trung tâm gia sư biên hòa

Gia sư giỏi tphcm phân tích bài thơ Nhớ Rừng của Thế Lữ

Gia sư giỏi tphcm nhận thấy nhà thơ Thế Lữ là một nhà thơ rất tài năng. Ông có thể làm thơ, viết truyện, viết kịch, làm đạo diễn và dù ở phương diện nào thì ông cũng có thành tựu xuất sắc. “Nhớ Rừng” là môt bài thơ hay và được nhiều người yêu thích bởi nó thể hiện cảm xúc của nhà thơ một cách chân thật nhất. Trong hai mươi câu thơ đầu, tác giả kể về hoàn cảnh và nỗi nhớ của nhân vật “con hổ” rất hay.. Bài thơ “Nhớ Rừng” được nhà thơ Thế Lữ viết vào năm 1934, in trong tập “May vần thơ” xuất bản năm 1935. Tác giả mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để nói lên nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng, sự u uất. Qua đó, thể hiện niềm khao khát tự do mãnh liệt của con người. 
Hổ là loài vật được xem như chúa tể muôn loài nhưng nay sa cơ phải chịu sống trong sự khổ đau, bị o ép trong một không gian chật hẹp, bị kìm hãm quyền lực và không có một tiếng nói nào. Trong câu thơ đầu tiên:
“Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt”.
gia-su-gioi-tphcm-phan-tich-bai-tho-nho-rung-cua-the-lu
Gia sư tại nhà tphcm thấy câu thơ diễn tả hoàn cảnh của chú hổ bị nhốt trong cũi sắt, chất chứa sự căm hờn, uất hận dồn thành “khối” và nó chỉ biết “gậm” mà không thể tan. Rồi những ngày tháng tiếp theo, hổ chỉ biết nằm dài cùng với sự bất lực, đớn đau: “Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua”.
Con hổ bị những người ngạo mạn, ngẩn ngơ khinh miệt, chế giễu càng cho chúng ta thấy chúa tể sơn lâm có vị thế xuống cấp và bị tầm thường hóa. Con hổ bị lâm vào cảnh không may, phải thất bại nên bây giờ sống trong cảnh tù hãm và trở thành một thứ đồ chơi cho con người ngắm nhìn:
“Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm.
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.”
Nhà thơ diễn tả nét tâm trạng đầy bi kịch của con hổ khi bị giam cầm, sống chung với gấu, với báo, qua hai câu thơ:
“Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tự lự.”
Những câu thơ tiếp theo, nhà thơ sử dụng hàng loạt hình ảnh quen thuộc để diễn tả nổi nhớ của con hổ: 
“Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội.”
Ở đây, con hổ nhớ rất nhiều thứ: thuở tung hoành, cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, khúc trường ca,...  cách ngắt nhịp thay đổi trong những câu thơ tiếp theo đã khắc họa đời sống nội tâm của một nhân vật đã từng có một quá khứ oanh liệt.
tim-gia-su-o-tphcm-phan-tich-bai-tho-nho-rung-cua-the-lu
Trung tâm tìm gia sư ở tphcm thấy con hổ tiếc nhớ thời hống hách, nỗi nhớ về nơi rừng thẳm có mấy ai thấu hiểu. Nhớ rừng là tiếc nhớ tự do, nhớ về thời oanh liệt, nhớ về tự nhiên. Ở nơi nước non hùng vĩ ấy, con hổ đã ngự trị tất cả. Bản lĩnh của nó thể hiện quyền lực và sức mạnh với một tư thế vô cùng hiên ngang toát lên được vẻ đẹp oai phong lẫm liệt. 
“Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.”
Nhà thơ còn sử dụng các động từ mạnh như:gào, hét, thét, nhằm thể hiện một cách đặc biệt khúc trường ca dữ dội của rừng núi, suối ngàn. Có thể thấy đây là những câu thơ lạ đã phần nào làm cho thơ Mới mang sự khác biệt với thơ cũ.
“Ta biết ta chúa tể cả muôn loài
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.”
Trung tâm dạy kèm tại nhà tphcm nhận thấy một chữ “Ta” vang lên đầy kiêu hãnh, tự hào và mang tính chất khẳng định bản thân là “chúa tể”, là người mạnh mẽ, quyền lực. Chúa sơn lâm được miêu tả một cách đầy đủ nhất, được khắc họa trong chiều sâu của tâm linh và trong chiều cao của uy quyền.
Chỉ với hai mươi câu thơ mà nhà thơ đã thể hiện quá xuất sắc tâm trạng của con hổ bị sa cơ bây giờ phải sống trong tù hãm. Những diễn biến tâm lí, suy tư của con hổ được miêu tả chi tiết. Qua nhân vật con hổ, nhà thơ như muốn nói lên tình cảnh chung của những người yêu nước thầm kín thời bấy giờ.
Gia Sư Minh Trí xin cám ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi, để tìm hiểu sâu về các tác giả tác phẩm mời các bạn CLICK vào http://giasuminhtri.vn  rồi tìm kiếm danh mục TÁC GIẢ TÁC PHẨM. Hàng ngày chúng tôi đều cập nhật các bài viết mới của các bạn học sinh giỏi văn trên toàn quốc gửi về mời các bạn theo dõi và đón đọc nhé
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

phân tích bài thơ nhớ rừng

phân tích bài thơ nhớ rừng ngắn gọn

nghị luận về bài thơ nhớ rừng

cảm nhận về khổ thơ thứ 4 bài nhớ rừng

phân tích vẻ đẹp bài thơ nhớ rừng

phân tích khổ 1 bài thơ nhớ rừng

cảm nhận bài thơ nhớ rừng

nhận xét về bài thơ nhớ rừng

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo