trung tâm gia sư biên hòa

Gia sư dạy kèm tại nhà cảm nhận bài thơ Cảm Xúc Mùa Thu – Đỗ Phủ

Gia sư dạy kèm tại nhà cho rằng Đỗ Phủ nổi tiếng là nhà thơ hiện thực, được mệnh danh là Thi Thánh của thời Đường và muôn đời. Đỗ Phủ không chỉ là bậc thầy của những áng thơ cúi xuống mặt đất xót xa cho bao kiếp cơ hàn trong thời rối ren, mà còn diễn đạt thành công cái tôi nhỏ bé của mình trước bao nỗi đau nhân thế, nỗi cô đơn vừa là bản thể, vừa là sản phẩm của môi trường sống gian truân. “Cảm xúc mùa thu” kết tinh trác tuyêt nhất những tình cảm bi thiết độc đáo cao quý này:
“Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm
… Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.”
gia-su-su-pham-cam-nhan-bai-tho-cam-xuc-mua-thu
Trung tâm dạy kèm tại nhà nhận thấy bài thơ được làm theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Bốn câu thơ đầu tập trung tả cảnh, bốn câu sau là tâm trạng nhà thơ được bộc lộ rõ hơn, theo qui luật tức cảnh sinh tình. Bài thơ bắt đầu bằng màu trắng của sương: “ngọc lộ” (sương móc trắng). Màu trắng là gam màu nổi trội của bài thơ. Núi Vu, kẽm Vu cũng chìm trong hơi sương thu ấy. Đến con sóng trong câu thơ thứ ba cũng gợi nên màu trắng vì đấy là dòng sông bạc đầu. Tiếp đến là màu trắng của mây, màu trắng của hoa cúc. Màu trắng không hoàn toàn tinh khiết, trắng như sương mai. Màu trắng ấy được họa trên nền những gam màu khác có sắc tối hơn. Ở câu thơ thứ nhất, đằng sau màu trắng là màu của rừng phong mùa thu. Màu lá phong mùa thu là màu mang sắc thái âm tính, dẫu là tươi tắn nhưng chủ yếu là sẫm, chìm sâu. Theo quy luật, khi mùa thu đến rừng phong ngả từ màu xanh sang màu vàng tươi rồi sang vàng sẫm pha sắc tím. Bầu trời thu nắng vàng điệp thêm màu vàng của sắc lá phong tạo nên bầu không khí bình yên mang màu sắc tươi trẻ, đầy sức sống, là “màu sắc của nhớ nhung”, gợi cho người chiêm ngắm những kỉ niệm xa xôi nào đó chợt thức trong sắc màu tê tái, đượm buồn.
Gia sư tại nhà cho rằng màu trắng lảng bảng của sương móc bao trùm lên sắc màu khiến sắc màu của câu thơ càng có chiều sâu, càng chuyển động nhiều hơn vào vùng thương nhớ: “điêu thương phong thụ lâm”. Thà có chút ánh sáng, dẫu yếu ớt trong chiều tà thì không gian sẽ bớt ưu sầu hơn. Còn khi chìm trong sương giá thì sắc phong kia khó gợi nét vui tươi. Màu sắc vẽ nên tâm trạng hay tâm trạng vẽ nên màu sắc của nhân vật trữ tình? Màu da diết của đám cây phong thầm lặng chẳng thể nào mang lại niềm vui cho người thưởng thức. Màu sắc trong văn chương luôn bị chi phối bởi tâm trạng của nhân vật trữ tình. Tâm trạng của Đỗ Phủ khi cảm xúc trước mùa thu này là một tâm trạng u buồn nên toàn bộ màu sắc và hình khối của bài thơ đều chìm đắm trong màu bi cảm. 
Nếu ở hai câu trên, thi nhân thấy “sương móc làm tiêu điều” cảnh vật thì hai câu ba và bốn, nhà thơ chỉ rõ sự “hiu hắt” của “hơi thu”, khoác cho mùa thu một diện mạo mới. Đó là sự vận động mạnh mẽ của tự nhiên: “sóng vọt lên tận lưng trời”, “mây sà xuống giáp mặt đất”. Nghệ thuật tả cảnh phóng đại để họa nên sự hùng vĩ của núi sông. Thế nhưng, cảm giác hưng phấn ấy liền vội nhường chỗ cho nỗi u sầu: “tiếp địa âm”. Hai câu thơ được đặt trong thế đối xứng, cảnh vật ngập trong sương thu, tạo nên sự ken dày, bủa vây mọi chốn. 
Câu thơ năm và sáu gợi nên tình ý của nhà thơ trong cảnh:
“Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ
Cô chu nhất hệ cố viên tâm.”
gia-su-tai-nha-cam-nhan-bai-tho-cam-xuc-mua-thu
Gia sư sư phạm nhận thấy lối nói hoán đổi chủ thể phổ biến trong thơ Đường, tạo nên sự liên tưởng độc đáo: nước mắt của thi nhân hay nhìn khóm cúc nở một lần nữa mà chạnh lòng nhớ quê nhà, cũng có thể là nước mắt của khóm cúc? Dẫu là nước mắt của khóm cúc hay của Đỗ Phủ thì tứ thơ vẫn trang trọng, buồn trong vẻ đẹp tinh khiết, cao cả.Câu thơ hiện lên hình ảnh con thuyền lẻ loi gợi liên tưởng về sự cô đơn của thi nhân nhưng đồng thời cũng là phương tiện duy nhất chuyển tải nỗi lòng của thi nhân về quê cũ. Hai câu thơ cuối có hai cụm từ đối: “lưỡng khai” (hai lần nở) và “nhất hệ” (một mối dây ràng buộc). Hai lần nở như sự vận hành của thời gian, đồng thời thể hiện nỗi xót xa khi nhà thơ bất lực không thể trở về quê cũ. Dẫu thời gian có qua đi, trong lòng Đỗ Phủ vẫn còn đó day dứt về mối dây ràng buộc. Lấy sự bất biến của tình cảm để chống lại cái thường biến của thời gian. 
Trung tâm tìm gia sư tại tphcm nhận thấy bài thơ kết lại bằng âm thanh rộn ràng: âm thanh dao thước may áo rét và âm thanh tiếng chày đập áo. Tư thế người ngồi nghe trên thành cao, nơi âm thanh vang đến dồn dập. Âm thanh ấy không làm cho bài thơ vui hơn mà khiến nỗi nhớ quê của nhà thơ thêm da diết. Cảnh may áo rét gợi đến những chiến sĩ nơi sa trường. Từ âm thanh, hình ảnh ấy nhà thơ truyền tải nỗi u buồn lo âu trước thời cuộc: biên giới vẫn chưa yên. Tấm lòng của Đỗ Phủ luôn hướng về nhân dân, đất nước.
Gia sư môn văn tại tphcm cho rằng toàn bộ bài thơ “Cảm xúc mùa thu” diễn tả cảm xúc của nhà thơ trước mùa thu nơi đất khách. Cảnh vật mang sắc nét, hình thái của mùa thu. Ẩn chìm sâu ngần ấy không gian, thời gian và cảnh vật thu là tâm hồn Đỗ Phủ: “Tính chất hiện thực không thay đổi, nhưng tình cảm trong thơ thì chuyển từ nồng cháy sang trầm tĩnh hơn, âm điệu cũng trở nên bi thương” (Lịch sử văn học Trung Quốc). Phải yêu thiên nhiên đến độ nồng nàn và thấu hiểu nhân tình thế thái thì nhà thơ mới có thể truyền tải được nét đẹp tinh vi trong cảnh vật đến thế.
Gia Sư Minh Trí xin cám ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi, để tìm hiểu sâu về các tác giả tác phẩm mời các bạn CLICK vào http://giasuminhtri.vn  rồi tìm kiếm danh mục TÁC GIẢ TÁC PHẨM. Hàng ngày chúng tôi đều cập nhật các bài viết mới của các bạn học sinh giỏi văn trên toàn quốc gửi về mời các bạn theo dõi và đón đọc nhé
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

bài thơ cảm xúc mùa thu

cảm xúc về mùa thu

bài thơ thu hứng lớp 10

bài giảng cảm xúc mùa thu

nội dung chính của bài thơ cảm xúc mùa thu

thuyết trình bài cảm xúc mùa thu

cảm nhận của em về bài cảm xúc mùa thu

nghệ thuật trong bài thu hứng

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo