trung tâm gia sư biên hòa

Gia sư anh văn tphcm cảm nhận bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ

Gia sư anh văn tphcm thấy phong trào Thơ Mới là thời gian nền văn học Việt Nam đơm hoa kết trái rực rỡ nhất. Các nhà thơ, nhà văn được tự do thể hiện cá tính sáng tạo, quan niệm nghệ thuật của riêng mình. Trên cung đàn rộn ràng ấy, góp một tiếng thơ điên loạn bậc nhất, không ai khác chính là Hàn Mặc Tử. “Đây thôn Vĩ Dạ” không chỉ là bài thơ tả cảnh đẹp mà còn sự kết tinh văn hóa nghệ thuật của thời đại. Đó là tiếng nói của cá nhân, nhưng hơn thế là tâm trạng của một thế hệ, và còn hơn thế, thể hiện khát vọng ngàn đời của con người.
Điểm tựa cấu trúc của bài thơ là bốn câu hỏi tu từ ở mỗi đoạn: “Sao anh không về…?”; “Thuyền ai…”; “Ai biết … có đậm đà?” Trả lời những câu hỏi ấy cũng chính là thấu hiểu được nội dung tình cảm, thông điệp mà tác giả gửi gắm trong bài thơ. Chủ thể trữ tình chính là người đặt ra những câu hỏi ấy. Những câu hỏi đặt ra cốt không phải tìm kiếm câu trả lời mà là sự đồng cảm, sự giao cảm với một tâm hồn đang cô đơn, khắc khoải chờ mong. Người thi sĩ họ Hàn như đang đứng trước cảnh, như đang tận mắt nhìn thấy những “cau”, những “nắng”, những “vườn ai” để thả hồn mình theo “thuyền ai” giữa một vùng sông trăng mờ ảo, mờ mờ “sương khói”. Cả ba khổ thơ là cảnh trong tâm tưởng, trong hoài vọng sâu xa của tác giả về cuộc đời, về con người.
cac-trung-tam-gia-su-uy-tin-tai-tphcm-cam-nhan-bai-tho-day-thon-vy-da
Các trung tâm gia sư uy tín tại tphcm cho rằng khổ thơ thứ nhất mở ra không gian nơi thôn Vĩ trong trẻo, tươi đẹp. Đó có thể là bức tranh của quá khứ, của không gian tác giả từng gắn bó, nay khát khao trở về. Hàn Mặc Tử sáng tác bài thơ này trong hoàn cảnh đặc biệt, ông bị căn bệnh phong quái ác hành hạ. Không thể tự do đi lại, nhà thơ chỉ có thể men theo tiềm thức mà tìm về chốn vườn xưa. Vẻ đẹp của bức tranh là vẻ đẹp trần thế mang cảm hứng lãng mạn. Các sự vật hòa quyện với nhau “nắng hàng cau” – “nắng mới lên” nối tiếp nhau tạo nên bức tranh thiên nhiên ngập tràn ánh sáng. Chữ “mướt” ở câu thơ thứ ba có nghĩa là mượt mà, óng chuốt, gây ấn tượng về vùng cỏ cây lóng lánh ánh sương. So sánh màu xanh của vườn tược với “ngọc” là lối nói ước lệ, lý tưởng hóa đối tượng. Tả màu xanh của cả khu vườn tỏa ra thể hiện cảm hứng về vẻ đẹp trong sáng. “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” – chất thơ của nét vẽ này được tạo nên từ sự hòa hợp giữa người và cảnh. Người thấp thoáng, ẩn hiện phía sau cảnh gợi ra vẻ e lệ, kín đáo.
Những trung tâm gia sư uy tín ở tphcm thấy thi sĩ lạng mạn, e lệ trước vẻ đẹp trinh nguyên. Nhưng trong cảm hứng lãng mạn cũng hiện lên vẻ đẹp bí ẩn, không thể chiếm lĩnh, không thể sỡ hữu. Vườn là “vườn ai”, thuyền cũng là “thuyền ai”, còn “tình ai” thì làm sao mà hiểu được! Ta hữu tình. Cuộc sống mà ta mê đắm, khiến ta rạo rực lại có vẻ như hờ hững, vô tình. Tình yêu của ta đối với cuộc đời có nồng hậu bao nhiêu cũng không được hồi đáp. Đằng sau từ để hỏi và hình thức nghi vấn của câu thơ thoáng chút khí lạnh buồn đau, man mác, bâng khuâng.
“Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay.”
Đó là một thế giới khác có gió, mây nhưng phân ly, chia lìa. Sông nước nhuốm  màu buồn thương. Có hoa lá nhưng là một màu xám vô tình, hờ hững. Không gian trống vắng, thời gian như ngừng đọng. Thoát cái, cõi nhân gian ấm áp sự sống, mươn mướt màu sắc, rung rung một vẻ e ấp trinh nguyên đã nhường chỗ cho vũ trụ lạc điệu, hắt hiu, vô sắc, vô hương. Mọi chi tiết trên bức tranh phong cảnh là nội tâm u tối, cô đơn. Cả hai câu thơ đầu là sự gợi tả. Tiếng nói trữ tình rạo rực, đắm say đã lắng xuống, nhường chỗ cho cõi lòng nguội lạnh, giá băng. Thi sĩ buồn nhưng không chán đời. Bời tình yêu đời, ham sống đã hóa thành quan niệm sáng tác của thi sĩ trường phái lãng mạn. Trong tâm hồn thi nhân niềm rạo rực, đắm say và cảm giác cô đơn trống vắng là hai mặt thống nhất, hai hình thái biểu hiện của tâm hồn ham sống, yêu đời. Không tìm được sự hài hòa thanh sắc trong cõi thực, thi sĩ lãng mạn tìm sự đồng điệu trong thế giới cõi mộng. Nửa cuối khổ thơ thứ hai tạo nên làn sóng dạt dào mới:
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay.”
trung-tam-gia-su-tphcm-cam-nhan-bai-tho-day-thon-vy-da
Trung tâm gia sư tphcm cho rằng một bến sông, một con thuyền thấp thoáng là chi tiết đơn sơ trong cõi thực. Nhưng giờ đây hình ảnh ấy được thấm đẫm trong ánh trăng của cảm hứng lãng mạn đã trở thành biểu tượng của nỗi hoài vọng xa xôi. Nếu ánh sáng thổi vào sinh khí của cõi thực. Trăng là ánh sáng của cõi mộng, vạn vật như thoát xác, rũ bỏ đường nét, màu sắc phàm trần, thế tục để hóa thành “sông trăng”, “thuyền chở trăng”, và bóng “ai” trở thàn mộng tưởng của thi nhân. Lời thơ mien man, phiêu lãng, mộng mị phủ lên cảnh vật màu xám bạc của trăng.
Thi nhân xưa vì chán đời mà tìm đến cõi tiên để thoát tục. Thi sĩ lãng mạn vì ham sống nên tìm về cõi mộng mong nhập thế. Dõi theo ảo ảnh của bóng “ai” trên con thuyền “chở trăng” mà ướm hỏi, thi nhân vẫn đau đáu dò tìm chân ảnh của một người. Bềnh bồng, phiêu lãng trong cõi mộng, người “mơ” vẫn phấp phổng một chữ “kịp”. Bao nhiêu khát khao, hi vọng được sự đồng cảm, đồng điệu dồn cả vào chữ “kịp” và cất lên thành tiếng nói trữ tình, bâng khuâng. Nhưng cả cõi tiên và cõi mộng  đều là chốn hư ảo. Cho nên, đẹp mấy cũng phải tàn. Mộng trần gian đắm say cũng phải tỉnh. Chữ “kịp” đã trả nhà thơ về thực tại:
“Mơ khách đường xa khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra.”
Gia sư tphcm thấy trong tâm tưởng nhà thơ, chữ “khách” vang lên đến hai lần, lần sau tàn mất chữ “mơ”, âm thanh càng trở nên lạnh lẽo, chói gắt hơn. Ánh sáng hóa thành xa xôi, ánh trăng vụt tắt, người trong mộng chỉ còn là ảo ảnh. Điệu thơ kết tụ trong chữ “quá”  như nghẹn ngào, như xót xa, tiếc nuối. Nàng thơ đã tan vào sương khói. Bản nhật kí của tâm trạng và hoài vọng phải dừng lại. Tiếng nói trữ tình chỉ còn rung lên trong câm lặng, niềm bâng khuâng day dứt, pha chút giận hờn. “Tình ai? Ai biết” đại từ phiếm chỉ ai biến tiếng nói nội tâm riêng tư của nhà thơ thành câu hỏi ngàn đời, thành khát khao yêu thương bất diệt, khát khao sự đồng điệu, đồng cảm.
gia-su-anh-van-tphcm-cam-nhan-bai-tho-day-thon-vy-da
Gia sư luyện thi đại học tphcm cho rằng “Đây thôn Vĩ Dạ” là một công trình văn học đạt đến giá trị hài hòa giữa nghệ thuật và cảm xúc. Đó là bản tốc kí tâm trạng với sự nhảy vọt trong cảm xúc. Lời thơ trong sáng, tao nhã, hình ảnh gần gũi nhưng không kém sự sáng tạo, đan xen giữa cõi thực và cõi mộng. Bài thơ thấm đậm cảm hứng lãng mạn, ánh lên sắc màu lung linh của tâm hồn yêu cuộc sống, khát khao đồng điệu với cuộc đời. Đúng với nhận định của Hoài Thanh: “Vẫn là một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó ra đời giữa những vui buồn của đời người và nó sẽ trở lại vui buồn với loài người cho đến tận ngày tận thế.”
CLICK xem thêm: http://giasuminhtri.vn
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

cảm nhận bài thơ đây thôn vĩ dạ hay nhất

cảm nhận bài thơ đây thôn vĩ dạ ngắn gọn

cảm nhận khổ 1 bài thơ đây thôn vĩ dạ

dàn bài cảm nhận về bài thơ đây thôn vĩ dạ

cảm nhận của em về bài thơ đây thôn vĩ dạ khổ 1

viết về vẻ đẹp của bài thơ đây thôn vĩ dạ

cảm nhận của em về 2 khổ đầu đây thôn vĩ dạ

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo