trung tâm gia sư biên hòa

Trung tâm gia sư quận 7 cảm nhận khổ thơ đầu bài Vội vàng

“Ta muốn ôm bó cánh tay ta làm rắn
Làm dây da quấn quit cả mình xuân
Không muốn đi, mãi mãi ở vườn trần
Chân hóa rễ, để hút màu dưới đất.”
(Thanh niên)
Trung tâm gia sư quận 7 thấy tình yêu cuộc sống để độ đam mê ấy là một trong những nét đặc sắc trong nội dung thơ Xuân Diệu. Vội vàng cũng là một bài thơ như thế. Cái tôi trữ tình bộc lộ đầy xúc cảm với những trạng thái phức tạp, yên mãnh liệt nhưng cũng hờn dỗi, buồn chán, tuyệt vọng rồi bùng dậy tình yêu sôi nổi để tận hưởng hết vẻ đẹp cuộc đời. Bài thơ là tiếng lòng trong sâu thẳm khát vọng của nhà thơ: Xuân Diệu yêu cuộc sống nhất là tuổi trẻ, nhà thơ cũng sợ mất nó, nghĩ đến điều đó không tránh khỏi nuối tiếc. Để không phí hoài tuổi xuân qua đi, con người phải “vội vàng” chạy đua với thời gian, “vội vàng” tận hưởng vẻ đẹp mà cuộc sống ban tặng. 
“Ta muốn tắt nắng đi
… Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.”
trung-tam-gia-su-quan-9-cam-nhan-bai-tho-dau-voi-vang
Trung tâm gia sư quận 9 thấy bài thơ mở đầu là ý thức về sự trôi chảy của thời gian làm cho cái đẹp mau tàn phai, con người khao khát muốn níu giữ thời gian:
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.”
Trong thơ Xuân Diệu nắng và gió là biểu tượng của thời gian vô thủy vô chung. Màu “vàng” và “hương” là vẻ đẹp cụ thể của thiên nhiên, biểu tượng của cái đẹp. Tác giả dùng động từ mạnh “buộc”, “tắt” để thể hiện ý muốn đoạt quyền tạo hóa, dừng thời gian để giữ vĩnh viễn “màu” và “hương” của mùa xuân. Muốn cưỡng lại quy luật tự nhiên để giữ mãi vẻ đẹp của cuộc sống nhất là vẻ đẹp của tuổi trẻ. Khát vọng mãnh liệt của người nghệ sĩ thể hiện trong tình yêu mãnh liệt đối với cuộc sống. Câu thơ ngắn năm chứ, giọng điệu dồn dập góp phần thể hiện thái độ vội vã, tâm hồn trẻ trung, sôi nổi của nhân vật trữ tình.
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật
… Của yến anh này đây khúc tình si.”
Trung tâm gia sư quận 10 thấy cảnh mùa xuân vừa quen lại vừa lạ. Quen trong cảnh đồng nội, hoa cỏ tươi xanh, ríu rít chim muông, lạ trong cuộc sống dạt dào. Câu thơ có sự đảo trật tự thành phần câu: “Của ong bướm”, “của yến anh’ nhằm nhấn mạnh âm thanh và hương vị của mùa xuân. Thời gian là mật ngọt, không gian là âm thanh hòa quyện vào nhau để dâng lên sự say nồng cho vạn vật. Khi miêu tả thế giới tràn đầy sức sống của mùa xuân, tác giả không chỉ chú ý để cảnh sắc, âm thanh mà còn tập trung diễn tả mức độ, mật độ dày đậm của hình ảnh. Chi tiết được cảm nhận bằng nhiều giác quan: “tuần tháng mật, cỏ xanh rì, khúc tình si”… để họa nên bức tranh xuân căng tràn sức sống.
“Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
… Tháng giêng ngon như một vặp môi gần.”
Ánh sáng xuân vui tươi họa nên bức tranh xuân đầy sức sống. Lối so sánh mới lạ, độc đáo: nắng như hàng mi người thiếu nữ. Nhà thơ đã nói về cảm nhận này như sau: “Khi hứng thú nồng nàn, ánh sáng lấn át cả không gian, ôm chồm vũ trụ, đè bẹp bóng tối dưới triệu móng chân. Mi của ánh sáng thật dài, tía của ánh sáng thật đượm.” Ở bài thơ khác, nhà thơ cũng có sự so sánh tương đồng:
“Cành biếc run run chân ý nhi” (Thu)
Nhà thơ thâu tóm vẻ đẹp nàng xuân trong câu thơ đầy cảm giác thể xác:
“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”
trung-tam-gia-su-quan-10-cam-nhan-bai-tho-dau-voi-vang
Trung tâm gia sư quận 12 nhận thấy vẻ đẹp hồng hào, tươi tắn của mùa xuân như đôi môi quyến rũ của người con gái. Thi pháp cổ điển thường lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm chuẩn mực cho con người - “Làn thu thủy nét xuân sơn”. Với Xuân Diệu, con người mới là tuyệt vời nhất, chuẩn mực cho vẻ đẹp của tạo hóa. Đó cũng là quan điểm thẩm mĩ xuyên suốt trong sáng tác của Xuân Diệu. Con người đã trở thành hình tượng trung tâm, là thước đo giá trị của mọi sự vật. Thủ pháp điệp ngữ “này đây” dồn dập như muốn liệt kê cho bằng hết vẻ đẹp của tự nhiên để con người mặc sức hưởng thụ. Thiên nhiên như dồn cả lại, đầy ắp trong một bài thơ chỉ đợi người ta đến chiêm ngắm. Tác giả muốn cảm nhận hết vẻ đẹp ấy, níu kéo từng giây phút của thời gian:
“Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”
Trung tâm gia sư quận Thủ Đức cho rằng đoạn thơ đầu trong bài Vội vàng thể hiện rõ phong cách thơ của Xuân Diệu: cảm nhận thế giới bằng nhiều giác quan để khám vẻ đẹp tiềm ẩn của đối tượng, từ đó nhận ra thế giới xung quanh đáng yêu và đáng sống biết nhường nào! Nhà thơ ráo riết hưởng thụ cuộc sống, hút lấy tinh nhụy của đất trời để đắm say, yêu đương cuồng nhiệt hơn trước bước đi gấp gáp của thời gian.
CLICK xem thêm: http://giasuminhtri.vn
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

cảm nhận khổ 1 bài vội vàng

cảm nhận của e về 13 câu thơ đầu bài vội vàng

cảm nhận của e về 4 câu thơ đầu bài vội vàng

dàn ý cảm nhận 13 câu đầu bài vội vàng

cảm nhận của anh chị về 13 câu thơ đầu của bài thơ vội vàng

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo