Trung tâm gia sư quận 7 nhận thấy Nguyễn Duy viết bài thơ “Ánh trăng” năm 1978 tại Thành phố Hồ Chí Minh, ba năm sau cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi. Tác giả cũng như nhiều người lính từ rừng về thành phố, quen dần với cuộc sống đô thị. Về thành phố sau chiến tranh, ai cũng bận rộn với những lo toàn, bộn bề của cuộc sống thời hậu chiến, những năm tháng chiến tranh và sự hồn nhiên của tuổi thơ trong trẻo đã trở thành quá khứ mờ dần và bị chìm lấp trong những lo toan, tất bật của cuộc sống thường nhật. Bài thơ “Ánh trăng” là lời tâm sự, nhắc nhở, tự vấn của nhà thơ.
Bài thơ bố cục theo trình tự thời gian với lời kể của nhân vật trữ tình, cũng là chính tác giả. Nhìn lại khoảng thời gian ấy, thấy rõ giai đoạn mà ranh giới là thời điểm từ ngày về thành phố:
“Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ”
Những năm tháng con người chan hòa, sống gắn bó với thiên nhiên. “Trần trụi với thiên nhiên”, nghĩa là con người mở lòng mình với thiên nhiên, không e dè, không một chút ngăn cách. “Hồn nhiên như cây cỏ” là giữ nguyên được sự trong sáng, vô tư. Còn thiên nhiên được thể hiện bằng cái nhìn rộng lớn, khoáng đạt: đồng, sông, bể. Trong những năm tháng con người gắn bó thân thiết chan hòa với thiên nhiên, có sự xuất hiện của một yếu tố đặc biệt – “trăng”. Trăng là kết tinh của thiên nhiên, của vẻ đẹp trong trẻo, dung dị và trọn vẹn. Trăng trở thành “vầng trăng tri kỉ”, vầng trăng nghĩa tình.
Trung tâm gia sư quận 9 ngỡ như sự gắn bó của con người với thiên, với vầng trăng tình nghĩa sẽ mãi bền chặt. Ấy vậy mà có lúc cũng phai mờ, hững hờ. Đó là từ khi về thành phố, con người dần xa cách với thiên nhiên, ngăn cách nhà cửa, các tiện nghi đô thị. Trước kia khi ở đồng, ở rừng, ở bể, con người thấy gần gũi với thiên nhiên, cần thiên nhiên để sống và tồn tại. Còn bây giờ, giữa thành phố, người ta sống trong tiện nghi, thiên nhiên thành ra trở nên hờ hững, lạnh lẽo. Con người quen với “ánh điện”, “cửa gương” và nhìn “vầng trăng đi qua ngõ” mà “như người dưng qua đường”. Sự đổi thay ấy không được ai quan tâm, trân trọng.
Tình huống bất ngờ khiến nhân vật trữ tình thức tỉnh, gây nên cảm xúc mạnh là “Thình lình đèn điện tắt/phòng buyn-đinh tối om”. Đến lúc ấy, con người mới nhận ra sự chật hẹp, bức bách của không gian đô thị và như phản ứng tự nhiên, con người liền “vội bật tung cửa sổ”. Và thật bất ngờ, bên ngoài cửa sổ ấy, vầng trăng ở đó tự bao giờ. Trong khoảng khắc, vầng trăng gọi về bao nhiêu kỉ niệm của quá khứ tuổi thơ, của chiến tranh. Nhân vật trữ tình sống trong trạng thái dào dạt cảm xúc, trạng thái “rung rung” khi “ngửa mặt lên nhìn mặt”, như lại được gặp gương mặt quen thuộc, tri kỉ.
Trung tâm gia sư quận 10 thấy trăng là trung tâm của bài thơ, gợi nên nhiều ý nghĩa. Trăng là một phần của thiên nhiên rộng lớn, qua trăng ta hình dung trước mắt cả đồng, sông, bể. Trăng là biểu tượng của những điều trong sáng, đẹp đẽ của nghĩa tình thủy chung, nguyên vẹn, vầng trăng nghĩa tình. Bởi thế, vầng trăng đâu chỉ là thiên nhiên mà còn là nbieeur tượng của con người giản dị, trong sáng – nhân dân, là đồng đội của người lính một thời gắn bó, sẻ chia gian lao. Soi vào vầng trăng, con người nhận ra sự đổi thay của mình. Khi con người sống hồn nhiên, trần trụi với thiên nhiên thì vầng trăng cũng rất gần gũi, thân thiết. Khi con người bận rộn, thỏa mãn với điều kiện vật chất đô thị thì dù vầng trăng có đến gần anh thì cũng chỉ như người dưng. Soi vào “vầng trăng vành vạnh”, lặng lẽ tỏa sáng, con người thấy rõ sự vô tình đáng trách của mình và giật mình thức tỉnh. Ý thơ của Nguyễn Duy là sự kế thừa và phát triển cảm hứng sáng tạo về trăng vốn có trong thi ca.
Từ chiến tranh đến hòa bình, từ gian khổ sang an lạc, không ít người vô tình quên đi quá khứ, quên những người đùm bọc, sẻ chia gian khổ với mình. Vì thế, “Ánh trăng” là sự nhắc nhở về đạo lí thủy chung. Tác giả không thể hiện nó như một bài giáo huấn đạo đức mà như một lời tâm sự, bộc bạch với chính mình, với mọi người nên càng thấm thía, chân thực
Cảm nhận bài thơ ánh trăng hay nhất ( bài 2 )
Ánh trăng là đề tài muôn thuở của thơ ca Việt Nam, có biết bao sáng tác tự cổ chí kim viết về vẻ đẹp của ánh trăng, về sự giao thoa tình cảm giữa con người và ánh trăng. Thời văn học trung đại, trăng là người bạn tri kỉ của những bậc thi nhân, ngắm trăng, uống rượu, làm thơ. Thời kháng chiến, trăng xuất hiện như một người bạn tâm giao đại diện cho ước mơ hòa bình luôn đồng hành với các chiến sĩ. Và trong thời hiện đại, trăng vẫn luôn ở đó, vẫn là chỗ dựa cho con người vào những lúc họ buồn, họ vui, kể cả lúc họ cô đơn nữa. Ánh trăng trong tác phẩm cùng tên của Nguyễn Duy, cũng là hình tượng nổi tiếng cho sự chung thủy của ánh trăng ấy. Dịu dàng và vĩnh cửu.
“ Hồi nhỏ sống với đồng
Với sông rồi với biển
Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ”
Vầng trăng trên cao kia đã gắn bó với tác giả từ thuở ấu thơ cho đến khi trưởng thành, và cả lúc trở thành người lính tham gia chiến đấu, chính tác giả đã nhận mình và trăng đã trở thành tri kỉ không biết từ lúc nào, đã gắn bó cùng nhau một thời gian dài đến độ có thể thấu hiểu được nhau.
“Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ
Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa”
Đến khổ thơ thứ hai này, tác giả tạo cho người đọc một sự hoang mang, như thể sắp diễn ra một cuộc chia tay đầu nỗi buồn vậy. Tác giả dùng từ “ngỡ” cho chính bản thân mình, rằng cứ ngỡ vầng trăng và con người mãi mãi là bạn tri kỉ với nhau, ấy thế mà bây giờ, con người hình như đã quên mất sự tồn tại của ánh trăng:
“ Từ hồi về thành phố
Quen ánh điện cửa gương
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường”
Đến khổ thơ thứ ba này, tác giả đã giải đáp cho cái thắc mắc của từ “ngỡ” ở khổ thơ trước, hóa ra vì con người về với thành phố, với những tiện nghi đầy đủ, với ánh điện, cửa gương, với những ánh sáng nhân tạo đẹp đẽ do con người tạo ra thì họ đã quên đi ánh trăng đêm, giờ trăng xuất hiện hay mất đi thì cũng chỉ như người dưng lướt qua ngõ, hồ như không quen biết, cũng không ai quan tâm.
“ Thình lình đèn điện tắt
Phòng byun đinh tối om
Vội bật tung cửa sổ
Đột ngột vầng trăng tròn”
Sống giữa thành phố hiện đại, và nhân lúc mất điện, con người dường như được trở về với bản thể của mình, ánh trăng đột ngột phủ lên thành phố tối om, làm cho con người ta tự nhiên như tỉnh giấc mộng. Hỡi ơi, tự bao giờ con người đã nhận trăng làm tri kỉ, qua năm tháng cũng chính con người ruồng bỏ nó để đi theo những xa hoa phù phiếm. Thảng như nếu không có lúc bị ngắt điện, thì có lẽ con người sẽ mãi chìm đắm trong hiện tại, trong những niềm vui được tạo ra từ những nguồn ánh sáng nhân tạo.
“ Ngửa mặt lên nhìn mặt
Có cái gì rưng rưng
Như là đồng là bể
Như là sông là rừng”
Con người lúc này ngước mặt lên đối mặt với ánh trăng tròn tỏa ra thứ ánh sáng dịu dàng như đời nào cũng vậy. Nói là đối mặt với ánh trăng nhưng có lẽ con người đang tự đối diện với tâm hồn của mình. Bao nhiêu kí ức đẹp đẽ lại ùa về, làm dậy lên trong lòng họ những kỉ niệm thời thơ ấu, thời chiến tranh oanh liệt, bao nhiêu tình cảm cứ thế ùa về, dồn hết lên đôi mắt chực rưng rưng của họ.
“ Trăng cứ tròn vành vanh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình”
Đến đây tác giả tự đánh giá bản thân mình rằng rất vô tâm, bên cạnh đó là ca ngợi cái đức tính chung thủy của ánh trăng, quả đúng như vậy, trăng cứ khuyết rồi tròn theo quy luật của thời gian, còn con người, với cái cuộc đời ngắn ngủi của mình lại vô tình quên mất một tri kỉ trăm năm như thế. Ánh trăng tuy im lăng, nhưng khi nó xuất hiện, cũng khiến ta giật mình, giật mình bởi sự vô tâm của mình. Dẫu sống là phải hướng về tương lai, nhưng quá khứ dù sao cũng đã xảy ra, không phải cứ quên đi là được. Hướng tới tương lai để có cuộc sống tốt đẹp hơn, nhưng nhìn lại quá khứ, để ta thấy được rõ hơn sự trưởng thành của bản thân, những bước đi có cả thành công lẫn thất bại của mỗi cuộc đời con người.
Cảm nhận về bài thơ ánh trăng ngắn nhất (bài 3)
Từ cổ chí kim, ánh trăng đã là người bạn tri kỉ của các nhà văn, nhà thơ. Không những thế, trong hai cuộc chiến đấu kháng chiến chống quân xâm lược, ánh trăng còn là người bạn thân thiết của những người chiến sĩ. Và khi hòa bình lập lại, ánh trăng vẫn dịu dàng ở đó, trở thành bạn của muôn người. Để cảm nhận rõ được mối liên hệ giữa trăng với con người trong thời chiến và thời bình, chúng ta cùng cảm nhận về hình ảnh ánh trăng trong hai tác phẩm nổi tiếng đó là “đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu và “ánh trăng” của nhà thơ Nguyễn Duy.
Đồng Chí là bài thơ được Chính Hữu sáng tác vào năm 1948, đương lúc cuộc kháng chiến chống Pháp vào thời kì khó khăn, gian khổ nhất. Hình ảnh trăng chỉ xuất hiện một lần vào câu thơ cuối cùng của bài đó là : “đầu súng trăng treo”, dù chỉ xuất hiện một lần như nó đã trở thành biểu tượng giao thoa giữa cảm hứng hiện thực và cảm hứng lãng mạn được hòa quyện với nhau góp phần tạo nên giá trị của bài thơ. Đầu súng là hình ảnh thực, đại diện cho những người lính đang ngày đêm chiến đấu bảo vệ độc lập nước nhà, là một hình ảnh với tổng thể những khó khăn, vất vả, mất mát, đúng nghĩa là đổ cả máu, cả mồ hôi để nhuộm đỏ màu quốc kì của dân tộc. Hình ảnh trăng lại là một hình ảnh lãng mạn, nó không chói lóa như mặt trời, không cuồng nhiệt và ồn ào, trăng chỉ lặng lẽ và dịu dàng song hành bên cạnh những chiến sĩ, thức cùng họ trong những đêm dài giá lạnh và gian khổ, trăng gợi lên hòa bình, gợi niềm hạnh phúc, gợi cảm giác dễ chịu. Hai hình ảnh này được đặt cùng nhau khiến ta không có cảm giác khó chịu, ngược lại còn tạo thành một biểu tượng bất hủ gắn bó hiện thực mất mát hy sinh và tương lai tốt đẹp, hạnh phúc đang chờ đón ta ở phía trước.
Ngược lại với ánh trăng trong thời chiến ở bài thơ “Đồng chí”, ánh trăng trong bài thơ cùng tên của Nguyễn Duy lại là ánh trăng hòa bình. Bài thơ được viết năm 1978, lúc đó miền Nam đã giải phóng, Bắc Nam đã chung về một mối, cuộc sống của nhân dân bắt đầu gây dựng ở những bước đầu tiên. Ánh trăng là hình ảnh bao trùm cả bài thơ. Nhưng cảm xúc chung của bài thơ có vẻ như là lời trách móc nhẹ nhàng đối với sự vô tâm của con người, cả cuộc đời gắn liền với ánh trăng. Trăng gắn bó với tuổi thơ, kể cả trong kháng chiến trăng cũng là người bạn bên ta không rời, cứ ngỡ có thể là tri kỉ với nhau trong suốt cả cuộc đời ngắn ngủi của con người, nào ngờ đâu khi về với thành phố, về với những phồn hoa đô hội, khi con người đã quen với ánh điện thành phố thì sự tồn tại của trăng dần dần không được con người chú ý đến nữa. Chỉ đến khi một ngày mất điện, những ánh sáng nhân tạo tạm thời bị ngắt đi, thì con người chợt nhận ra sự tồn tại của trăng, tác giả dùng từ “đột ngột”, “giật mình” làm cho chúng ta cảm nhận được một điều rằng hóa ra chúng ta thờ ơ và vô tâm đến vậy.
ánh trăng tròn thực ra vẫn luôn luôn ở đó chung thủy và đẹp đẽ. Nó luôn tồn tại bên cạnh con người, cũng âm thầm và lặng lẽ thôi, nhưng vì sự vô tâm của con người khiến cho vô tình thấy ánh trăng lại khiến ta cảm thấy giật mình. Dù cho ánh trăng ở mỗi bài thơ đều có cách thể hiện khác nhau, nhưng dù vậy lại có một điểm chung khiến ta cảm thấy thật an tâm rằng ánh trăng thật chung thủy, dù ở giữa sự khắc nghiệt của cuộc chiến đấu gian khổ, hay giữa cái sự thay đổi chóng mặt của quá trình công nghiệp hóa, con người tạm quên đi sự tồn tại của nó. Nhưng đến cuối cùng, con người với trăng vẫn là những người bạn thật thân thiết. Có thể thấu hiểu được nhau, mà nếu không, chỉ cần ngồi yên lặng và ngắm trăng thôi cũng làm cho tâm hồn con người như được gột rửa, lại sáng trong như tấm gương không gợn chút vẩn đục.
Gia Sư Minh Trí xin cám ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi, để tìm hiểu sâu về các tác giả tác phẩm mời các bạn CLICK vào http://giasuminhtri.vnrồi tìm kiếm danh mục TÁC GIẢ TÁC PHẨM. Hàng ngày chúng tôi đều cập nhật các bài viết mới của các bạn học sinh giỏi văn trên toàn quốc gửi về mời các bạn theo dõi và đón đọc nhé..
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :
cảm nhận bài thơ ánh trăng
cảm nhận bài thơ ánh trăng hay nhất
cảm nhận bài thơ ánh trăng facebook
cảm nhận về bài thơ ánh trăng ngắn nhất
dàn ý cảm nhận bài thơ ánh trăng
cảm nhận ánh trăng facebook
suy nghĩ về bài thơ ánh trăng
nhận xét về bài thơ ánh trăng
Cảm nhận khổ 4 5 bài Ánh trăng
Cảm nhận về bài thơ Ánh trăng ngắn gọn
Cảm nhận của em về hình ảnh vầng trăng
Đoạn văn cảm nhận về khổ thơ cuối bài Ánh trăng
Cảm nhận khổ 5 6 bài Ánh trăng
Nêu suy nghĩ của em về bài thơ Ánh trăng
Bài thơ Ánh trăng liên hệ với bài nào
Cảm nhận khổ 4 5 6 bài Ánh trăng
Dàn ý cảm nhận khổ 3 4 bài Ánh trăng
Cảm nhận 2 khổ cuối bài Ánh trăng
Dàn ý khổ thơ cuối bài Ánh trăng
Nghệ thuật 2 câu thơ cuối bài ánh trăng
Dàn ý cảm nhận 2 khổ cuối bài Ánh trăng
cảm nhận của em về bài thơ ánh trăng ngắn gọn
Cảm nhận về 3 khổ thơ cuối bài Ánh trăng ngắn nhất
Viết đoạn văn ngắn cảm nhận khổ thơ cuối bài Ánh trăng
Việt đoạn văn cảm nhận về 2 khổ thơ cuối bài Ánh trăng
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hai khổ thơ cuối của bài thơ Ánh trăng
Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả