trung tâm gia sư biên hòa

Những trung tâm gia sư uy tín ở tphcm cảm nhận bài thơ Thương Vợ

Những trung tâm gia sư uy tín ở tphcm thấy trong xã hội phong kiến, người phụ nữ luôn gắn liền với những lễ điều hà khắc – tam tòng tứ đức. Việc hy sinh cho chồng con vốn là trách nhiệm của họ, ai cũng nghĩ là lẽ tất nhiên. Thế nhưng đến với Tú Xương, ông lại nhìn về người vợ của mình bằng đôi mắt khác. Đó là đôi mắt của sự cảm thông, yêu thương, thấu hiểu những nỗi vất vả của vợ. Tình yêu thương ấy được thể hiện đặc sắc trong bốn câu thơ đầu bài Thương vợ.
nhung-trung-tam-gia-su-uy-tin-o-tphcm-cam-nhan-bai-tho-thuong-vo
Nhà thơ Tú Xương sống trong thời đại có nhiều biến động. Sự xâm nhập của văn hóa phương Tây dần xóa mờ đi nền Nho học đã đi vào lạc hậu đương thời. Ông nhìn thấy đâu đâu cũng là sự đi xuống của đạo đức, sự tệ bạc của lương tâm. Nhưng trong hình ảnh của người vợ Tú Xương, ta bắt gặp nét đẹp truyền thống của người phụ nữ:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng.”
Trung tâm gia sư tphcm thấy rằng hai câu thơ đầu khái quát hoàn cảnh và công việc của bà Tú. Mom sông là dải đất nhô ra ở phía bờ sông, tiềm ẩn nguy hiểm vì nó có thể sạt lở bất cứ lúc nào. Thế nhưng vì mưu sinh, người phụ nữ ấy không quản gian lao, vất vả. Thời gian quanh năm càng nhấn mạnh sự tần tảo đầy nguy hiểm ấy. Hình ảnh người chồng hiện lên như một sự đối lập, chồng được đặt ngang hàng với năm con trên cán cân là lưng người vợ. Đây chính là khúc tự trào ông Tú tự cười chính mình. Là người chồng ông chẳng những không giúp đỡ gì được cho vợ, lại còn trở thành gánh nặng, là ông “con lớn” cần vợ chăm sóc, nuôi nấng không khác gì những đứa con. Ta buồn cười vì cách nói khiêm nhường ấy của ông Tú. Nhưng đó cũng chính là sự thật diễn ra rất phổ biến trong thời phong kiến. Người vợ thường tần tảo nuôi gia đình để người chồng tập trung “dùi mài kinh sử”, đi thi để “cả họ được nhờ”. Thế nhưng con đường thi cử của ông Tú cứ mãi lận đận. Tám lần ông đi thi đều hỏng càng khiến tiếng cười tự trào trong câu thơ thấm thía hơn bao giờ hết.
gia-su-luyen-thi-dai-hoc-tphcm-cam-nhan-bai-tho-thuong-vo
Gia sư tphcm cho rằng hai câu thơ tiếp là hình ảnh khổ cực của người vợ trên quãng đường mưu sinh.
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.”
Hai tính từ lặn lội, eo sèo được đảo lên đầu câu như nhấn mạnh nỗi cơ cực của bà Tú. Không chỉ có không gian làm việc nguy hiểm mà công việc của bà cũng cần sự tần tảo sớm hôm. Hình ảnh thân cò khi quãng vắng, mặt nước buổi đò đông càng nhấn mạnh tính chất công việc nguy hiểm mà mà Tú đang làm. Thân cò mảnh dẻ, mong manh cũng giống như người phụ nữ, đáng lẽ phải được chở che, chăm sóc nhưng nay phải lặn lội nơi nguy hiểm để kiếm được miếng cơm, manh áo cho gia đình. Hai hình ảnh không đối lập nhau mà càng tăng tiến, bổ sung ý nghĩa để hoàn thiện bức chân dung tần tảo của bà Tú.
Gia sư luyện thi đại học tphcm thấy rằng với nghệ thuật đối ở câu thơ thứ hai và tăng tiến ở hai câu thơ thứ ba và thứ tư đã phác họa những nỗi vất vả thường ngày của bà Tú. Đối với những người đàn ông thường tình trong xã hội phong kiến, họ sẽ xem những điều ấy là bổn phận của người phụ nữ. Thế nhưng, Tú Xương lại nhìn người vợ bằng đôi mắt đầy sự cảm thông. Ông thấy hiểu nỗi vất vả của vợ cũng như sự bất lực của bản thân mình. Có nhiều nhận xét cho rằng, cảm xúc của Tú Xương trong bài thơ này không thực, vì ông cũng vốn là người ăn chơi trác táng, dùng tiền vợ kiếm được để đi hát ả đào. Tuy nhiên, ta không nên dùng cảm quan đời thực để soi chiếu vào tác phẩm văn học. Cảm xúc của nhân vật trữ tình với vai trò là một người đàn ông trong xã hội phong kiến thể hiện nên những tình cảm như thế quả là đáng trân trọng.
gia-su-tphcm-cam-nhan-bai-tho-thuong-vo
Gia sư tiếng anh tại nhà tphcm cho rằng bốn câu thơ đầu của bài Thương vợ đã thành công phác họa bức chân dung về phẩm chất của bà Tú. Đó là sự hy sinh không quản khó nhọc, tần tảo vun vén hạnh phúc của gia đình. Đồng thời, bài thơ cũng là tiếng cười tự trào đầy thấm thía của một người đàn ông thương và thấu cảm với những nỗi niềm của vợ. Bài thơ xứng đáng là một viên ngọc quý trong kho tàng về người phụ nữ trong xã hội trung đại xưa.
CLICK xem thêm: http://giasuminhtri.vn
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

Cảm nhận bài thơ Thương Vợ

cảm nhận về bài thơ thương vợ ngắn gọn

cảm nhận thương vợ ngữ văn 11

dàn ý cảm nhận về bài thơ thương vợ

cảm nhận về bài thơ thương vợ lớp 11

cảm nhận của em về bài thơ thương vợ của tú sương

 

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo