trung tâm gia sư biên hòa

Gia sư tại nhà tphcm cảm nhận tác phẩm rừng xà nu

Gia sư tại nhà tphcm được biết Nguyễn Trung Thành từng nói “Nếu minh họa lịch sử Việt Nam thì không trang nào không phải vẽ một thanh gươm tự vệ và tô đậm một màu máu” (Đường chúng ta đi – Nguyễn Trung Thành). Họ là những nhà văn đã đi qua hai cuộc kháng chiến, từng thấy và ghi nhận về Tổ quốc đầy tự hào. Đẹp làm sao ngày cả nước ra trận, khi mỗi ngọn tầm vông hiền hòa cũng thành lưỡi giáo đuổi giặc. Khi “Đất nước đứng lên”, khi “thơ cũng là vuc khí” thì “Rừng xà nu” xanh tươi cũng thành chiến lũy – một thành lũy xanh ngăn quân thù.
gia-su-tai-nha-tphcm-cam-nhan-tac-pham-rung-xa-nu
“Những đồi xà nu xanh mướt tới tận chân trời” xanh vượt cả tầm mắt, trở thành gạch nối giữa con người với núi nước, với cách mạng. Rừng xà nu tràn đầy sự sống, xanh như chưa từng bị phá hoại qua bom đạn, và con người, lặng lẽ dưới gốc xà nu mà tâm hồn xôn xao vươn lên những tầm cao của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. “Rừng xà nu” được kết cấu theo kiểu truyện lồng truyện được kể trong đêm rừng khi bắt đầu lên làn khói mong manh của bếp lửa bập bùng sưởi ấm lòng người. Truyện như một pho sử thi hoành tráng của Tây Nguyên. Người anh hùng ấy không phải là thần thánh mà là người có thật, hiện hữu ngay trước mắt mọi người. Hình tượng Tnú tượng trưng cho sức mạnh của cộng đồng, đẩy lùi ý chí xâm lược của kẻ thù hung bạo.
Giọng văn đều đều, chậm rãi theo nhịp kể của trưởng làng, câu chuyện về hình ảnh miền quê xa xăm, những con người với tên gọi dân dã: cụ Mết, Tnú, Dót, Heng… và cách nói chuyện chân thành, mộc mạc. Ta có cảm giác như Nguyễn Trung Thành cũng là một trong những người ngồi bên bếp lửa hôm ấy, tỉ mẩn nghe và say sưa ghi chép. 
Trung tâm tìm gia sư ở tphcm nhận thấy núi rừng Tây Nguyên hiện lên thật hoang sơ, hùng vĩ. Núi đá Ngọc Linh cao vời vợi với những gân đá trắng, cứng cáp và mạnh mẽ, những con suối trong rừng chảy xiết và cánh rừng xà nu bạt ngàn, ngào ngạt nhựa thơm. Đất Lạng Sơn có những rừng hồi đỏ chin, ướp hương cả trời đất, miền rẻo cao Tây Bắc bung nở hoa ban tuyền một sắc trắng tinh khôi. Còn Tây Nguyên trải bạt ngàn bao nhiêu đồi xà nu. Cây xà nu gắn bó với con người ở làng Xô Man. Con người dường như cũng mang dáng dấp của câu xà nu, sức sống mãnh liệt, “cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế”.
“Làng nằm trong tầm đại bác của đồn giặc” mà đồi xà nu là trạm tiền tiêu, là người lính đầu, “ưỡn tấm ngực lớn” che cho buôn làng. Mỗi loài cây mang tinh huyết nơi bộ rễ hút nhựa, cây xà nu mạnh mẽ vươn lên tứ đất rừng Tây Nguyên. Câu chuyện đưa ta vào coi không gian lạ, nơi những nhân vật không cần chạm khắc, đẽo gọt vẫn hiện lên thật đẹp đẽ, căng tràn nhựa sống. Họ là những con người vững chãi, mênh mang của núi rừng. Cụ Mết “sáu mươi tuổi mà giọng vẫn nói ồ ồ trong lồng ngực”. Người làng ấy như thân đại thụ càng cao niên càng thêm rễ cành vững chắc. Bóng hình uy nghi ấy tạc vào đêm một cái gì mạnh mẽ, gân guốc, sừng sững. Người con gái Tây Nguyên tinh khiết, dịu dàng như Mai trong chi tiết khuyên Tnú học chữ, hay e ấp và kín đáo như Dít “kéo tấm dồ che kín cả gót chân”. Đặc biệt nhất là người chiến sĩ với lòng căm thù giặc sâu sắc: “Hai con mắt Tnú như hai cục lửa”. Tnú mạnh mẽ nhưng khong thể cứu được Mai vì trong tay anh không có vũ khí. “Chúng nó đã cầm súng thì mình phải cầm giáo” lời nói của cụ Mết như đóng thêm vào trái tim mỗi người làng Xô Man tình yêu quê hương đất nước tha thiết. Trận đánh nhỏ khơi mào cho trăm trận đánh lớn. Buôn làng Xô Man đã đi đến cuối chặng đường đấu tranh, đua thương ở lại phía sau nhưng những thử thách vẫn chờ đón họ. Câu chuyện kết thúc mở gợi sự lên đường của Tnú trong cánh đồi xà nu mênh mang.
day-kem-tai-nha-tphcm-cam-nhan-tac-pham-rung-xa-nu
Trung tâm dạy kèm tại nhà tphcm thấy một nhà văn từng nhận xét: “có những cây đại thụ đổ xuống làm trống một khoảng trời”. Nhưng đó không phải là khoảng trống trơ trọi, xám xịt mà vượt lên khoảng trống là ánh sáng của niềm tin và hi vọng. Các tác phẩm mang ánh sáng như thế sẽ tiếp thêm cho người đọc niềm tin để bước trên chặng đường nhiều chông gai, mãi vững bền như cây xà nu gai góc chốn núi rừng Tây Nguyên trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành
Gia Sư Minh Trí xin cám ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi, để tìm hiểu sâu về các tác giả tác phẩm mời các bạn CLICK vào http://giasuminhtri.vn rồi tìm kiếm danh mục TÁC GIẢ TÁC PHẨM. Hàng ngày chúng tôi đều cập nhật các bài viết mới của các bạn học sinh giỏi văn trên toàn quốc gửi về mời các bạn theo dõi và đón đọc nhé
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

cảm nhận về tác phẩm rừng xà nu

cảm nhận về đoạn mở đầu rừng xà nu

cảm nhận vẻ đẹp của hình tượng rừng xà nu

cảm nhận hình tượng cây xà nu trong đoạn đầu

cảm nhận về hình tượng nhân vật tnú

cảm nhận đoạn văn đầu trong rừng xà nu

cảm nhận vẻ đẹp sử thi của hình tượng rừng xà nu

đánh giá tác phẩm rừng xà nu

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo