trung tâm gia sư biên hòa

Trung tâm dạy kèm tại nhà cảm nhận bài Tì bà hành – Bạch Cư Dị

Trung tâm dạy kèm tại nhà cho rằng những tháng năm tươi đẹp của người phụ nữ vốn dĩ đã ngắn ngủi. Đặc biệt là những người ca kĩ, khi sắc đẹp đã tàn phai theo thời gian thì tài năng cũng không thể níu giữ họ trên đỉnh vinh quang. Những người từng một thời được yến oanh đón đưa nay đành lùi vào màn gấm. Cảm thương trước những thân phận ấy, Bạch Cư Dị đã cất lên tiếng hát ca ngợi tài năng và phẩm chất của họ trong tuyệt phẩm “Tì bà hành”.
Nhan đề bài thơ đã nói rõ chủ đề: miêu tả tiếng đàn tì bà. Cách miêu tả của Bạch Cư Dị quả là độc nhất vô nhị trong thiên hạ. Thông qua việc miêu tả này, nhà thơ bày tỏ cảm xúc, sự tri âm trước một tài danh phải chịu sự công phá khốc liệt của thời gian.
“Vặn đàn mấy tiếng dạo qua
Dẫu chưa nên khúc tình đà thoảng bay.”
day-kem-tai-nha-cam-nhan-bai-ty-ba-hanh-cua-bach-cu-di
Chỉ vừa nghe tiếng dạo đã thấu được tình. Cách cảm âm thật tinh tế, lạ thường. Nó báo hiệu những miêu tả tiếp theo mà biến âm thanh thành hình tượng qua hàng loạt so sánh. Nó khiến người nghe dẫu chưa từng thưởng thức tiếng đàn vẫn có thể hình dung rõ âm vực, sắc điệu riêng của nó.
Gia sư tại nhà thấy trong số 26 câu thơ miêu tả tiếng đàn lần thứ hai, Bạch Cư Dị kết hợp độc đáo giữa hình ảnh và âm thanh. Âm thanh gợi nên hình ảnh và những hình ảnh tưởng tượng ấy khiến âm thanh càng sống động, có hồn hơn. Sự cộng hưởng ấy nhằm gợi liên tưởng phong phú cho người đọc. Ngay khi tiếng đàn vừa dạo, ta nghe được trong ấy có sự chua chát:
“Nghe não ruột mấy dây buồn bực
Dường than niềm tấm tức bấy lâu.”
Nghe tiếng đàn mà thấu hiểu được lòng người, hiểu được nỗi buồn bực trong lòng người ca kĩ. Tiếng đàn đưa nhà thơ vào cõi mộng, đến bến bờ diệu huyền của kí ức, của những hình ảnh dịu êm bỗng thức dậy qua âm thanh dìu dặt:
“Dây to dường đổ mưa rào
Nỉ non dây nhỏ khác nào chuyện riêng.”
Gia sư sư phạm nhận ra từ trong tiếng đàn, cả một vũ trụ đầy ắp âm thanh và màu sắc hiện ra. Nhà thơ ngợi ca tiếng đàn như tiếng hạt châu rơi trên mâm ngọc. Đây là thứ âm thanh quyền quý mà không phải ai cũng có thể được thưởng thức. Hình ảnh so sánh cho thấy sự tinh khiết, cao quý của tiếng đàn. Tiếp tục là những hình ảnh miêu tả tiếng đàn sống động: “oanh ríu rít, suối chảy róc rách, suối chảy mau xuống ghềnh”. Âm thanh réo rắt, trầm bổng hòa quyện cùng nhau tầng tầng lớp lớp thoáng vui rồi lại thoáng buồn. Cả cung điện âm thanh hoang sơ, tinh khiết của cõi lòng thiết tha bỗng đổi nhịp hiện lên cảnh vật vật vờ nơi miền hoang vu tít tắp. Đỉnh điểm của âm thanh là sự im lặng, vô thanh thắng hữu thanh để người đọc cảm nhận bằng trực cảm:
“Nước suối lạnh dây mành ngừng đứt
Ngừng đứt nên phút bặt tiếng tơ.”
Sau khoảng ngừng vô thanh ấy, âm thanh lại cao vút. Lần này từ “bình bạc” không còn nguyên vẹn. Từ “tiếng ngọc” đến “tiếng bạc” đã có sự thay đổi. “Tiếng ngọc” là trọn vẹn, đầy đặn thì “bình bạc” là đổ vỡ, tan nát. Bình quý vỡ chảy dòng nước tựa như tiếng đời của người ca nữ, thi nhân cũng đang trôi trên dòng sông lãng quên của cuộc sống phũ phàng. Câu thơ miêu tả âm thanh sống động. Những số phận chìm nổi không ít lần gắng gượng, cố đứng lên dầu chỉ là hố thẳm bên chân:
“Bình bạc vỡ tuôn đầy dòng nước
Ngựa sắt going, xô xát tiếng đao
Cung đàn trọng khúc thanh tao
Tiếng buông xé lụa, lựa vào bốn dây.”
gia-su-tai-nha-cam-nhan-bai-ty-ba-hanh-cua-bach-cu-di
Trung tâm tìm gia sư tại tphcm nhận thấy đằng sau tiếng đàn kì diệu ấy là tâm cảm đồng dạng của thi nhân và người ca kĩ. Tiếng đàn là tâm sự u uất của người đánh đàn không chỉ tác động đến con người mà con khiến đất trời “lặng ngắt” trong nỗi xót thương cho số kiếp tài hoa đa đoan:
“Thuyền mấy lá đông tây lặng ngắt
Một vầng trăng trong vắt lòng sông.”
Tiếng đàn khiến vầng trăng trở nên tinh khiết hay khiến lòng người thêm lắng đọng, u hoài? Tiếng đàn khiến cuộc sống trở nên tinh khôi, trở về với lẽ nhân ái, hồn nhiên. Thi nhân và ca nữ nhờ tiếng đàn mà nối kết tấm chân tình tri kỉ. Bầu không khí được tạo ra bởi tiếng đàn khiến người nghe tạ quên đi thân phận nổi nênh, xót xa nơi xứ lạ. Để lúc tình ra, quay lại thực tại thì vầng trăng và con thuyền đã mất đi vẻ thơ mộng:
“Thuyền không, đậu bến mặc ai
Quanh thuyền trăng giãi nước trôi lạnh lùng.”
Đánh đàn lần thứ ba, thi nhân khóc thương cho thân phận của người ca nữ, cho chính bản thân mình và cho những tâm hồn nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh:
“Lê ai chan chứa hơn người
Giang Châu Tư Mã đượm mùi áo xanh.”
Gia sư môn văn tại tphcm thấy mỗi lần đưa tiễn là một lần chìm trong nỗi tha hương nơi đất khách, bỗng có cuộc hạnh ngộ diệu kì. Bài thơ khởi đầu bằng nỗi buồn – nỗi buồn li biệt; buồn khiến cả sông nước mênh mang và kết thúc cũng bằng nỗi buồn – nỗi buồn hạnh ngộ, nhưng lại chan chứa nước mắt của bao người. Nỗi buồn trước là của sự biệt li, cô độc. Nỗi buồn sau là buồn cho những thân phận “một lứa bên trời”, những người mang kiếp tài hoa mà chịu cảnh lận đận. “Tì bà hành” mãi là khúc ca khắc khoải thân phận của người nghệ sĩ.
Gia Sư Minh Trí xin cám ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi, để tìm hiểu sâu về các tác giả tác phẩm mời các bạn CLICK vào http://giasuminhtri.vn  rồi tìm kiếm danh mục TÁC GIẢ TÁC PHẨM. Hàng ngày chúng tôi đều cập nhật các bài viết mới của các bạn học sinh giỏi văn trên toàn quốc gửi về mời các bạn theo dõi và đón đọc nhé
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

bình bài thơ tỳ bà hành

bình giảng bài thơ tỳ bà hành

soạn bài tỳ bà hành

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo