trung tâm gia sư biên hòa

Trung tâm gia sư tphcm cảm nhận về nhân vật chị Dậu

Nhận định về tác phẩm Tắt đèn, Nguyễn Tuân cho rằng Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn. Trung tâm gia sư tphcm nhận thấy trong giai đoạn những năm 1930 – 1945, người nông dân phải chịu nhiều áp bức vì vừa bị sự thống trị của phong kiến và kiểm soát của chính quyền thực dân. Chúng ra sức đàn áp các cuộc khởi nghĩa nhân dân, bắt họ nộp tô thuế rất vô lý và nặng nề. Trong bối cảnh ấy, sự nổi dậy của người nông dân là quy luật tất yếu. Tác phẩm Tắt đèn, cụ thể hơn là đoạn trích Tức nước vỡ bờ, như một lời động viên, cỗ vũ tinh thần quật khởi của nhân dân thông qua hình tượng nhân vật chị Dậu.
gia-su-tphcm-viet-cam-nhan-ve-nhan-vat-chi-dau
Gia sư tphcm thấy rằng chị Dậu là một người nông dân lương thiện với những phẩm chất truyền thống quý báu của phụ nữ Việt Nam. Chị hết lòng yêu thương chồng, thể hiện qua hành động nấu cháo và dùng những lời lẽ yêu thương để nói với chồng: “Thầy em hãy cố ăn một ít cho chóng khỏe.” Nhưng người phụ nữ lại không thể bảo vệ được gia đình bé nhỏ của mình. Tiếng trống thúc thuế cứ văng vẳng trong tâm trí chị, nghiến thêm vào nỗi buồn đau khi chị phải bán con cho cụ Nghị thôn Đoài, nỗi đau khi chồng bị đánh đập dã man. Nguồn cơn của sự bất hạnh ấy chính là hàng trăm thứ sưu thuế nặng nề và vô lý mà chính quyền thực dân đề ra. Thuế đinh ấy vốn dĩ là của người chết, nhưng người sống vẫn phải gánh thay. Chị Dậu dù đau lòng nhưng vẫn cam chịu để mong cuộc sống bình yên cho gia đình.
Gia sư luyện thi đại học tphcm thấy khi đối diện với tên cai lệ hống hách, chị Dậu vẫn rất khiêm nhường mà xưng “con” – “cậu” với hắn. Nhưng càng nhân nhượng thì chúng càng lấn tới. Tên cai lệ và người nhà lý trưởng là một bọn vô nhân tính, chúng hung bạo và sẵn sàng cướp đi sinh mạng kẻ khác không một chút xót thương. Khi xuất hiện trong nhà chị Dậu, chúng dùng những hành động ngỗ ngược: lớn tiếng quát mắng, xưng hô ông – mày, thằng thể hiện rõ bản chất hách dịch. Đứng trước những lời van xin hết lời của chị Dậu, chúng vẫn dửng dưng: “Chị ra đình mà xin với ông lý cho, chứ tôi chẳng có quyền gì mà khất cho chị một giờ nào hết.”  Hai nhân vật đấy là đại diện cho những kẻ cầm quyền lòng lang dạ sói. Chúng ra sức vơ vét trên những giọt máu cuối cùng của nhân dân. Mặc cho anh Dậu đang bệnh nằm liệt giường, chúng vẫn hung hãn xông vào trói gô lại. Chị Dậu đã hết mực van xin, nhưng chúng không buông tha.
gia-su-luyen-thi-dai-hoc-tphcm-viet-cam-nhan-ve-nhan-vat-chi-dau
Gia sư tiếng anh tại nhà tphcm thấy rằng cuối cùng, cái tát mạnh vào chị Dậu như giọt nước tràn bờ. Chị Dậu đã thức dậy sức mạnh của một con người phải bảo vệ chính mình, mặc những luật lệ, những thứ thuế hà khắc. Câu nói gay gắt: “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem” thể hiện một sự vùng dậy sức mạnh tinh thần của người nông dân. Sự thay đổi xưng hô từ sự thể hiện khiêm nhường sang thái độ bề trên là sự đổi ngôi ngoạn mục trên sân khấu (từ ông – con  sang bà – mày). Những kẻ tàn ác đã bị hạ xuống để tôn vinh sức mạnh ý chí và chính nghĩa của con người. Khi bị dồn đến đường cùng, sức mạnh của người nông dân được khai phá. Họ mạnh mẽ và đủ sức đánh bại những thế lực tàn bạo nhất. Chị chàng con mọn đã dùng sức mạnh của mình để vật lại với cả hai tên tay sai bằng tay không. Sức mạnh của người nông dân chính là điều ấy. Bọn tay sai có vũ khí, nhưng chúng không thể chiến thắng tình yêu và khát vọng bảo vệ gia đình trong trái tim mỗi người nông dân.
Trung tâm dạy kèm tiếng anh tại nhà tphcm thấy rằng hình ảnh chị Dậu là biểu tượng không chỉ của người phụ nữ Việt Nam kiên dũng, anh hùng mà còn là của muôn ngàn con người Việt Nam đứng trước hiểm nguy bị đè nén bởi áp bức, bất công. Sự nổi loạn của người nông dân mà Nguyễn Tuân nhắc đến chính là niềm tin vào cuộc cách mạng tất yếu để lật đổ áp bức, bất công. Nếu muôn người nông dân đều chiến đấu bằng tinh yêu gia đình, tình yêu với quê hương đất nước thì chiến thắng của cuộc cách mạng sẽ nhanh chóng trở thành hiện thực. Hẳn đó cũng chính là điều mà Ngô Tất Tố mong muốn.
CLICK xem thêm: http://giasuminhtri.vn
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

cảm nhận về nhân vật chị Dậu

đoạn văn cảm nhận về chị dậu trong tức nước vỡ bờ

hình tượng nhân vật chị dậu

tìm hiểu về nhân vật chị dậu

cảm nhận về nhân vật chị dậu trong đoạn trích tức nước vỡ bờ

hoàn cảnh của chị dậu trong tức nước vỡ bờ

 

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo