trung tâm gia sư biên hòa

Gia sư uy tín tphcm cảm nhận bài Hoàng Hạc Lâu của Lí Bạch

Gia sư uy tín tphcm nhận thấy Tống biệt là mảng đề tài sáng tác quan trọng trong sự nghiệp thơ ca của Thi tiên Lí Bạch. Cùng với các mảng đề tài về thiên nhiên, tình yêu, tình bạn, chiến tranh… tống biệt đã góp phần khẳng định tài năng hiếm có của nhà thơ được mệnh danh là một trong những đỉnh cao chói lọi thời Đường. Bài thơ " Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” (Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng) thể hiện tập trung nhất tài năng của nhà thơ về mảng đề tài này.
Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.
Cô phàm viễn ảnh bích không tận,
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.
gia-su-uy-tin-o-tphcm-cam-nhan-bai-tho-hoang-hac-lau-cua-li-bach
Trung tâm gia sư uy tín tphcm nhận thấy nhà thơ là người sống với tâm hồn lãng mạn tột độ, yêu say đắm cảnh vật thiên nhiên và thiết tha với bằng hữu, Lí Bạch đã tạo dựng được phong cách thơ khiến hậu thế suốt bao đời khâm phục. Nét đặc trưng trong thơ Lí Bạch là sự hào sảng của một tâm hồn lớn, mang tráng chí giúp nước an dân. Thơ ông được dựng nên từ những hình ảnh kì vĩ, phi thường đến mức người đọc chỉ biết kính cẩn nghiêng mình chứ không thể nào bắt chước lại được. Tình cảm của Lí Bạch tha thiết, trong sáng, đặc biệt trong tình bạn. Bài thơ này được Lí Bạch sáng tác nhân dịp tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng.
“Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu”
Gia sư uy tín ở tphcm nhận thấy bài thơ bắt đầu bằng hai khách thể: bạn cũ (cũng có nghĩa là người thân thiết) và lầu Hoàng Hạc. Bối cảnh gợi nên sự trang trọng. Hình ảnh lầu Hoàng Hạc gợi nên sự phiêu diêu, thoát tục, gắn với truyền thuyết Phí Văn Vi ở nước Thục tu thành tiên cưỡi hạc vàng về thăm đất rồi bay đi. Sự tích ấy còn gợi nên động từ “từ biệt”. Dường như có một sự so sánh ngầm Mạnh Hạo Nhiên giã từ lầu Hoàng Hạc như tiên ông Phí Văn Vi ngày trước. Mảnh đất xây nên tòa lầu ấy trở thành đất thiêng, người giã biệt mang cốt cách phi phàm. Câu thơ không miêu tả  Mạnh Hạo Nhiên nhưng hình ảnh của nhân vật này vẫn phảng phất, mơ hồ trong câu chữ. Đây chính là nghệ thuật lấy không gợi có, thường thấy trong thi pháp thơ Đường. “Tây từ” có thể hiểu ra đi từ phía tây, hoặc ngoái về phía tây để từ biệt. Như thế, địa điểm được xác định (lầu Hoàng Hạc), hướng đến cũng đã được định rõ (hướng tây) và tình cảm cũng được xác định (thân thiết) nhưng nỗi buồn li biệt vẫn chưa xuất hiện. Vì lẽ đó mà bài thơ không đắm chìm trong nỗi buồn của kỉ niệm, sự chia xa nơi đất khách quê người.
“Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”
Trung tâm tìm gia sư tại nhà tphcm cho rằng thời gian được xác định (giữa tháng ba) và địa điểm được nêu rõ (Dương Châu). Dương Châu là điển tích gắn với sự phồn hoa, trù phú, sầm uất nhất Trung Quốc lúc bấy giờ. Từ cảnh mộng, Lí Bạch đưa ta về thực tại. Thực tại với mùa hoa nở rộ, nhà thơ như muốn đi cùng bạn, tiễn bạn đến nơi phố thị phồn hoa. Hai câu thơ vừa ghi lại cảnh vật, vừa ghi lại khung cảnh trầm mặc, đầy màu sắc của mùa xuân. Bốn khách thể: lầu Hoàng Hạc, cố nhân, hoa khói, Dương Châu xuất hiện trong mối quan hệ thực tại, thi pháp chìm ẩn tạo nên trường liên tưởng mênh mông vừa vẽ nên hình ảnh người ra đi, vừa vẽ nên tâm trạng của người đưa tiễn.
“Cô phàm viễn ảnh bích không tận
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.”
trung-tam-gia-su-uy-tin-tphcm-cam-nhan-bai-tho-hoang-hac-lau-cua-li-bach
Trung tâm tìm gia sư giỏi tphcm nhận thấy giữa câu hai và câu ba như một khoảng trống nghệ thuật. Khung cảnh hoa nở chuyển sang khung cảnh “cánh buồn lẻ loi” trên nền trời xanh biếc tiếp nối giữa trời và nước. Sông Trường Giang hùng vĩ, thuyền bè tấp nập, thế nhưng nhà thơ chỉ nhìn thấy một chiếc buồm. Tình bằng hữu sâu nặng gói gọn trong cái nhìn ấy. Nhà thơ không đi nhưng tiễn biệt bằng ánh mắt cho đến ngút ngàn chân trời, cho đến khi chiếc buồm ấy chỉ còn là chiếc bóng “viễn ảnh”. Chiếc bóng vừa diễn tả sự xa xôi của cánh buồm, vừa là ẩn dụ cho tấm lòng bè bạn. Đó dường như là tấm lòng của Lí Bạch dõi theo con thuyền cô đơn nơi trùng dương. Nhà thơ chú ý đến màu sắc của trời và nước – “bích không tận”. Nơi tận cùng của cái nhìn là sự tiếp nối của trời nước mênh mông. Khoảng không xanh biếc bao la chính là nỗi nhớ nhung của Lí Bạch dành cho người bạn tâm giao.
Gia sư uy tín tại tphcm cho rằng bức tranh tiễn biệt được phác họa trên nền tương phản: cánh buồm lẻ loi và dòng Trường Giang bao la. Kết thúc bài thơ là khoảng không mênh mông, vô tận, trời và nước có thể gặp nhau hay không bao giờ có thể gặp lại. Lí Bạch đã khiến cõi vô tình thành hữu ý, vật vô tri bỗng thức dậy xao xuyến lạ thường. Bài “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” thể hiện chân thực tình cảm bạn bè tương tri, sâu nặng, cảm xúc tiễn biệt buồn nhưng không bi lụy, khiến cảnh vật như sống dậy cùng cảm xúc của con người.
CLICK xem thêm: http://giasuminhtri.vn
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

cảm nhận về bài thơ hoàng hạc lâu

bài thơ hoàng hạc lâu thuộc thể thơ gì

hoàng hạc lâu với cảm hứng thi ca

hoàng hạc lâu lý bạch

ý nghĩa tác phẩm hoàng hạc lâu

bài thơ hoàng hạc lâu tống mạnh hạo nhiên chi quảng lăng

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo