trung tâm gia sư biên hòa

Cảm nhận khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Trung tâm tìm gia sư tại nhà tphcm thấy rằng trong kháng chiến trường kì gian khổ, nếu không có sự giúp sức của đồng bào miền núi, hẳn không thể có được thành công. Họ là những người chiến sĩ hậu phương, chăm sóc bộ đội, tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho người lính tiến bước. Hòa trong niềm cảm hứng ấy, Nguyễn Khoa Điềm đã tạo nên bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”.
Bài thơ được viết dưới dạng lời ru em bé của người mẹ Tà-ôi địu con trên lưng khi làm việc, từ đó thể hiện hình ảnh người mẹ với tình yêu con tha thiết hòa quyện với tình yêu bộ đội, yêu đất nước, đồng thời thể hiện ý chí chiến đấu vì niềm tin vào chiến thắng chống Mỹ cứu nước. Bài thơ có ba đoạn, mỗi đoạn đều mở đầu bằng câu hát “Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi!” và kết thúc lời ru của người mẹ với điệp khúc “Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi”. Cách kết cấu này tạo cho bài thơ âm điệu của lời hát ru, với nhiều câu được láy đi láy lại, nhịp nhàng, tha thiết, thể hiện được tình cảm sâu nặng và tha thiết của người mẹ. Ba đoạn thơ cùng cấu trúc, gồm hai phần lời tác giả và lời của người mẹ. Nhưng ba đoạn thơ không phải sự trùng lặp đơn giản mà có sự mở rộng, phát triển của hình tượng và tư tưởng, cảm xúc.
tim-gia-su-gioi-tphcm-neu-khuc-hat-ru-nhung-em-be-lon-tren-lung-me
Hình tượng nhân vật trữ tình trung tâm của bài thơ là người mẹ Tà-ôi. Vùng chiến khu miền Tây Thừa Thiên cũng là địa bàn cư trú lâu đời của nhiều dân tộc thiểu số, như Pa-cô, Vân Kiều, Tà-ôi… Cuộc sống của đồng bào dân tộc nhiều khó khăn nhưng trong suốt hai cuộc kháng chiến, họ đã gắn bó với cách mạng, giúp đỡ cán bộ. Người mẹ hiện diện trong công việc lao động và tham gia chiến đấu. Ở đoạn một và hai là công việc lao động thường ngày. Có thể cảm nhận được điều đó qua các chi tiết vừa cụ thể, vừa gợi cảm:
“Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối.”
“Lưng núi to mà lưng mẹ nhỏ”
Trung tâm tìm gia sư giỏi tphcm nhận thấy câu thơ không chỉ diễn tả nỗi vất vả, khó nhọc của người mẹ mà còn chứa đựng cả tình cảm yêu thương, trìu mến của nhà thơ dành cho người mẹ. Hình ảnh mẹ giã gạo bằng chày với đôi vai nhấp nhô, những giọt mồi hôi rơi với đứa con nhỏ trên lưng thật xúc động. Phải chăng đứa bé ấy là nguồn cội sức mạnh giúp người mẹ vượt qua gian nan, vất vả.
Tình yêu thương con thể hiện qua hình ảnh so sánh ở đoạn hai:
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”
Hình ảnh ấy thể hiện sâu sắc tình cảm của mẹ đối với con: đứa con trên lưng là niềm hạnh phúc vô tận, nguồn vui và hy vọng, nguồn sinh lực của người mẹ giống như mặt trời mang lại ánh sáng, sự sống cho bắp nương. Hình ảnh so sánh thể hiện cái nhìn mới mẻ và sự phát hiện sâu sắc của Nguyễn Khoa Điềm về tình mẫu tử. Thông thường, người ta thường ví tình mẹ bao la, rộng lớn che chở cho đứa con nhỏ mong manh. Còn cách hình dung của nhà thơ cho thấy chân lí ở bề sâu cuộc sống: đứa con mới là cội nguồn sự sống của mẹ.
tim-gia-su-tai-nha-tphcm-neu-khuc-hat-ru-nhung-em-be-lon-tren-lung-me
Gia sư uy tín tại tphcm cho rằng tư tưởng chủ đề của bài thơ là sự hòa quyện tình yêu con với tình yêu bộ đội, đất nước của người mẹ. Sự thống nhất trong tình cảm ấy thể hiện qua lời ru: “Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội…”, “Mẹ thương a-kay, mẹ thương làng đói…”, “Mẹ thương a-kay, mẹ thương đất nước…” Ước mong của người mẹ gửi gắm vào giấc mơ của người con. Đó là những ước mong giản dị, gắn liền với công việc và cuộc sống của người mẹ: “Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần”, “Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều”, “Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ”. Đó là mơ ước của tất cả mọi người và trong chiến trường miền Nam đó là ước mơ về ngày chiến thắng. 
Nguyễn Khoa Điềm viết “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” năm 1971, khi ông tham gia kháng chiến chống Mĩ cứu nước ở chiến khu miền Tây Thừa Thiên. Bài thơ là tình cảm yêu thương và cảm phục của tác giả với người mẹ dân tộc Tà-ôi, đồng thời cũng là sự ngợi ca sức mạnh và phẩm chất của nhân dân, khẳng định con đường cách mạng và niềm tin vào thắng lợi của cuộc chiến đấu.
Gia Sư Minh Trí xin cám ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi, để tìm hiểu sâu về các tác giả tác phẩm mời các bạn CLICK vào http://giasuminhtri.vn rồi tìm kiếm danh mục TÁC GIẢ TÁC PHẨM. Hàng ngày chúng tôi đều cập nhật các bài viết mới của các bạn học sinh giỏi văn trên toàn quốc gửi về mời các bạn theo dõi và đón đọc nhé
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google:

cảm nhận khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

tình mẫu tử trong khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

dàn ý bài khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

biện pháp tu từ trong bài khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

bài hát khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ

Phân tích bài Khúc hát ru những em be lớn trên lưng mẹ

Khúc hát ru những em be lớn trên lưng mẹ lớp 4

Dàn ý bài Khúc hát ru những em be lớn trên lưng mẹ

Biện pháp tu từ trong bài Khúc hát ru những em be lớn trên lưng mẹ

Nghệ thuật bài Khúc hát ru những em be lớn trên lưng mẹ

Trong lời ru của mẹ dành cho trẻ, những hình ảnh nào được gợi ra

cảm thụ bài thơ khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ lớp 4

Cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

cảm nghĩ của em về hình ảnh người mẹ tà ôi trong bài khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Người mẹ trong bài thơ Khúc hát ru những em be lớn trên lưng mẹ là người dân tộc nào

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo