trung tâm gia sư biên hòa

Trung tâm gia sư quận 9 cảm nhận Bài ca ngất ngưỡng

Trung tâm gia sư quận 9 biết học giả Lê Thước đã cho rằng: “Cụ đã thổ lộ ra một áng văn chương có khí lực hùng dũng, dầu ai oán mà không sầu bi, dầu mỉa mai mà không làm cho đau đớn.” Có thể nói, trong nền văn học trung đại, tiếng thơ của Nguyễn Công Trứ như một nốt giáng lệch dòng, tưởng như không hòa vào khuôn điệu bởi nó cá nhân quá, tinh thần hiện đại quá. Ấy thế mà khi đọc Bài ca ngất ngưỡng ta lại nhận ra những âm thanh ta vốn tưởng xa lạ lại trở nên gần gũi biết bao, đó là tiếng nói của con người có chí khí, nhưng lại bị thời cuộc làm nản lòng. Đó là tiếng nói bao bậc danh Nho cư sĩ xưa nay vẫn cất lên nhưng khác là đến thời Nguyễn Công Trứ lại bật thành tiếng cười ngang tàng, kiêu bạc.
Vũ trụ nội mạc phi phận sự
Ông Hy Văn tài bộ đã vào lồng
trung-tam-gia-su-quan-10-cam-nhan-bai-ca-ngat-nguong
Trung tâm gia sư quận 10 nhận ra từ ngay câu đầu tiên, ta cảm nhận được cái tôi ngang tàng, khí phách. Trong vũ trụ không có việc gì mà con người này không gánh vác được. Cách gọi thẳng tên mình – “ông Hy Văn” – xưa nay rất hiếm gặp trong thơ trung đại. Bởi phàm là người theo học đạo Nho, trước hết phải “khắc kỉ phục lễ”, thế nhưng Nguyễn Công Trứ vẫn mạnh dạn khẳng định bản thân mình trong thơ ca như cách tạo dấu ấn độc đáo cho đời. Cái ngất ngưỡng của bài thơ toát ra từ trong tiếng cười sảng khoái khi ngâm lên câu thơ “Ông Hy Văn tài bộ đã vào lồng”. Làm quan, với ông là một sự bó buộc, con đường hoạn lộ vốn khiến ông “đắc chí”. Làm nên sự ngất ngưởng là cái chí, cái tài, cái dám khẳng định con người cá nhân giữa một cộng đồng luôn tuân theo lề lối. Nguyễn Công Trứ tỏ ra tự bằng lòng với mình. Ngất ngưỡng là một từ tự khen, tự đánh giá tài năng, nhân cách và cả phong cách, bản lĩnh cá nhân khi ông đang trong hoàn cảnh dễ tha hóa nhất: quyền cao chức trọng – “Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưỡng”. Một nhà nghiên cứu đã phê bình bài thơ này rằng: “giọng văn hơi khoa trương mà không gây khó chịu là bởi nhà thơ có ý thức về tài năng và phẩm hạnh của mình”. Nguyễn Công Trứ ngang dọc trời đất nhưng bằng sự từng trải và cuộc đời nhiều thăng trầm, nhìn lại, ông nhận ra tất cả không quan trọng, bền vững, không nghiêm chỉnh mà chỉ như một trò đùa. Ông không hẳn phủ định chức tước, chiến công của mình nhưng nhìn lại, ta thoáng thấy nụ cười khinh bạc.
Trung tâm gia sư quận 12 thấy tính khí ngất ngưỡng còn được thể hiện trong hành động trên lưng bò vàng “nhạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưỡng” khi ông cáo quan. Nguyễn Công Trứ đã làm một việc ngược đời, bày ra khung cảnh đối nghịch: kinh thành đầy võng lọng, xe ngựa nghiêm trang, còn ông thì ngất ngưỡng trên lưng con bò vàng. Không những thế con bò vàng của ông cũng biểu thị một sự trái khoáy: đã là bò, động vật thấp kém, lại còn là bò cái, nhưng được đeo trang sức bằng vàng của loài ngựa – loại trang sức trang trọng dùng cho vật nuôi của quý tộc… Theo giai thoại, ông còn dùng mo cau để che phần phía sau của con bò và bảo đấy là che miệng thiên hạ. Hành động đi vào trong thơ ca, trở thành tấm gương chân thực nhất phản ánh tâm hồn trào lộng, châm biếm thời cuộc của Nguyễn Công Trứ.
trung-tam-gia-su-quan-9-cam-nhan-bai-ca-ngat-nguong
Trung tâm gia sư quận Thủ Đức thấy sự ngất ngưỡng còn được thể hiện “Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì/ Bụt cũng nực cười ông ngất ngưỡng”. Đến với của Phật, ông không đi tìm sự giác ngộ, bình yên mà trái lại vẫn sống phóng túng, thảnh thơi, vui vẻ. Cuộc dạo chơi, cả khi lên chùa, ông cũng dẫn theo vài bóng “hường hường yến yến”. Nhóm người thủng thẳng du ngoan trong đó có sự ngang nhiên của ông già và sự nhũng nhẵng của những cô gái trẻ. Có người xem đó là hình ảnh “trái mắt”, phi truyền thống, thế nhưng đó là cách mà Nguyễn Công Trứ phản ứng với thời đại, thể hiện sự trêu tức, thách thức. Chính vì thế mà Bụt cũng phải bật cười – một nụ cười vừa như khoan dung, vừa như chấp nhận.
Trung tâm gia sư quận Tân Phú cho rằng Bài Ca Ngất Ngưỡng là sự thể hiện độc đáo cá tính ngang tàng, kiêu bạc của nhà Nho Nguyễn Công Trứ. Lựa chọn thể thơ hát nói với sự tự do trong cách hành văn và vận dụng niệm luật cũng là sự thể hiện con người phóng túng, không chịu theo khuôn mẫu của ông. Tiếng cười trong bài thơ vừa sảng khoái, vừa ngang tàng của một người tin ở tài và chí mình.
CLICK xem thêm: http://giasuminhtri.vn
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

cảm nhận về bài ca ngất ngưởng

cảm nhận về bài ca ngất ngưởng lớp 11

nhận định về bài ca ngất ngưởng

nghệ thuật bài ca ngất ngưởng

chí làm trai trong bài ca ngất ngưởng

cảm nhận về nhân vật trữ tình trong bài ca ngất ngưởng

 

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo