trung tâm gia sư biên hòa

Trung tâm tìm gia sư tại tphcm cảm nhận chùm ca dao motif Thân em

Trung tâm tìm gia sư tại tphcm thấy rằng trong xã hội phong kiến, chịu nhiều đau khổ và ngang trái nhất, là người phụ nữ. Họ dù tài hoa, xinh đẹp thì vẫn bị xem như một tài sản thuộc quyền sở hữu của người đàn ông. Người phụ nữ có bao giờ được tự làm chủ chính cuộc sống của mình? Vì vậy, trong ca dao, nhóm ca dao bắt đầu bằng motif thân em thường thể hiện tâm sự của người phụ nữ với bao mối bận tâm về tình duyên, về gia đình.  Đọc những bài ca dao ấy, ta như thấu cảm hơn cuộc đời người phụ nữ đáng thương.
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
gia-su-gioi-tphcm-cam-nhan-chum-ca-dao-motif-than-em
Gia sư môn văn tại tphcm nhận thấy người phụ nữ được so sánh với hình ảnh tuyệt đẹp – “tấm lụa đào”. Đó là hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp hình tràn đầy sức sống và phẩm chất tâm hồn đáng quý của người phụ nữ. Những tấm lụa đào được người đời trân trọng, dùng để trưng bày trong không gian cao nhã, quý phái. Ấy thế mà không gian trong bài ca dao lại khiến ta ngậm ngùi, xót xa. “Chợ” là nơi xô bồ, biết bao loại người tụ họp lại, có kẻ quý phái, có người bình dân những cũng lắm hạng phàm phu tục tử. Tính từ “phất phơ” gợi nên sự vô định, mong manh. Đó chính là số phận chung của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Dù có tài sắc đến mấy thì số phận của họ cũng phải lệ thuộc vào người khác. Đại từ phiếm chỉ “ai” nhấn mạnh sự vô định, người phụ nữ không được làm chủ cuộc đời mình. Giữa muôn nghìn đôi bàn tay, tấm thân cao quý biết đâu là chốn đỗ. Hạnh phúc của người con gái đẹp thật mong mang xiết bao. Bài ca dao khiến cảm xúc ta ngập tràn sự xót xa, tủi nhục cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
Gia sư dạy tiếng anh tphcm thấy chung một nỗi cảm thương cho thân phận chìm nổi của người phụ nữ, những bài ca dao bắt đầu bằng motif Thân em lại dùng những hình ảnh khác với giá trị biểu đạt phong phú hơn.
Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tắp vào đâu
gia-su-mon-van-tai-tphcm-cam-nhan-chum-ca-dao-motif-than-em
Người phụ nữ được so sánh với hình ảnh “trái bần”, mang vẻ đẹp giản dị đời thường. “Gió dập sóng dồi” tượng trưng cho sự chìm nổi, những thế lực ngoại biên chi phối đến hạnh phúc khổ đau của đời người phụ nữ. Trước tình cảnh ấy, họ chỉ có thể nương theo, không thể phản kháng, không thể trốn thoát được trên dòng nước cuộc đời nghiệt ngã ấy. Dù là người bình thường hay mang sự đài các, trang trọng thì mẫu số chung của những cuộc đời ấy vẫn là sự bấp bênh, khi tương lai do người khác quyết định. 
Thân em giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.
Gia sư giỏi tphcm cho rằng hai hành động trái ngược nhau thể hiện cách đối xử khác nhau của người đàn ông đối với số phận người phụ nữ. Hạnh phúc hay đau khổ, người phụ nữ không có quyền được chọn. Họ giống như chiếc giếng, mặc người sử dụng mà thôi. “Rửa mặt” thể hiện dành động tôn trọng, bởi người đàn ông là bậc hiền nhân quân tử. “Rửa chân” là hành động thô tục, người phụ nữ nếu lấy người đàn ông này, những giá trị của nàng sẽ mãi chẳng được nhìn thấy. Tựa như dòng nước trong của cái giếng, người khôn trân trọng không thể hiểu được giá trị của nó. Cũng giống như không gian “chợ”, “giữa đàng” cũng là nơi xô bồ, hỗn tạp, giếng nước trong nhưng không người coi sóc, ai cũng mặc sức được tận hưởng, thế nhưng có mấy ai thấy được vẻ đẹp để mà trân trọng nó.
tim-gia-su-tai-tphcm-cam-nhan-chum-ca-dao-motif-than-em
Gia sư tại nhà tphcm thấy rằng ba bài ca dao trên đều bắt đầu bằng lời than Thân em tựa như một tiếng gọi đồng cảm mà người phụ nữ cất lên để vơi bớt đi những tủi hổ trong đời thường. Thân phận của con người vốn dĩ đã rất nhỏ bé, thế nhưng người phụ nữ thân phận lại càng mong manh hơn khi họ chỉ được người ta xem như một món hàng không hơn không kém. Những đồ vật đi liền với lời than thường là những vật nhỏ bé đặt trong không gian hỗn tạp, xô bồ như một sự đối lập nhấn mạnh đến số phận nghiệt ngã của người phụ nữ xưa. Lời bài ca dao không chỉ là tiếng than thân ai oán mà qua đó còn khẳng định vẻ đẹp tự thân từ thân hình đến phẩm chất của họ. Dù cuộc đời có đẩy họ vào nghịch cảnh thì những vẻ đẹp ấy vẫn không mất đi mà sống mãi trong những vần thơ dân gian muôn đời.
CLICK xem thêm: http://giasuminhtri.vn
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

cảm nhận về chùm ca dao thân em

thân em như hạt mưa rào biện pháp tu từ

cảm nhận của anh chị về ca dao than thân

cảm nhận về ca dao than thân lớp 10

ca dao than thân về người phụ nữ

cảm nghĩ về bài ca dao than thân lớp 7

thân em như giếng giữa đàng

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo