trung tâm gia sư biên hòa

Trung tâm gia sư tphcm viết cảm nghĩ về cây cà phê

Trung tâm gia sư tphcm thấy rằng mỗi người con của Tây Nguyên nói chung và mảnh đất DakLak nói riêng không ai là không biết đến cây cà phê, một loài cây công nghiệp gắn bó với hầu hết đời sống của người dân nơi đây. Cây cà phê không những là nguồn thu nhập chính của bà con nơi đây, mà là một hình ảnh đặc trưng không thể thiếu mỗi khi có ai đó vô tình nhắc đến cao nguyên DakLak thân thương. Tôi may mắn được sinh ra trên mảnh đất đầy nắng và gió, có lẽ cũng vì thế mà không biết từ bao giờ đã nảy sinh tình cảm với loài cây gần gũi mà đặc biệt này. 

Trung tâm gia sư tphcm cho rằng cây cà phê là loại cây công nghiệp chính của vùng Tây Nguyên 

Cao nguyên DakLak với sản lượng cà phê lớn nhất Việt Nam cũng xuất phát từ nơi đây. Cà phê Tây Nguyên không những được tiêu thụ trong nước mà còn được xuất khẩu đi các nước bạn trên thế giới, đem lại giá trị kinh tế cao cho đất nước. Gia đình tôi cũng là một trong số rất nhiều hộ gia đình mưu sinh nhờ cây cà phê này.  
trung-tam-gia-su-chia-se-anh-cay-ca-phe
Cà phê là loại cây công nghiệp lâu năm, sống chủ yếu ở vùng đất đỏ Bazan, các cao nguyên màu mỡ như DakLak, Đak Nông, Di Linh,.....Tôi yêu những rẫy cà phê trải dài vô tận như yêu chính con người và mảnh đất nơi đây.
Gia đình tôi trồng không nhiều cà phê lắm, chỉ độ 1 hecta, rẫy cà phê nhà tôi được bố mẹ trồng từ khi tôi bé xíu. Bố mẹ tôi kể thời bố mẹ đi khai hoang đất đai để làm rẫy vô cùng cực khổ, vì thời đấy nhà tôi còn nghèo nên không có điều kiện thuê máy móc về khai hoang, tất cả đều được làm bằng đôi bàn tay chai sần không biết mệt mỏi của bố mẹ. 
Cây cà phê lúc nhỏ được trồng trong bầu, sau đó người ta mua về, đào những hố lớn và trồng cây vào đó. Quá trình chăm sóc cây con cũng rất vất vả bởi nó khá khó tính, phải đủ lượng nước, lượng phân bón và ánh sáng, nhiệt độ phù hợp thì cây mới phát triển khỏe mạnh và sau này mới cho năng suất cao được. 
Ở quê tôi, người ta rất ít khi phân loại cà phê theo tên khoa học của nó. Tôi chỉ biết cà phê chỗ chúng tôi trồng có hai loại: cà phê vối và cà phê chè. Cà phê vối có thân cao, sần sùi,nhiều nhánh lớn, lá to, còn cà phê chè thân cây thấp, chỉ ngang ngực của một người trưởng thành, cành và lá rất gọn nên đến mùa thu hoạch bà con nông dân cũng đỡ khổ. 
Rẫy nhà tôi trồng hoàn toàn là cà phê vối, khoảng hơn 1000 cây, thân cây nào cây nấy to, khỏe, sần sùi nhìn như mấy ông thần hộ pháp vậy. Lá của cây cũng lớn, tầm bằng khoảng bàn tay của người lớn, mặt trên của lá có màu xanh đậm hơn mặt dưới, lá cứng và hầu như không có mùi. Hoa của cây cà phê màu trắng tình, nở thành từng chùm, hoa dài, đẹp và có mùi thơm ngọt ngào rất đặc trưng. Vì hoa của cây nở thành từng chùm, nên khi đậu quả, quả của cây cũng kết thành từng chùm, khi chưa chín, quả có màu xanh, khi chín quả sẽ dần dần ngả từ màu vàng sang màu đỏ, cuối cùng là chuyển thành màu đỏ mận như màu của rượu vang, lúc ấy cũng là lúc bắt đầu vào mùa thu hoạch thành quả sau một năm vất vả của bà con nông dân.
gia-su-tphcm-chia-se-anh-ca-phe-tay-nguyen
Trung tâm gia sư tphcm biết rằng vùng Tây Nguyên có khí hậu phân thành hai mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô, khổ nỗi mùa tưới tiêu cho cây cà phê trúng vào mùa khô, người ta hầu như phải ở lại trong rẫy khá nhiều ngày để tưới cho cây và chờ nước. Tình trạng thiếu nước tưới tiêu xảy ra hằng năm. Tôi còn nhớ lúc chị em tôi còn nhỏ, hầu như năm nào ba tôi cũng phải ở lại trong rẫy mấy tuần liền để tưới. Ba tôi đánh xe máy cày đi vào rẫy, trên xe chở hơn mười cuộn ống, chất một đống cao gấp đôi người chúng tôi, vào đấy ba và mẹ nối ống, đặt máy bơm ở cái giếng tự đào để lấy nước đó tưới cho cây. Cây cà phê cần nhiều nước, nó không đơn giản chỉ là tưới qua loa như tưới hoa hay cây cảnh ở nhà, mỗi lần tưới cho cây cà phê chắc phải tầm 3-5 phút, sao cho bồn của cây đầy bặp nước mới thôi, cứ thế ba mẹ tôi lôi hết đường ống này, đi từ hàng này qua hàng khác để cho cây uống nước. Hồi còn bé chị em chúng tôi nào có biết vất vả là gì, chúng tôi chỉ háo hức chờ đến chỉ nhật hằng tuần sẽ được mẹ nấu cho một bữa ăn ngon, được chở vào thăm ba ở trong rẫy, vì hồi đó rẫy ở rất xa nhà, đường đi lại khó khăn, chúng tôi lại phải đi học và trông nhà nên được đi xa chúng tôi thích lắm,được thỏa thích chạy hết chỗ này đến chỗ khác, được ăn những quả sung rừng, cam rừng ngọt lịm.

Gia sư tphcm nhân thấy công việc chăm sóc cây cà phê cực kì vất vả 

Bạn phải tưới nước, rồi đến bón phân, tỉa cành, bẻ chồi, làm cỏ, đào bồn. Thực sự phải chăm bẵm nó như con đẻ của mỗi người nông dân vậy. Vậy mà đâu phải năm nào cũng được mùa, có nhiều năm thất thu, nhiều nhà lâm vào cảnh khó khăn vô cùng, bởi tiền bạc dồn vào mua phân bón, thuê mướn công chăm sóc, đến cuối năm mới thu lại, nhưng năng suất không lớn, khiến cho cuộc sống vốn khó khăn nay càng túng quẫn hơn. Dù như vậy nhưng người dân quê tôi vẫn gắn bó tha thiết với loại cây này, nó vẫn mang lại thu nhập chính cho mỗi gia đình chúng tôi. 
Khi tôi lớn thêm một chút, đã biết thế là là yêu thương, hờn dỗi, thì cũng là lúc tôi cảm thấy yêu màu hoa cà phê trắng ngần, tinh khôi vô cùng. Tôi yêu những buổi đi nhặt củi, hít hà mùi hoa cà phê thơm nồng ngây ngất,tôi tưởng tượng như đi lạc vào một thế giới khác, một thế giới trong veo, chỉ có hoa và tôi. Bọn con nít xóm tôi tuy lớn nhưng vẫn rất thích cái trò hái hoa hút mật, bởi nước của hoa cà phê rất ngọt nên đi tới đâu chúng tôi tiện tay ngắt và hút lấy hút để, dù biết làm như vậy sẽ giảm năng suất của quả, nhưng thực sự cái vị ngọt ngọt, bùi bùi ấy kích thích chúng tôi vô cùng. 
trung-tam-gia-su-tphcm-chia-se-anh-hai-ca-phe
Mùa hoa cũng theo ngày tháng tuổi thơ của chúng tôi mà tàn đi, nhường chỗ cho những chùm quả bé li ti bắt đầu nhú ra. Qua một thời gian quả bắt đầu ngả vàng rồi chuyển sang đỏ, chúng tôi biết rằng thời gian vất vả của bố mẹ lại đến rồi. Thường thường người ta thu hoạch cà phê vào độ tháng 11- 12 dương lịch, vào mùa thu hoạch hầu như nhà nào cũng phải thuê thêm người giúp, bởi tự mình không thể thu hoạch được hết cà phê trong một thời gian ngắn được. Gia đình tôi thường không thuê người ngoài, mà nhờ anh chị bên ngoại lên hái giúp, vì cà phê nhà tôi cũng không nhiều lắm. Sáng sớm mẹ tôi dậy sớm nấu cơm cho cả nhà ăn rồi mang đi, ba mẹ cùng anh chị vào rẫy từ khá sớm, đem theo bạt, ghế, bao đựng, kim và dây để đựng quả. Vào tới nơi họ  trải bạt dưới gốc cây và bắt đầu tuốt quả, trung bình cứ hai người sẽ hái chung một bạt, cành nào cao sẽ dùng ghế hoặc trèo hẳn lên cây để hái. Hái xong mỗi gốc họ lại kéo bạt đi sang gốc kế tiếp và cứ thế đi cho hết hàng. Khi bạt đã nặng, bố mẹ tôi bắt đầu nhặt lá và cho cà vào bao để may lại, sau đó anh tôi sẽ vác ra chất lên xe. Chúng tôi còn bé nên được giao nhiệm vụ đi theo bạt và nhặt những hạt cà bị rơi vãi hoặc hái những quả còn sót lại trên cây. Thực ra việc thu hoạch cà phê cũng rất mệt, vì quả tươi rất nặng, chưa kể có cây rậm còn có rắn lục, tụi nó cuộn tròn trên cành trông gớm chết. Cây nào gần với cây muồng thì thường có rất nhiều ổ kiến vàng, ai không để ý thì rất dễ chọc vào ổ của nó, kiến di chuyển nhanh và cắn khá đau nên đa số ai cũng bị cắn vài lần trong ngày. Nhưng loài kiến này cũng không độc, nó cắn xong rồi thôi, về nhà tắm xong lại hết, không để lại vết tích gì nhiều lắm. Cà phê hái xong được chở về nhà, phơi khô, sau đó xay ra lấy hạt nhân, rồi đóng bì và đi nhập cho các cơ sở thu mua. Kết thúc mùa thu hoạch chúng tôi sau giờ đi học về, cứ mỗi đứa cắp một cái thúng đi mót cà vườn nhà người khác về đổi lấy kẹo của mẹ cho. Thời ấy dù chỉ được một cái kẹo thôi, chị em tôi đã cảm thấy rất mãn nguyện rồi. 
Trung tâm gia sư tphcm thấy rằng cả tuổi thơ và cuộc sống của tôi gắn liền với cây cà phê, tuy tôi chưa cảm nhận được rõ công việc làm cà phê vất vả đến mức nào. Nhưng tôi cũng không thể nghĩ ra nếu không làm cà phê nữa thì gia đình tôi sẽ ra sao. Bởi gắn bó quá lâu, nên vô hình nó đã ràng buộc tôi với loài cây này, dù nó rất khó tính, dù mỗi năm nó chỉ cho thu hoạch một lần, dù nó khiến cho ba mẹ tôi lo lắng, vất vả. Thế nhưng khi chứng kiến những mệt nhọc ấy được đền đáp bằng những vụ mùa bội thu, nhìn thấy nụ cười với những vết chân chim hằn sâu trên khuôn mặt của bố mẹ tôi thì tôi mới hiểu ra rằng: cái gì cũng sẽ được đền đáp xứng đáng, con người tồn tại được trên cõi đời này thì phải đi đôi với lao động, miễn đó là công việc tạo ra thu nhập chính đáng, dù là nông dân, công nhân hay tri thức thì đều đáng được trân trọng và tôn vinh.
Gia Sư Minh Trí xin cám ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi, để tìm hiểu sâu về các tác giả tác phẩm mời các bạn CLICK vào http://giasuminhtri.vn rồi tìm kiếm danh mục TÁC GIẢ TÁC PHẨM. Hàng ngày chúng tôi đều cập nhật các bài viết mới của các bạn học sinh giỏi văn trên toàn quốc gửi về mời các bạn theo dõi và đón đọc nhé
 

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo