trung tâm gia sư biên hòa

Gia sư tại nhà nêu cảm nhận về truyện ngắn Lão Hạc

Gia sư tại nhà thấy rằng trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám, con người phải chịu nhiều khổ cực đến từ sự lỗi thời và áp bức của chế độ thực dân nửa phong kiến. Người nông dân bị cái nghèo đói bủa vây với sự ám ảnh về miếng ăn đi theo từng chặng đường sống. Có người phải bán hết cả tài sản như trong Tắt đèn, có kẻ bán đi công lý và lương tri như trong Đồng hào có ma, bán đi cả sự lương thiện cuối cùng như Chí phèo. Với Lão Hạc, người nông dân thể hiện tận cùng nỗi đau khổ khi bị cái nghèo đẩy đến con đường chết. Nam Cao đã dấn thân vào xã hội nông thôn, xâm nhập bằng từng giọt máu và nước mắt để tái hiện ám ảnh lên những trang văn.
gia-su-tai-nha-cam-nhan-ve-nhan-vat-lao-hac
Lão Hạc kể về cuộc đời một lão nông nghèo khó. Lão sống cả cuộc đời trong chắt chiu, chờ đợi mỏi mòn người con trai đi làm đồn điền cao su. Chỉ vì cha không chịu bán vườn cưới vợ, người con trai đã nhẫn tâm bỏ đi, trả công nuôi dưỡng của cha già chỉ bằng ba đồng bạc trắng. Chi tiết ấy được nhắc lại trong sự tủi hổ của lão Hạc, minh chứng cho sự bội bạc của đứa con. Thế nhưng, người cha vẫn dào dạt tình yêu thương, lo lắng cho con nơi phương xa. Tình yêu thương ấy không những thể hiện qua số tiền và mảnh vườn mà còn là cách đối xử của lão với chú chó. Đó không phải chỉ là vật nuôi mà còn là người bạn tri kỉ, niềm an ủi của lão Hạc những ngày quạnh quẽ. Lão gọi con chó bằng “cậu” và cho nó ăn trong một cái bát. Cuộc sống ngày càng khó khăn, lão hạc ốm nặng và không còn khả năng lao động, lão phải bán đi con chó hằng yêu quý để không tiêu phạm vào số tiền để dành cho con. Lựa chọn ấy là khó khăn nhưng đó là duy nhất, cũng là cách thể hiện sống động nhất bi kịch người nông dân nghèo trong xã hội cũ. Họ bị tước đoạt mọi thứ từ vật chất cho đến tinh thần.
Gia sư sư phạm thấy ở nhân vật lão Hạc, ta nhìn thấy phẩm chất tiêu biểu của người nông dân – lòng lương thiện. Lão Hạc là người nông dân thuần hậu, chất phác. Nỗi đau khổ trên gương mặt khi lão bán chó chính là minh chứng rõ nhất cho điều ấy. Bán chó như một nỗi đau khủng khiếp giáng xuống cuộc đời bất hạnh của lão Hạc: “những nếp nhân xô lại với nhau, ép cho nước mặt chảy ra. Lão hu hu khóc.” Nỗi đau ấy không phải chỉ đến từ việc phải từ bỏ người bạn mà còn đến từ sự băng hoại nhân cách. Đó là nỗi đâu khi con người phải từ bỏ sự lương thiện của mình vì miếng cơm manh áo. Cả cuộc đời, lão Hạc chưa từng lừa ai, thế nhưng giờ lại đi lừa một con chó để đổi lấy năm đồng bạc. “A lão già tệ lắm, ta ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với ta như thế à?” Sự tưởng tượng như vết cắt cứa vào lương tri, tấm lòng quá đỗi thánh thiện và trong sáng của lão Hạc.
tim-gia-su-tai-tphcm-cam-nhan-ve-nhan-vat-lao-hac
Trung tâm tìm gia sư tại tphcm cho rằng cái chết của lão Hạc có thể là chi tiết gây ám ảnh nhiều nhất trong tác phẩm. Đó là một cái chết quằn quại và đau đớn. Lão Hạc đã xin bả chó của Binh Tư và lựa chọn chấm dứt cuộc đời mình như một sự đền tội với cậu Vàng. Chi tiết ấy có sức mạnh tố cáo xã hội mạnh mẽ. Khi cuộc sống đã tước đoạt mọi điều tốt đẹp nơi con người, từ vật chất cho đến lương tri, thì cái chết là tất yếu để giữ gìn, để giữ cho bản thân không ngập trong vũng bùn của tội lỗi. Nếu con người sống trong điều kiện ấy, thì việc từ bỏ nhân cách của mình chỉ còn là vấn đề thời gian. Cái chết của lão Hạc là minh chứng đau đớn cho điều ấy, tố cáo xã hội một cách đau đớn, xót xa. Ông giáo xúc động trước cái chết ấy mà rằng: “Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác.” Câu thoại mang tính chất triết lí, ông giáo buồn vì miếng cơm manh áo có thể làm thay đổi lương tri của con người. Nhưng khi nhận ra được sự thật, nỗi buồn ấy biến mất mà thay vào đó là nỗi buồn vì những con người lương thiện phải chọn lấy con đường chết đầy đau đớn.
Gia sư môn văn tại tphcm cho rằng nhân vật lão Hạc là hình tượng nhân vật thành công trong các sáng tác hiện thực phê phán của nhà văn Nam Cao. Với bút phát tự sự, miêu tả nhân vật độc đáo, Nam Cao đã dựng nên lão nông chân quê, hiền lành nhưng không tránh khỏi bi kịch của thời đại. Bi kịch ấy dường như là mẫu số chung cho những người lương thiện lúc bấy giờ.
CLICK xem thêm: http://giasuminhtri.vn
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

cảm nhận về nhân vật lão hạc

cảm nhận về nhân vật lão hạc ngắn gọn

cảm nghĩ về lão hạc ngắn gọn

đoạn văn cảm nhận về nhân vật lão hạc lớp 8

cảm nghĩ về nhân vật lão hạc ngắn nhất

cảm nhận về nhân vật lão hạc trong truyện ngắn cùng tên

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo