những vật chất đầy đủ nhất, thì tất cả lại biến thành giấc mộng, bản thân Chử Đồng Tử cũng bay về trời. Công chúa Tiên Dung là một nhân vật đặc biệt, nàng tuy là công chúa nhưng không nghe lời vua cha, thích đi du ngoạn. Và chính nàng cũng là người chủ động muốn kết hôn cùng Chử Đồng Tử. Điều này tuy khác lạ so với phong tục cưới hỏi của người Việt, nhưng lại rất hợp lí trong logic tình cảm. Cuộc tình duyên của Tiên Dung và Chử Đồng Tử vừa kì diệu, vừa thoát tục và tự nhiên. Hai người gặp nhau trong hoàn cảnh bất ngờ, khi cả hai đều trần truồng trên dòng sông. Lột bỏ tất cả những lớp điểm trang trên cơ thể, con người quay trở lại với bản chất của mình, và lúc này địa vị hay thân phận cũng không còn quan trọng, chỉ có tình yêu thăng hoa giữa hai tâm hồn hòa hợp. Mối lương duyên kì lạ này thể hiện ước mơ của nhân dân ta về sự đổi đời, hôn nhân vượt qua sự “môn đăng hộ đối”, được tự do lựa chọn người mình yêu thương.
gia-su-o-quan-11-cam-nhan-chu-dong-tu
Gia sư dạy kèm tphcm thấy hai người sau khi kết hôn không trở về cung mà du ngoạn trong dân gian, khai mở làng mạc. Điều này phản ánh sự phát triển dân cư, mở mang lãnh thổ, lập làng xóm mới của tổ tiên ta. Chi tiết Tiên Dung nghe lời Chử Đồng Tử đi ra biển tìm vật lạ đem về đổi lấy thứ khác phản ánh hình thức sơ khai của sự trao đổi hàng hóa ở nước ta thời xưa. Chử Đồng Tử sau khi đã giúp nhân dân có cuộc sống ấm no thì tự mình lên núi học phép thuật, cùng vợ đi đến chốn thanh vắng, sau cùng là bay về trời. Sự phát triển tính cách và hành động của nhân vật có điểm đặc biệt, càng về sau nhân vật càng khác những nhân vật cổ tích khác. Như Sọ Dừa, Tấm Cám, Thạch Sanh… đều hưởng cuộc sống hạnh phúc nơi trần thế. Tác phẩm này thể hiện sự thoát tục, có xu hướng tiên thoại hóa. Có thể nói, truyện Chử Đồng Tử là sự tổng hợp của kiểu tư duy cổ tích và tư duy thần thoại, Phật thoại. Truyện vừa có sự gần gũi với cuộc sống nhưng vẫn nhuốm màu sắc tâm linh, thoát tục.
Gia sư anh văn tphcm cho rằng Chử Đồng Tử không chỉ là câu chuyện cổ tích kể về sự đổi đời của chàng trai nghèo khổ nơi bãi cát mà còn là sự lí giải về tín ngưỡng của người Việt cổ. Chử Đồng Tử là người giúp nhân dân khai hoang, mở làng, có công dạy dân buôn bán. Và sự linh thiêng của ngài còn được nối tiếp mãi trong chiến công đầm Dạ Trạch. Có thể nói, Chử Đồng Tử là vị thần yêu thương và chăm lo mọi mặt cho đời sống của nhân dân, khi mất đi rồi, oai linh của ngài vẫn ở cùng người dân đất Việt.
CLICK xem thêm: http://giasuminhtri.vn
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

nhân vật chử đồng tử

ý nghĩa truyện chử đồng tử

sự tich chử đồng tử

chử đồng tử tiên dung ở đâu

soạn bài chử đồng tử lớp 10 nâng cao

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo