trung tâm gia sư biên hòa

Trung tâm gia sư quận 12 cảm nhận Tảo giải – khổ đầu

Trung tâm gia sư quận 12 thấy rằng khi nói đến tập “Ngục trung nhật kí” của Hồ Chính Minh không thể không nhắc tới bài thơ kiệt xuất, tràn đầy tinh thần lạc quan – “Tảo giải”. Lấy cảm hứng từ cuộc chuyển lao, chùm thơ là hai bức tranh thiên nhiên sinh động, thi vị. Ẩn sâu trong bức tranh thiên nhiên, ta còn khám phá ra vẻ đẹp của một hồn thơ vĩ đại ẩn mình sau những dòng thơ.
Chùm thơ gồm hai bài thơ thất ngôn tứ tuyệt nối tiếp nhau, gắn bó chặt chẽ với nhau tạo thành một thi đề chung: “giải đi sớm”. Tuy nhiên, mỗi bài thơ trong đó lại là một thực thể nghệ thuật có tính chất độc lập tương đối, là bức tranh thiên nhiên có sắc thái riêng.
“Nhất thứ kê đề dạ vị lan,
Quần tinh ủng nguyệt thướng thu san.
Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng,
Nghênh diện thu phong trận trận hàn.”
trung-tam-gia-su-quan-tan-phu-cam-nhan-Tao-giai-Kho-dau
Trung tâm gia sư quận thủ đức thấy rằng bằng đôi nét phác họa có thần, nhà thơ đã vẽ nên bức tranh rừng núi sống động: âm thanh gà gáy, bóng tối vẫn còn bao phủ không gian, bức tranh có bề cao của trăng và sao đang nâng mình hướng về đỉnh núi, có tầm xa của con đường thăm thẳm và sự lạnh lẽo của gió thu thổi táp từng cơn. Ra đi trong một thời điểm như thế, lại ở vị thế của một tù nhân, con người hẳn dễ có cảm giác rợn ngợp, cô đơn và chùn bước.
Thế nhưng, khi đọc bài thơ, ta lại không cảm nhận được tâm trạng ấy. Bức tranh thiên nhiên là ẩn dụ của con đường cách mạng  đầy gian nan phía trước. Song đó không phải là gian nan dồn nén con người đến mức nhụt chí. Đó là “gian nan thử sức”, thách thức không thể thiếu của hoàn cảnh dành cho con người gan góc, kiên cường. Có thể nói, giá rét, tối tăm “chinh đồ” trong bài thơ là điều kiện tỏa sáng ý chí gang thép của người “chinh nhân” hăng hái chấp nhận khó khăn trên con đường đi tới.
Trung tâm gia sư quận tân phú cho rằng phải có một ý chí như thế, con người mới có thể nhận ra từ thiên nhiên một nét tạo hình rất đỗi nên thơ: Chòm sao ôm ấp nâng đỡ vầng trăng vượt lên rặng núi mùa thu – “một tứ thơ cải tạo hoàn toàn, cải tạo thế giới” (Nguyễn Đăng Mạnh) – “Quần tinh ủng nguyệt thướng thu san”. Câu thơ phảng phất y vị phương Đông trong Đường thi. Chỉ đôi nét bút cổ điển đã thêm nét trong trẻo, thi vị cho bức tranh. Với đôi mắt yêu đời, yêu sự sống thiết tha, Bác đã nhìn ánh trăng trong sự giao kết hiền hòa, lãng mạn. Ta băt gặp trong con người Hồ Chính Minh chất nghệ sĩ tuyệt vời. Những rung cảm tinh tế của Người trước vẻ đẹp thiên nhiên là biểu tượng của chất thơ trong tâm hồn lớn và cũng là dũng khí của người chí sĩ cách mạng. Sự hòa quyện giữa “dũng” và “nhân” đã làm nên vẻ đẹp sâu xa bên trong vẻ đẹp hình thức của câu thơ.
Dù có nhiều ý kiến trái chiều lí giải về hình tượng trăng và sao như những ẩn dụ chỉ con người. Thế nhưng, đặt bài thơ trong cảm hứng thiên nhiên rợn ngợp, ta vẫn nên hiểu theo hướng thuần túy tả cảnh vật như lớp nghĩa vốn có của nó. Vẻ đẹp bất ngờ của bài thơ là sự khám phá về sự hòa điệu đẹp đẽ lớn lao giữa thiên nhiên và con người. Con người và thiên nhiên cùng đồng hành trong hành trình bất tận.
“Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thương
Nghênh diện thu phong trận trận hàn.”
trung-tam-gia-su-quan-thu-duc-cam-nhan-Tao-giai-Kho-dau
Trung tâm gia sư quận bình tân thấy rằng từ sự hài hòa của câu thứ hai, nhà thơ đưa người đọc đến hình tượng trung tâm của bức tranh thơ với hình ảnh trực diện của nhân vật trữ tình – một “chinh nhân”. Ở đây tuyệt nhiên không có bóng dáng của người tù mà chỉ có con người đang đi theo tiếng gọi của hoài bão lớn, lẽ sống cao quý với tu thế chủ động. Âm điệu bài thơ mang chất ung dung của Đường thi, càng tôn lên vẻ đẹp của người chiến sĩ lên đường. Với câu thơ cuối không thể hiểu là sự cực tả nỗi gian khổ trong gió của người chiến sĩ, vì sẽ mâu thuần với phong thái ung dung của câu thơ trước. Câu thơ là mối tương quan giữa ngoại cảnh và nhân vật trứ tình: thiên nhiên khốc liệt nhưng con người vẫn bước đi hiên ngang, không nản chí sờn lòng. Hai chữ “chinh” của câu thơ trên nhịp với hai chữ “trận” ở hai câu thơ cuối tạo thành nhịp điệu khỏe khoắn, “khiến bài thơ không phải tiếng hát đi đày mà là khúc hành quân trầm hùng.”
Cuối cùng , trung tâm gia sư uy tín tại tphcm thấy rằng bốn câu thơ là cảm nhận về hiện tại: tuy còn nhiều tối tăm, con đường ngày mai còn nhiều gian truân nhưng người chiến sĩ vẫn kiên cường vượt qua tất cả. Đó là niềm tin không thể lay chuyển của nhà cách mạng hăng hái trên con đường sự nghiệp.
Gia Sư Minh Trí xin cám ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi, để tìm hiểu sâu về các tác giả tác phẩm mời các bạn CLICK vào http://giasuminhtri.vn  rồi tìm kiếm danh mục TÁC GIẢ TÁC PHẨM. Hàng ngày chúng tôi đều cập nhật các bài viết mới của các bạn học sinh giỏi văn trên toàn quốc gửi về mời các bạn theo dõi và đón đọc nhé
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

cảm nhận về bài thơ giải đi sớm

giải đi sớm viết về mùa nào

soạn bài giải đi sớm

bài thơ giải đi sớm viết về mùa nào

nhật ký trong tù

chiều tối

bài thơ mới ra tù tập leo núi

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo