Đề: Phân tích nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long
(Theo SGK Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, trang 180 – 188).
Bài làm
Trôi theo dòng chảy của lịch sử văn học Việt Nam đã để lại trong chúng ta vô vàng cảm nghĩ và sự lắng động, với đa dạng, phong phú những đề tài, thể loại tạo cho chúng ta sự gần gũi và thân thuộc. Trong đó, một nhà văn nổi tiếng đã chọn cho mình một thể loại độc đáo, vô cùng đặc sắc: truyện ngắn và kí nhằm dễ đi sâu vào lòng độc giả. Nguyễn Thành Long với tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” được viết vào thời kì kháng chiến chống Pháp trong một lần đi trải nghiệm thực tế ở Lào Cai. Tác phẩm là một câu chuyện điển hình nói lên hình ảnh lao động thường nhật của con người. Và đặt biệt hơn hết, tác giả đã vô cùng thành công khi khắc họa hình ảnh anh thanh niên, một chàng trai chịu thương chịu khó, sẵn sàng hy sinh vì dân tộc. Như Nathan Hale đã từng nói: “Tôi chỉ tiếc rằng tôi chỉ có một cuộc đời để hy sinh cho Tổ quốc”.
Thật vậy, có thể nói Lặng lẽ Sa Pa là một tác phẩm đem lại cho chúng ta nhiều cảm xúc. Là một tác phẩm ca ngợi con người mới có tinh thần lao động mới trong thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Nét bức phá mà tác giả tạo ra cho chúng ta cảm nhận đó chính là vẻ đẹp của anh thanh niên. Một người với sự siêng năng, yêu công việc, mang trong mình một phẩm chất khiêm tốn đáng quý và một tinh thần hiếu khách rất đáng ca ngợi.
Đọc tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long, trước hết chúng ta có thể cảm nhận được nhân vật anh thanh niên là một người có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Anh thanh niên một người “làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh núi Yên Sơn, cao hai nghìn sáu trăm mét” . Xung quanh anh là sự lạnh lẽo bao quanh bởi sự sương mù và sự cô độc. Mặc dù hoàn cảnh sống có khắc nghiệt đến như vậy, nhưng anh vẫn luôn vui vẻ, sống lạc quan và đặc biệt là hết mình vì công việc, anh lấy việc phục vụ cho Tổ quốc làm niềm vui cho chính mình. Công việc của anh là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Vì là một người luôn đặc cho mình một tinh thần trách nhiệm cao với công việc nên anh luôn cảm thấy nó dễ dàng, và chỉ cần sự tĩ mĩ, chính xác. Qua những chi tiết trên ta có thể thấy rằng, tuy hoàn cảnh sống và làm việc có khó khăn nhưng anh vẫn một lòng với công việc, dù cho đêm xuống sương lạnh vẫn không làm vơi đi sự nhiệt huyết trong lòng anh. Khi có người nhắc đến sự cô đơn. Anh lại nhanh chóng phủ nhận, lấy công việc bầu bạn, thì “sao gọi là một mình được”. Qua những chi tiết trên chúng ta có thể thấy rằng, anh thanh niên là một chàng trai yêu công việc, lấy công việc làm niềm hứng thú, lấy sự phụng sự làm niềm vui và luôn đặc tinh thần trách nhiệm lên hàng đầu.
Không những thế, tác giả không chỉ cho ta thấy được một người với tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, Nguyễn Thành Long còn mở ra trước mắt chúng ta một hình ảnh anh thanh niên hiếu khách, nhiệt tình. Tác giả đã vô cùng tinh túy khi sử dụng từ “thèm người” dành cho khao khát được gặp gỡ của nhân vật anh thanh niên. Dù chỉ mới là lần đầu gặp mặt nhưng anh đã rất nhiệt tình chào đón. Chuẩn bị trà ngon, trang hoàng nhà cửa, những chi tiết đơn giản như thế thôi nhưng lại khắc họa lên trong mắt chúng ta một chàng trai biết cách tôn trọng những người xung quanh và vô cùng hiếu khách.
Khép lại hình ảnh đẹp, rất đáng ca ngợi ấy là một tinh thần, một phẩm chất khiêm tốn mà không phải ai cũng có được. Một người tài giỏi, chấp nhận hy sinh vì phục vụ cho Tổ quốc, một người rất giỏi nhưng lại cho rằng bản thân chính mình không so bì được với những người khác. Được vẽ nhưng anh lại bảo “Không, bác đừng mất công vẽ cháu”. Chỉ với một chi tiết nhỏ bé này, phẩm chất khiêm tốn ấy của anh đã bất chợt hiện lên, anh tự nhận công việc của bản thân mình chỉ là nhỏ bé, và luôn muốn giới thiệu cho nhà họa sĩ người xứng đáng hơn anh. Không phải ai trong cuộc sống này cũng rèn cho chính bản thân mình được một phẩm chất đáng quý như vậy, qua đó ta càng ngưỡng mộ hơn một tinh thần rất đáng tự hào, một cách sống thật đáng khâm phục.
“Lặng lữ Sa Pa” đã để lại trong chúng ta nhiều lắng động về nhân vật anh thanh niên. Nhưng có lẽ, qua hình ảnh tượng trưng ấy của anh thanh niên tác giả dường như muốn khắc lên cả những hình ảnh của người lao động mới trong xã hội lúc bấy giờ. Sự ca ngợi rất nỗi tự hào, và một sự hy sinh thầm lặng thật đáng trân trọng.
Tác phẩm đã vô cùng thành công, đặc biệt là hình ảnh thanh niên bởi lẽ, tác giải đã rất tinh tế trong việc sử dụng nghệ thuât trần thuật, kết hợp với đó là lối kể chuyện trữ tình càng làm cho trái tim độc giả dễ dàng cảm nhận và động lại sâu trong họ. Hay chính là một tình huống truyện tự nhiên đã góp phần tạo nên nét nổi bật, sự bức phá cho chính tác phẩm của mình.
Như vậy, với những dòng nghệ thuật độc đáo mang bản chất riêng của mình. Nguyễn Thành Long đã rất thành công trong việc khắc họa hình ảnh nhân vật “anh thanh niên” một người giàu đức hy sinh, sẵn sàng vì đất nước mà nỗ lực, phấn đấu vì công việc. Qua đó, ta cũng có thể thấy rằng anh thanh niên là sự tượng trưng cho những người nông dân chịu thương chịu khó, sẵn sàng lao động trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Tác giả còn khiến cho chúng ta nhìn lại bản thân và giới trẻ hiện nay, cần phải biết yêu Tổ quốc, cống hiến phục vụ cho quê hương. Như câu nói “Khi Tổ quốc cần họ biết sống xa nhau”
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :
Phân tích bài Lặng lẽ Sa Pa, anh thanh niên
Phân tích Lặng lẽ Sa Pa học sinh giới
Tóm tắt Lặng lẽ Sa Pa
Luận điểm Lặng lẽ Sa Pa
Lặng lẽ Sa Pa
tài liệu: lặng lẽ sa pa
Phân tích Lặng lẽ Sa Pa ngắn nhất
Liên hệ mở rộng bài Lặng lẽ Sa Pa
Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả