trung tâm gia sư biên hòa

Trung tâm gia sư quận Bình Tân cảm nhận tự tình bốn câu thơ cuối

“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”  (Ca dao)
Trung tâm gia sư quận Bình Tân nhận thấy từ ngàn xưa thân phận người phụ nữ đã gặp lắm truân chuyên. Họ sinh ra là người tài sắc nhưng số phận lại không được tự mình định đoạt, mà luôn phụ thuộc vào người khác, đặc biệt là những người đàn ông. Hồ Xuân Hương đã thay những người phụ nữ ấy cất lên khúc hát bi thương của lòng mình. Tự tình không chỉ là sự giãi bày tâm sự, mà còn là sự bênh vực, chống đối lại những thế lực chà đạp lên người phụ nữ. Bốn câu thơ cuối thể hiện khát vọng phản kháng mạnh mẽ, nhưng đồng thời cũng là khát khao hạnh phúc lứa đôi chính đáng nhưng mong manh.
trung-tam-gia-su-su-pham-tphcm-cam-nhan-bon-cau-tho-cuoi-bai-tu-tinh
Trung tâm gia sư uy tín tại tphcm thấy câu thơ thứ năm và thứ sáu thể hiện khát vọng mạnh mẽ, muốn phá bỏ những lề luật đã chai sạn, đè nặng lên hạnh phúc của người phụ nữ.
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”
Những động từ mạnh xiên, đâm được đảo lên trước câu thơ nhưng một sự cởi trói mạnh mẽ, đập tan đi bức tường thành kiến bây lâu nay bao trùm lên bao thân phận người phụ nữ. Tính từ ngang, toạc như sự mở rộng hết cỡ về phương hướng, tăng thêm tính chất dứt khoát cho động từ. Những từ ấy lại gắn liền với những cảnh thiên nhiên hoang dại và kì vĩ – mặt đất rêu từng đám, chân mây đá mấy hòn – nâng những khát vọng manh tính bản năng ấy trở thành một điều cấp thiết, một sự bức bối không thể chịu đựng. Đến lúc này, nỗi bi phẫn không thể chịu đựng, không thể trốn tránh trong hơi men, mà bộc phát mạnh mẽ thành hành động như muốn phá vỡ quy luật của tạo hóa mà giải thoát. 
Trung tâm gia sư sư phạm tphcm thấy khát vọng của người phụ nữ về sự tự do luôn mãnh liệt như thế, nhưng có lẽ đến khi Hồ Xuân Hương thay họ nói lên tiếng lòng này, con người mới nhận ra những khát khao ấy chưa bao giờ tắt, vẫn âm ỉ và mạnh mẽ biết nhường nào.
Quyết liệt muốn bứt phá là thế, nhưng hai câu thơ cuối lại tựa như tiếng thở dài ngao ngán
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con.”
Xuân là mùa đẹp nhất trong năm, là hình ảnh tượng trưng cho thời gian đẹp nhất của đời người. Với người phụ nữ, đây là thời gian để xây đắp hạnh phúc, được hưởng ái ân từ đời sống vợ chồng. Thế nhưng, xuân trong Tự tình chỉ còn là bước đi vô nghĩa của thời gian, của vòng tuần hoàn cô lẻ không có hồi kết. Xuân đi xuân lại lại, nghệ thuật điệp ngữ như kéo dài ra khoảng thời gian thanh xuân sẽ héo mòn trong tháng ngày chờ đợi. Cuối cùng nỗi khát khao được giải tỏa, được yêu thương chỉ còn là mảnh tình san sẻ tí con con. 
trung-tam-gia-su-uy-tin-tai-tphcm-cam-nhan-bon-cau-tho-cuoi-bai-tu-tinh
Gia sư ở quận 11 cho rằng danh từ mảnh tình vốn đã gợi sự bé nhỏ, dang dở, nay lại đi cùng những tính từ tí, con con càng khiến người ta thêm não nùng. Tình cảm vốn là điều không thể chia sẻ cho nhiều người, đặc biệt là tình cảm lứa đôi. Nhưng sống trong chế độ đa thê, người phụ nữ vẫn phải ngậm ngùi chịu tình cảnh san sẻ ngang trái ấy. Người phụ nữ gan góc, bi phẫn này đã bị sự cô đơn đánh bại. Nàng chỉ ước mong được một mảnh tình để an ủi tâm hồn những đêm cô tịch. Đó cũng chính là nỗi lòng của vô số người phụ nữ phong kiến xưa. 
Gia sư tại quận 4 thấy bốn câu cuối của bài thơ Tự tình vừa thể hiện khát khao muốn vượt thoát, đồng thời cũng là tiếng thở dài ngao ngán chấp nhận thực tại. Con người tìm đủ mọi cách để thoát khoát nghịch cảnh, quên đi sự cô đơn. Thế nhưng nỗi đau ấy lại càng chồng chất và con người đành thỏa hiệp để mong nhận lại được chút mảnh tình cho vơi bớt bi thương. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ độc đáo, bút pháp miêu tả tâm trạng đã giãi bày một cách mãnh liệt và tha thiết những cung bậc cảm xúc của người phụ nữ phải chịu sự cô đơn ngay trong chính căn nhà của mình. Nỗi bất hạnh ấy cũng là sự tố cáo mạnh mẽ nhất chế độ đa thê của thời đại phong kiến, vùi dập hạnh phúc và ước mơ của con người.
CLICK xem thêm: http://giasuminhtri.vn
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

cảm nhận bài thơ tự tình

cảm nhận về bài thơ tự tình 2 ngắn gọn

cảm nhận về bài thơ tự tình lớp 11

cảm nhận của em về thân phận người phụ nữ trong bài thơ tự tình 2

cảm nhận về nhân vật trữ tình trong bài tự tình 2

 

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo