trung tâm gia sư biên hòa

Gia sư luyện thi đại học tphcm cảm nhận thơ Bà Huyện Thanh Quan

Gia sư luyện thi đại học tphcm nhận thấy nếu Hồ Xuân Hương là giọng thơ nữ sắc sảo, góc cạnh, ưa phá bỏ qui luật thì Bà Huyện Thanh Quan lại là một phong cách đằm thắm, dịu dàng. Sáng tác của bà luôn tuân theo những chuẩn mực trong thơ Đường, tựa như một viên ngọc toàn bích không tì vết. Cảm hứng trong sáng tác ấy khiến người đọc âm vang mãi một nỗi hoài cổ xa xăm. Tìm hiểu phong cách thơ của Bà Huyện Thanh Quan không chỉ là chiếc chìa khóa giúp ta đi vào thế giới tác phẩm mà còn để tri âm với một hồn thơ đầy hoài cảm, yêu thương.
Gia sư tiếng anh tại nhà tphcm xin được giới thiệu bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, người làng Nghi Tàm, chồng là Lưu Huân, làm Tri huyện triều Minh Mạng. Sau, bà được vua Tự Đức mời vào cung dạy học. Các sáng tác bà để lại tuy không nhiều nhưng cũng đủ để phác họa một chân dung văn học đặc sắc, một cây bút nữ ghi dấu ấn mạnh mẽ trong văn học trung đại Việt Nam. Thơ của bà đã thất lạc nhiều. Những bài thơ được sưu tầm của bà còn được nghiên cứu cho đến ngày nay thường thuộc thể loại thơ đề vịnh. Đó là những bức tranh thủy mặc chấm phá bằng tài hoa riêng của nữ sĩ. Nó đem đến cho người đọc ấn tượng về cảnh sắc vừa cụ thể, vừa hiện hữu, vừa ước lệ vĩnh hằng. Một người thành cung Trấn Bắc, một Khán xuân đài, một thành Thăng Long, một con đèo, một cung đường lữ khách, một dòng sông thu. Đó là những cảnh sắc đang hiện lên trong cái nhìn của nữ sĩ, dường như đang tồn tại, lưu lại dấu vết cùng đất trời. Tâm trạng trong thơ bà thường trực ở hai sắc thái: vui, yêu đời, nhìn cảnh vật với đôi mắt say mê. Lúc ấy tâm trạng nhà thơ lâng lâng, không cần đến rượu mà phong cảnh thắm tươi, khỏe khoắn:
“Xanh om cổ trụ tròn xoe tán
Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ.”
(Tức cảnh chiều thu)
gia-su-luyen-thi-dai-hoc-tphcm-cam-nhan-ve-ba-huyen-thanh-quan
Trung tâm dạy kèm tiếng anh tại nhà tphcm cho rằng sức sống mãnh liệt của cây cỏ át đi vẻ tiêu sơ của ngày thu mưa phùn, cũng như tiếng chuông “gầm” cùng sóng, sắc nước cộng với trời khuấy động cái tĩnh lặng của chùa chiền suốt bốn mùa chiêu mộ và “một vũng tang thương” tù túng. Trước cảnh đẹp như thế, “ai người chẳng ngẩn ngơ”. Và nữ sĩ khẳng định niềm vui, hạnh phúc nơi trần thế:
“Nào nào cực lạc là đâu tá?
Cực lạc là đây chin rõ mười!”
(Chơi khán đài)
Song cái vui không ở lâu cùng nữ sĩ. Những bài thơ khác của bà đều tả cảnh buồn, tất cả đều là bóng xế tà vắng lặng, đìu hiu. Cảnh không còn là đối tượng để thượng ngoạn nữa mà bà chỉ mượn cảnh để tả tình, nói lên nỗi nhớ khắc khoải, nỗi đau “cảm cổ thương kim” và nỗi xót xa một quá vãng đã mất. Hằn rõ lên cả là tâm trạng cô đơn đến tuyệt đối. Ở bà, “nỗi niềm tâm sự” không được chia sẻ, giữa bà và nhân tình thế thái có một khoảng cách:
“Kẻ chốn Dương Đài, người lữ thứ
Lây ai mà kể nỗi hàn ôn.”
(Chiều hôm nhớ nhà)
Gia sư dạy kèm tại nhà thấy rằng đỉnh cao của nỗi cô đơn được thể hiện tập trung trong bài thơ Qua Đèo Ngang. Nhà thơ “qua Đèo Ngang” cũng vào một buổi chiều bóng xế. Thiên nhiên trải ra trước mắt bao la, tràn đầy âm sắc. Bản thân cảnh vật không tiêu điều, xơ xác, hòa quyện với nhau, điểm xuyến cho nhau: “cỏ cây chen đá, lá chen hoa” và xuất hiện bóng dáng con người: “lom khom dưới núi tiều vài chú/ Lác đác bên sông chợ mấy nhà”… Vậy mà tâm trạng của nữ sĩ trở nên xa vắng, khắc khoải. Đến nỗi khi bà “dừng chân đứng lại” thì vũ trụ đã không còn hòa hợp mà phân chia thành những khoảng riêng rẽ: “trời, non, nước.” Nữ sĩ đơn độc, một mình với tâm sự riêng: “Một mảnh tình riêng ta với ta.” Mỗi con người là một thế giới nhỏ bé, không thể nào tri âm nên nỗi cô đơn thường trực trong thơ cổ. Bà Huyện Thanh Quan dường như không cần giãy bày, tâm sự, bà chịu đựng nỗi cô đơn một mình, khép kín và lặng lẽ. Tư thế đứng của nữ sĩ trên đỉnh Đèo Ngang buổi chiều tà là hình tượng độc đáo. Tác giả như kí thác nỗi cô đơn của mình vào đất trời, vũ trụ. Điều đó không thể hiện sự yếu đuối mà bộc lộ tính cách độc lập, kiên định của nữ sĩ.
gia-su-tieng-anh-tai-nha-tphcm-cam-nhan-ve-ba-huyen-thanh-quan
Trung tâm dạy kèm tại nhà cho rằng văn học trung đại ghi dấu nữ sĩ Bà Huyện Thanh Quan như một hồn thơ Nôm đài các, nghiêm nghị mà vẫn trong sáng, giản dị và trữ tình sâu đậm. Có lẽ tiếng thơ của bà vẫn khiến người đọc ngày nay rung cảm là bởi những khoảng trắng trong dòng thơ. Những nốt lặng ấy là nỗi lòng của người nữ sĩ, tâm trạng cô đơn đến khắc nghiệt lạnh lùng và cả sự gánh chịu kiên định lặng lẽ. Đó là nét độc đáo trong sáng tác của Bà Huyện Thanh Quan.
CLICK xem thêm: http://giasuminhtri.vn
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

thơ bà huyện thanh quan

chiều hôm nhớ nhà bà huyện thanh quan

chùm thơ bà huyện thanh quan

thơ về sông hương của bà huyện thanh quan

thơ bà huyện thanh quan qua đèo ngang

ngôn ngữ thơ bà huyện thanh quan

bà huyện thanh quan đà nẵng

phong cách thơ của bà huyện thanh quan

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo