trung tâm gia sư biên hòa

Cảm nhận của em về bài thơ Đồng Chí | Gia sư uy tín TPHCM

Cảm nhận của em về bài thơ Đồng Chí | Gia sư uy tín TPHCM

ĐỀ: Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đội tri kỉ.
Đồng chí !
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
(Trích Đồng chí - Chính Hữu, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.128)
Bài làm
Nhớ đêm ra đi đất trời bốc lửa
Cả kinh thành nghi ngút cháy sau lưng
Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng
Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm
Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm
Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa...
Ngày về - Chính Hữu
gia-su-tphcm-cam-nhan-ve-bai-tho-dong-chi
 
Ôi, hồn nước trái tim Tổ quốc! Câu thơ vang lên khí phách của những con người đất Việt. Hòa vào dòng máu Lạc hồng của dân tộc, mỗi con người của cha Lạc Long Quân đã hóa thân cho “dáng hình xứ sở” để làm nên đất nước muôn đời. Và thế hệ trẻ trong những năm tháng chống Pháp oai hung cũng đã góp một tiếng nói riêng để hòa vào cảm hứng chung của dân tộc. Chính Hữu - người con trưởng thành trên mái trường xã hội chủ nghĩa, một thi sĩ của núi rừng huyền thoại, ông đã mang niềm vui, nhiệt huyết của tuổi trẻ ra khắp các nẻo đường chiến đấu. Nhà thơ đã tạo cho mình một giọng điệu thơ rất lính: tự nhiên, tràn trề sức sống, tươi vui mà giàu suy tưởng và tình đồng đội cao cả.“Đồng chí” là tác phẩm tiêu biểu nhất của giọng thơ, hồn thơ ấy.
Trong kí ức của những thế hệ đã qua, “có một bài ca không bao giờ quên” cũng như những năm tháng không bao giờ có thể quên được. Đó là những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Trong bối cảnh ấy, vào năm 1948 bài thơ “Đồng chí” đã được ra đời, là kết quả của những trải nghiệm thực tế của tác giả và đồng đội mình trong chiến dịch Việt Bắc đã đặc trưng cho phong cách thơ đặc sắc và tác phẩm được in trong tập “Đầu súng trăng treo”.
Trước hết, chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp cao cả, thiêng liêng của người chiến sĩ là tình đồng chí. Những người lính của Chính Hữu là những người lính chống Pháp. Họ đến với kháng chiến từ màu áo nâu của người nông dân, từ cái nghèo khó của những người miền quê lam lũ:
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.”
gia-su-uy-tin-o-tphcm-cam-nhan-ve-bai-tho-dong-chi
Sinh ra ở đất nước vốn có nghề truyền thống nông nghiệp trồng lúa nước, họ vốn là những người nông dân mặc áo lính bước chân theo những người anh hùng nghĩa sĩ Cần Giuộc xưa. Anh và tôi, hai người bạn mới quen – chúng ta đều là những người nông dân chân lắm tay bùn, vất vả nghèo khổ. Thành ngữ “nước mặn đồng chua”, gợi lên một mảnh đất nắng gió ven biển, đất đai bị nhiễm phèn, nhiễm mặn rất khó trồng trọt. Còn cụm từ “đất cày lên sỏi đá” lại gợi lên trong lòng người đọc một vùng đồi núi, trung du đất đai cằn cỗi, khó canh tác. Đó là xuất phát điểm về hoàn cảnh xuất thân và cuộc sống của những chàng trai nông dân lam lũ, cực nhọc. Từ những vùng quê nghèo khổ ấy, họ tạm biệt người thân, tạm biệt xóm làng, tạm biệt những bãi mía, bờ dâu, những thảm cỏ xanh mướt, họ ra đi chiến đấu để tìm lại, dành lại linh hồn cho Tổ quốc. Và cũng nhờ có điểm chung gặp gỡ giống nhau ấy là cơ sở ban đầu để hình thành trong họ tình đồng cảm, hữu ái giai cấp, tạo tiền đề làm nên tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn. Những khó khăn ấy như không thể làm cho người lính chùn bước:
“Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ”
Họ đến với cách mạng cũng vì lý tưởng muốn dâng hiến cho đời. Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình. Chung một khát vọng, chung một lý tưởng, chung một niềm tin và ý chí chiến đấu, họ lại kề vai sát cánh chung một chiến hào. Dường như tình đồng đội cũng suất phát từ những cái chung nhỏ bé ấy. Lời thơ như nhanh hơn, nhịp thơ dồn dập hơn, câu thơ cũng trở nên gần gũi hơn:
 “Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!”
Hai câu thơ vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa biểu trưng. Câu thơ “súng bên súng đầu sát bên đầu” đã gợi lên tư thế của người lính trong đêm phục kích. Họ luôn sát cánh bên nhau trong mọi khó khăn, hiểm nguy. “Súng bên súng” là chung nhiệm vụ, chung hành động,”Đầu sát bên đầu” là chung chí hướng, chung lý tưởng. Chính hữu đã dùng các từ “sát, bên, chung” gợi sự chia sẻ của người lính, ý hợp tâm giao. Hình ảnh “đêm rét chung chăn” là một hình ảnh đẹp, giàu ý nghĩa để cho ta thấy sự sẻ chia những thiếu thốn gian lao trong cuộc đời người lính. Cũng như sự chia sẻ ấy, Tố hữu từng viết:
“Thương nhau chia củ sắn lùi,
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”
tim-gia-su-o-tphcm-cam-nhan-ve-bai-tho-dong-chi
Tấm chăn tuy mỏng nhưng ấm tình đồng chí, đồng đội mà người lính không thể nào quên. Nó để vun đắp lên tình đồng chí của các anh, cái tình ấy ngày một thắm thiết, càng đậm sâu. “Đồng chí” là một câu đặc biệt như một bản lề khép mở, khép lại cơ sở hình thành tình đồng chí. Đó là tiếng gọi thiêng liêng của những người có chung chí hướng, lý tưởng vang lên từ sâu thẳm tâm hồn người lính. Tình đồng chí là đỉnh cao của tình bạn, tình người, là kết tinh của mọi tình cảm, là cội nguồn sức mạnh để người lính vượt qua những tháng ngày khó khăn gian khổ. Một là từ ngữ liệt kê với nghệ thuật điệp ngữ tài tình, nhà thơ không chỉ đưa bài thơ lên tận cùng của tình cảm sự ngắt nhịp đột ngột, âm điệu hơi trầm và cái tên lạ lùng cũng làm cho tình đồng chí đẹp hơn, cao quý hơn. Trong muôn vàn nốt nhạc của tình cảm con người, phải chăng tình đồng chí là cao đẹp nhất, lý tưởng nhất. Nhịp thơ của bài thơ như nhẹ nhàng hơn, hơi thở của bài thơ cũng mảnh mai hơn. Dường như Chính Hữu đã thổi vào linh hồn của bài thơ tình đồng chí keo sơn, gắn bó về một âm vang bất diệt làm cho bài thơ lại trở thành một phần đẹp nhất trong thơ Chính Hữu. Hồi ức của những người lính, những kỷ niệm riêng tư quả là bất tận: 
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay”
Cái chất nông dân thuần phác của những anh lính mới đáng quý làm sao. Đối với những người nông dân, ruộng nương nhà cửa là những thứ quý giá nhất. Họ sống nhờ vào đồng ruộng, họ lớn lên theo câu hát ầu ơ của bà, của mẹ. Họ lớn lên trong những “gian nhà không mặc kệ gió lung lay”. Tuy thế họ vẫn yêu, yêu lắm những mảnh đất thân quen, mái nhà thân thuộc. Nhưng, họ đã vượt qua chân trời của cái tôi bé nhỏ để đi theo khát vọng, đi theo tiếng gọi yêu thương của trái tim yêu nước, bỏ lại sau lưng tất cả những bóng hình của quê hương vẫn trở thành nỗi nhớ khôn nguôi, là động lực của mỗi người lính. Dẫu rằng mặc kệ nhưng trong lòng họ vị trí của quê hương vẫn bao trùm như muốn ôm ấp tất cả mọi kỷ niệm:
“Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.”
trung-tam-gia-su-tphcm-cam-nhan-ve-bai-tho-dong-chi
Sự nhớ mong, chờ đợi của quê hương với những chàng trai ra đi tạo cho hồn quê có sức sống mãnh liệt hơn. Nhà thơ nhân hóa giếng nước gốc đa cũng có nỗi nhớ khôn nguôi với những người lính. Nhưng không kể những vật vô tri vô giác, tác giả còn sử dụng nghệ thuật hoán dụ để nói lên nỗi nhớ của hậu phương, nỗi ngóng trông của người mẹ đối với con, những người vợ đối với chồng, về những đôi trai gái yêu nhau. 
Bài thơ “đồng chí” với ngôn ngữ chân thực, hình ảnh lãng mạn để giống như một lời ca nhẹ nhàng trong trẻo về tình đồng chí, đồng đội. Chính Hữu đã mang đến cho thơ ca cách mạng một giai điệu mới mẻ, một bức tranh đẹp về người lính chống Pháp: nhà thơ đã khéo léo vận dụng ngôn ngữ bình dị, tự nhiên, đi thẳng đến trái tim người đọc. Bên cạnh đó với những hình ảnh biểu trưng, những câu văn sóng đôi, ngòi bút hiện thực lãng mạn của ông đã tô điểm thêm vẻ đẹp sáng người của tình đồng chí, về bức tranh tráng lệ cao cả, thiêng liêng về người chiến sĩ trong những năm kháng chiến gian khổ.
Người ta thường nói: “văn chương nghệ thuật cần đến những con người biết nhìn hiện thực bằng trái tim”. Quả đúng như vậy, Chính Hữu đã đem hiện thực vào trong trang viết của mình một cách tự nhiên, để chất lính cứ thế hòa vào chất thơ, chất trữ tình hòa và chất cách mạng, chất thép hoà vào thi ca. Nhưng đồng thời cũng đặt vào đó một viên ngọc sáng thắm thiết nhất đó là tình đồng chí đồng đội keo sơn thắm thiết. Gặp nhau trên cùng một con đường cách mạng, tình đồng chí như được thắt chặt bằng một sợi dây yêu thương vô hình. Để rồi, khi thời gian trôi qua, tác phẩm trở thành bài ca mãi mãi không quên trong lòng bạn đọc
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

Cảm nhận về bài thơ đồng chí ngắn gọn

Cảm nhận bài thơ đồng chí 7 câu đầu

Cảm nhận bài thơ đồng chí học sinh giỏi

Viết đoạn văn nêu cảm nhận về tình đồng chí

Dàn ý cảm nhận về bài thơ đồng chí

Suy nghĩ của em về bài thơ đồng chí

Cảm nhận về 10 câu thơ giữa bài đồng chí

Cảm nhận của em về tình đồng chí

 

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo