trung tâm gia sư biên hòa

Cảm Nhận Bài Thơ Tiểu Đội Xe Không Kính | Tìm gia sư uy tín ở TPHCM

Cảm Nhận Bài Thơ Tiểu Đội Xe Không Kính | Tìm gia sư uy tín ở TPHCM

     Đường Trường Sơn những năm đánh Mỹ là cung đường của tuổi trẻ thanh niên Việt Nam với những khát vọng cao đẹp “ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước – Mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Con đường ấy cũng chính là con đường dẫn lối cho nghệ thuật để rồi từ đây sinh ra cho đời bao áng văn chương tuyệt mĩ. Đã có một thiên tình sử diễm tuyệt trong “Mảnh trăng cuối rừng” của Nguyễn Minh Châu, đã có những gương mặt nữ anh hùng lấp lánh ánh sao trong “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê …Và nhắc đến Trường Sơn trong thời kì ấy làm sao ta có thể quên được “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật với hình tượng người lính lái xe trẻ trung, sôi nổi, lạc quan, yêu đời bất chấp bom rơi đạn nổ tất cả vì một miền Nam thân yêu. Những tinh thần quý báu ấy được Phạm Tiến Duật làm nổi bật trong ba khổ thơ cuối của bài thơ đồng thời cũng là những hình mẫu để thế hệ trẻ ngày nay noi theo và thực hiện những lý tưởng cao đẹp của tuổi trẻ trong thời hòa bình:
“ Những chiếc xe từ trong bom rơi
Chỉ cần trong xe có một trái tim”
         Phạm Tiến Duật là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ Phạm Tiến Duật có một giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch, hóm hỉnh mà sâu sắc. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ra đời trong hiện thực khốc liệt của cung đường Trường Sơn những năm đánh Mỹ cứu nước. Bài thơ được in trong tập thơ “Vầng trăng quầng lửa”
gia-su-uy-tin-o-tphcm-cam-nhan-ve-bai-tho-tieu-doi-xe-khong-kinh
         Thi phẩm có một nhan đề khá dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng lại thu hút người đọc ở vẻ lạ, độc đáo của nó. Nhan đề bài thơ đã làm nổi bật hình ảnh của toàn bài: những chiếc xe không kính. Cái tên gợi cho người đọc sự khắc nghiệt của chiến tranh. Một cái tên trần trụi, không mỹ miều, hàm súc như bao nhan đề bài thơ khác, đối lập với quan điểm cái đẹp văn chương thuần túy. Như Sê-khốp đã từng nói: “ Nếu tác giả không có lối đi riêng thì người đó không bao giờ là nhà văn cả… Nếu anh không có giọng riêng, anh khó trở thành nhà văn thực thụ”. Cái đẹp mà Phạm Tiến Duật xây dựng là từ trong những diễn biến sôi động trong cuộc sống ùa vào thơ. Hai chữ “bài thơ” trong nhan đề đã nói lên được cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: ông không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính hay là những hiện thực khốc liệt của chiến tranh, mà chủ yếu nhà thơ muốn nói về chất thơ của hiện thực ấy: chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam dũng cảm vượt lên những thiếu thốn, gian khổ, khắc nghiệt của những năm tháng chiến tranh. 
         Hình ảnh những chiếc xe không kính không phải sản phẩm của trí tưởng tượng mà xuất phát từ hiện thực của những năm tháng chống Mĩ cứu nước. Trên con đường Trường Sơn lửa đạn ấy, người ta thấy rất nhiều những chiếc xe không kính và nhà thơ đã mượn hình ảnh rất đỗi quen thuộc ấy để viết nên tác phẩm này. Bom đạn đã làm biến dạng những chiếc xe, khiến nó trở nên vô cùng xấu xí: không kính, không đèn, thùng xe có xước nhưng cái đặc biệt là trong hoàn cảnh ấy không phải chỉ có vài chiếc xe mà là cả một “tiểu đội xe không kính”.
        Nhà thơ không khắc họa ngoại hình của người lính mà tập trung miêu tả tư thế thái độ của họ khi ngồi trên những chiếc xe không kính. Trong thời gian chiến đấu khắc nghiệt, thiếu thốn, người lính không chút nao núng, sợ sệt. Hai từ “ung dung’ cho thấy tư thế hiên ngang, tâm hồn bình thản, tự tin của họ. Đối với người lính, chiếc xe không kính như tạo thêm cơ hội để họ nhìn ngắm thiên nhiên hùng vĩ. Điệp ngữ “nhìn, nhìn thấy” nhấn mạnh cảm giác tự do, thoải mái của những người lính trẻ khi được hòa mình với đất trời Tổ quốc. Từ tư thế ung dung, người lính mặc nhiên chấp nhận hoàn cảnh gian khổ của chiến trường. Nào gió, nào bụi, nào mưa, … họ chấp nhận tất cả thử thách trên con đường hành quân đầy chông gai phía trước với một tinh thần dũng cảm và làm chủ được hoàn cảnh.
gia-su-uy-tin-tai-tphcm-cam-nhan-ve-bai-tho-tieu-doi-xe-khong-kinh
       Đoạn thơ thứ nhất nhà thơ đã ghi lại khoảnh khắc đẹp đẽ thể hiện tình đồng chí, đồng đội của những người lính lái xe trên con đường Trường Sơn:
                                      “Những chiếc xe từ trong bom rơi
                                        Đã về đây họp thành tiểu đội
                                        Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
                                        Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”
       Hai câu thơ đầu mang đậm chất điện ảnh:
                                     “ Những chiếc xe từ trong bom rơi
                                        Đã về đây họp thành tiểu đội
       Trong hoàn cảnh bom rơi đạn nổ vô cùng khốc liệt, khói lửa bay mù trời thì trong làn khói  mù mịt ấy, những chiếc xe không kính dần dần hiện ra, từng chiếc này tới chiếc khác nối đuôi nhau tạo nên cả một tiểu đội xe không kính. Hai chữ “bom rơi” gợi ra khung cảnh ác liệt, dữ dội của chiến trường Trường Sơn những năm đánh Mỹ. Nó tàn khốc tới nỗi mà có lần nhà văn Lê Minh Khuê đã từng miêu tả trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” rằng: “Ðường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài cái thùng xăng hoặc thành ô-tô méo mó, han gỉ nằm trong đất.” Bốn chữ “từ trong bom rơi” ở câu trên và hai từ “về đây” ở câu dưới được dệt nên bởi những thanh bằng – gợi tả một hình ảnh đẹp: trong cảnh bom giật, bom rung mù mịt khói lửa; trong cảnh dốc sâu, đèo cao; trong lửa đạn… những chiếc xe vận tải từ từ hiện ra một cách bình thản, nhẹ nhàng như những thước phim quay chậm. Câu thơ “Đã về đây họp thành tiểu đội” gợi cho chúng ta liên tưởng đến hình ảnh gia đình, một không khí vô cùng thân thương, ấm áp và thân thuộc dù họ là những người đến từ khắp bốn phương trời chẳng hẹn quen nhau.
      Hai câu sau là tình cảm ấm áp, chân tình của người lính được thể hiện qua hình ảnh “bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”:
                                     “ Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
                                        Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”
      Đường Trường Sơn nối hai miền Bắc – Nam cũng chính là con đường kết nối những con người chung chí hướng sát gần lại với nhau. Chính cuộc chiến đấu chống Mỹ đã khiến cho những con người từ những phương trời xa lạ chẳng hẹn mà quen nhau. Những chiến sĩ lái xe Trường Sơn luôn quan niệm rằng anh em ở đâu cũng là người một nhà nên khi gặp nhau thì tay bắt mặt mừng. Chính vì vậy mà tác giả đã xây dựng nên một hình ảnh rất đỗi thân thương: “Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”. Hành động “bắt tay” là hành động rất quen thuộc của người lính – những người đồng lòng, đồng chí, đồng tình. Bắt tay mà còn là bắt tay qua cửa kính vỡ thì quả là một hình ảnh có một không hai vô cùng chân thực và cảm động. Từ bao giờ cái khuyết điểm “không kính” lại trở thành một điều kiện thuận lợi để những người lính thể hiện tình cảm chân thành của mình. Cái bắt tay ấy chính là cái bắt tay tinh thần mà những người lính của chúng ta trao cho nhau để bù đắp và quên đi sự tàn khốc của chiến tranh mà họ phải chịu đựng. Cái bắt tay ấy cũng rất giống với cái nắm tay, cái cầm tay của người lính trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Đặc biệt hơn cả, ô cửa kính vỡ ấy cũng không khiến những người lính của chúng ta bận lòng mà trái lại đó còn là điều kiện thuận lợi để giúp họ gần gũi nhau hơn. Cơ hội để họ xóa đi mọi khoảng cách, có thể coi ô cửa kính vỡ ấy là minh chứng cho tình cảm, tình đồng chí đồng đội của những chiến sĩ dọc con đường Trường Sơn những năm tháng chiến tranh.
gia-su-uy-tin-tphcm-cam-nhan-ve-bai-tho-tieu-doi-xe-khong-kinh 

Cảm nhận về bài thơ tiểu đội xe không kính lớp 9 | Gia sư tại TPHCM ( tiếp )

       Sau cái bắt tay thấm đượm ân tình ấy là cảnh sinh hoạt ngắn ngủi giữa núi rừng hùng vĩ nhưng ấm áp tình đồng chí, đồng đội. Trong giây phút dừng chân ngắn ngủi, họ đã tranh thủ sum họp, quây quần lại với nhau như một gia đình thực thụ:
                                    “ Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
                                       Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
        Không chỉ gắn bó trong chiến đấu mà họ còn gắn bó với nhau trong đời thường. Những cảnh sinh hoạt được miêu tả ở đây mới thật ấm cúng làm sao. Họ dựng bếp Hoàng Cầm giữa trời, họ góp bát đũa cùng nhau trong bữa cơm hội ngộ. Tình đồng đội keo sơn gắn bó ấy được thể hiện qua bữa cơm giữa rừng. Trong giây phút họ chung bát, chung đũa, sẻ chia cùng nhau… Chính điều đó đã giúp họ từ những con người xa lạ trở nên xích lại gần nhau hơn, gắn bó với nhau như những người ruột thịt trong gia đình. “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”- cách định nghĩa về gia đình thật hài hước, hóm hỉnh mà cũng thật chân tình, sâu sắc. Đó là gia đình của những người lính cùng chung nhiệm vụ, lí tưởng chiến đấu. Tất cả chỉ vì một khát vọng lớn lao giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
        Giây phút nghỉ ngơi hiếm hoi của người lính được thể hiện qua hai câu thơ:
                                  “ Võng mắc chông chênh đường xe chạy
                                     Lại đi, lại đi trời xanh thêm”
        Trong câu thơ thứ nhất, từ láy “chông chênh” gợi ra cho người đọc những cách hiểu khác nhau. Đó là một cuộc sống tạm bợ, đơn sơ, bình dị của cánh lái xe Trường Sơn, một cuộc sống nay đây mai đó, họ không mưu cầu một cuộc sống sung sướng hay đầy đủ mọi thứ và họ chịu đựng tất cả sự gian khổ ấy chỉ vì một lí tưởng cao đẹp duy nhất là hướng về miền Nam thân yêu. Mặt khác “chông chênh” còn là sự gồ ghề, lở loét do bom đạn tàn phá. Xe chạy ngang qua khiến cho võng lắc lư theo nhịp xe mang lại cảm giác chông chênh. Quả nhiên như Pau-tốp-xki đã khẳng định: “Chi tiết làm nên bụi vàng của tác phẩm”. Chỉ với một từ thôi mà tác giả đã cho chúng ta thấy được những năm tháng gian khổ của chiến tranh, những gì mà người lính đã phải chịu đựng ở chiến trường Trường Sơn vô cùng khốc liệt, gian khổ. Điệp ngữ “lại đi” gợi nhịp sống quen thuộc của đời sống người lính lái xe nay đây mai đó bởi vì các anh luôn quan niệm cuộc đời là những chuyến đi. Mặt khác nó còn gợi ra nhịp hành quân vô cùng khẩn trương. Từ đó khẳng định tinh thần chiến đấu kiên cường, vững vàng của người lính. Hình ảnh ẩn dụ “trời xanh thêm” gợi cho người đọc một âm hưởng nhẹ nhàng, thanh thản thể hiện một tinh thần lạc quan, yêu đời, niềm vui phơi phới cũng là niềm hy vọng vào tương lai ngày mai chiến thắng. Câu thơ còn đem lại cho chúng ta cảm giác như trời trong vắt, trong như tâm hồn người chiến sĩ, như khát vọng tình yêu mà họ gửi lại cho cuộc đời. Có thể nói, tình đồng chí đồng đội, tình yêu nước đã giúp cho các anh có thêm động lực để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc thân yêu của mình. 
          Khổ thơ cuối là khổ thơ đã hoàn thiện vẻ đẹp của người lính, đó là lòng yêu nước và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam:
                                “ Không có kính rồi xe không có đèn
                                   Không có mui xe, thùng xe có trước
                                   Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
                                   Chỉ cần trong xe có một trái tim”
          Hai câu thơ đầu tiếp tục tả những khó khăn chồng chất của đoàn xe:
                                “ Không có kính rồi xe không có đèn
                                   Không có mui xe, thùng xe có xước
          Ở hai câu thơ này, tác giả Phạm Tiến Duật đã lột tả hình ảnh chiếc xe trải qua bao mùa mưa bom, bão đạn đã không còn nguyên vẹn nữa. Điệp từ “không” được nhắc lại ba lần không chỉ nhấn mạnh sự thiếu thốn trần trụi của những chiếc xe mà còn tô đậm hiện thực tàn khốc của chiến trường. Không kính, không đèn, không có mui xe … kết hợp với hình ảnh “thùng xe có xước” đã gợi tả những chiếc xe bị biến dạng hoàn toàn. Người lính lái xe lại gặp bội phần những khó khăn gian khổ. Sự gian khổ ấy ngày càng được nhân lên gấp bội lần nhưng không vì vậy mà những người lính của chúng ta lùi bước. Những đoàn xe vẫn lần lượt nối đuôi nhau vượt qua bom đạn mà tiến về phía trước, tiến về một ngày mai tươi sáng hơn. 
tim-gia-su-tai-tphcm-cam-nhan-ve-bai-tho-tieu-doi-xe-khong-kinh
         Bom đạn có thể làm biến dạng cả đoàn xe nhưng bom đạn không thể hủy diệt được tinh thần của người lính. Họ đang chiến đấu vì lí tưởng của dân tộc vì họ đang có cả một miền Nam ruột thịt đang chờ đợi họ phía trước:
                                “ Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
                                   Chỉ cần trong xe có một trái tim”
         Từ “vẫn” vang lên như một sự khẳng định hiên ngang, đầy thách thức của người lính, không có một thế lực nào có thể ngăn cản được đoàn xe tiến về miền Nam. Không có gì có thể ngăn cản được khát vọng chiến thắng, khát vọng hòa bình tự do của những người lính Trường Sơn. Từ hàng loạt những cái “không có” ở trên, nhà thơ đã khẳng định một cái “có” đó là “một trái tim”. Ở đây “trái tim” là một hoán dụ nghệ thuật để chỉ người chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Trái tim của họ là trái tim luôn đau đáu vì nhân dân miền Nam, trái tim ấy đã dạt dào tình yêu Tổ quốc và dạt dào trách nhiệm nghĩa vụ của một người công dân Việt Nam. Họ đã chiến đấu bằng lòng tự tôn của tuổi trẻ, sự căm thù với thế lực thù địch, đó là một tinh thần sục sôi chiến thắng và “trái tim” ấy chỉ thành hiện thực khi người chiến sĩ cầm chắc vô lăng với một lòng vững vàng yêu nước. Tinh thần ấy của người lính đã khiến cho khó khăn bị đẩy lùi và thay vào đó là sức mạnh hướng về miền Nam ruột thịt. Ý thơ này cũng đã làm rõ lí tưởng của thời đại là sức mạnh quyết định chiến thắng không phải là vũ khí mà là con người giàu ý chí. Câu thơ cuối này là câu thơ hay nhất của bài thơ, nó là nhãn tự, là con mắt thơ bật sáng chủ đề tỏa sáng vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn thời chống Mỹ cứu nước.
        
        “Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó. Nhưng là tư tưởng đã được rung lên ở các bậc tình cảm, chứ không phải là cái tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy. Có thể nói, tình cảm của người viết là khâu đầu tiên cũng là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng tác phẩm lớn.” (Nguyễn Khải). Quả thật như vậy, Phạm Tiến Duật đã làm được một điều to lớn đó là để lại những lí tưởng cao đẹp cho thế hệ mai sau. Đã xảy ra, chiến tranh không bao giờ thực sự kết thúc với những người sống sót sau cuộc chiến. Nó chỉ kết thúc trên những trang sử biên niên, với ngày tháng trơ lì. Nhưng trong văn chương đích thực, nó còn đó như những vết trầy trụa đau đớn chẳng bao giờ lành, cảnh báo để những thế hệ mai hậu biết trân quý hòa bình. Thế hệ nào cũng có những trách nhiệm, những sứ mệnh, những vinh quang và thách thức của mình. Đặc biệt chúng ta - thế hệ trẻ ngày nay mang trên vai những trọng trách to lớn đối với bản thân nói riêng và Tổ quốc nói chung. Chính vì vậy, chúng ta phải không ngừng học hỏi, trau dồi, trang bị những hành trang để vững vàng trên con đường của mình. Bên cạnh đó, tri thức còn là vũ khí quan trọng nhất để chúng ta chống lại các thế lực thù địch và cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ đất nước. Muốn làm được điều ấy, chúng ta phải luôn giữ một tinh thần lạc quan, kiên cường, không bao giờ lùi bước trước những khó khăn thử thách và sống hết mình với tuổi trẻ để xứng đáng với những gì mà cha ông ta đã phải đánh đổi bằng máu thịt của mình.
trung-tam-gia-su-tphcm-cam-nhan-ve-bai-tho-tieu-doi-xe-khong-kinh
         Thành công của đoạn trích nói riêng và tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính nói chung” chính là nhờ vào một số yếu tố nghệ thuật độc đáo mà Phạm Tiến Duật đã vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt: Thể thơ: Kết hợp linh hoạt thể thơ 7 chữ và 8 chữ tạo cho bài thơ có giọng điệu gần với lời nói tự nhiên, sinh động. Nhiều biện pháp tu từ: điệp ngữ, liệt kê, lặp cấu trúc … Ngôn ngữ thơ chọn lọc, tinh tế. Giọng thơ ngang tàng, trẻ trung, lạc quan, tinh nghịch. Tất cả đã hòa quyện lại nâng đỡ và chắp cánh cho ngòi bút của Phạm Tiến Duật thăng hoa cùng tác phẩm của mình.
          Pau-tốp-xki đã từng nói: “Niềm vui của nhà thơ chân chính là niềm vui của người dẫn đường đến với thế giới của cái đẹp”. Phải chăng, Phạm Tiến Duật đã tìm thấy được niềm vui ấy khi mở đường đến với vẻ đẹp tâm hồn của tuổi trẻ Việt Nam trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đó là vẻ đẹp của những con người đã hy sinh hết tuổi thanh xuân của mình vì lí tưởng cao đẹp của Tổ quốc, họ đã hiến dâng tất cả xương máu và nhiệt huyết của tuổi trẻ vì độc lập tự do của đất nước. Chính họ đã làm nên “dáng hình xứ sở”, đã tạc nên “dáng đứng Việt Nam” muôn đời
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

Cảm nhận bài thơ về tiểu đội xe không kính ngắn nhất

Cảm nhận khổ 1 bài thơ về tiểu đội xe không kính

Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Liên hệ mở rộng bài thơ về tiểu đội xe không kính

Mở bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Bài thơ về tiểu đội xe không kính lớp 9

Tiểu đội xe không kính

 
 

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo