trung tâm gia sư biên hòa

Cảm nhận về Mị Vợ Chồng A Phủ

Trung tâm dạy kèm tiếng anh tại nhà tphcm nhận thấy trong đợt tiến quân vào Tây Bắc, Tô Hoài theo bộ đội chủ lực tham dự chiến dịch giải phóng Tây Bắc.

Nhà văn đã kể về những ngày tháng ấy với nỗi xúc động “cái kết quả lớn nhất và trước nhất của chuyến đi là đất nước và con người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều quá…Đó là một ám ảnh mạnh mẽ thúc đẩy tôi sáng tác” (Một số kinh nghiệm viết văn của tôi). Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” đã ra đời trong hoàn cảnh ấy. Tác phẩm viết về đồng bào dân tộc Mèo trong quá trình đấu tranh giành quyền sống, tự do và hạnh phúc. Nhân vật chính của thiên truyện là Mị người con gái xinh đẹp, trẻ trung tiềm tàng sức sống mạnh mẽ.
gia-su-day-kem-tai-nha-neu-cam-nhan-ve-mi-vo-chong-a-phu
Mị tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ miền núi trước cách mạng. Mị sống ở Hồng Ngài. Cô là vợ của A Sử, con dâu của thống lí Pá Tra. Cũng như “tất cả những đàn bà khốn khổ ra vào nhà quan”, Mị sống một cuộc sống buồn tủi với thân phận làm con dâu gạt nợ. Làm vợ “A Sử với Mị không có lòng mà vẫn phải ở với nhau”. Còn gì buồn hơn khi một người khát khao hạnh phúc như Mị, chạm gần được tới hạnh phúc thì phải lấy một người không yêu mình. Cuộc sống ở nhà thống lí Pá Tra đày đọa thân xác và khiến tâm hồn Mị ngày một khô héo. “Mỗi ngày Mị gần như không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”.

Gia sư dạy kèm tại nhà thấy ngày Tết mọi người đi chơi, Mị uống rượu và say, lòng Mị sống lại những năm tháng ngày trước.

Tiệc rượu đã tan nhưng Mị vẫn không biết: “Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà.” Trong đoạn này nhà văn đã diễn tả rất tinh tế diễn biến tâm lí của Mị. Men rượu thấm, Mị muốn đi chơi, những khao khát sống trong Mị trỗi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Mị bỏ thêm mỡ vào dĩa đèn cho sáng như một hành động vô thức thắp sáng cuộc đời. Mị với tay lấy cái váy hoa treo trong vách, chuẩn bị đi chơi thì A Sử trở về. Hắn trói chặt Mị trên cột nhà và bỏ đi. Nếu trước đó, Mị là con người hoàn toàn vô cảm , không cảm xúc, không phản ứng trước áp bức, bất công đang đè nặng. Thì giờ đây, bên trong con người ấy đang bừng lên sức sống mãnh liệt, những uất ức như vỡ òa. “Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi”. Tiếng sáo, tiếng hát đã dứt nhưng tất cả còn âm vang mãi trong Mị “Hơi rượu tỏa, tiếng sáo, tiếng chó sủa xa xa…”
Trung tâm dạy kèm tại nhà nhận thấy trong đêm Mị uống rượu, chuỗi ngày kí ức tươi đẹp ùa về. Điệp khúc được lặp lại nhiều lần trong đầu Mị: “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”. Tác giả lặp lại hai lần ý nghĩ ấy khi tiếng sáo cứ rập rờn trong tâm trí Mị. “Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc…” Đó là sự chiến thắng của bản năng, nó khiến Mị không sợ hãi. Mị chỉ mong được đi chơi, được sống lại cảm giác hạnh phúc, ngắn ngủi trước đây. Tâm hồn Mị đang sống mãnh liệt, vượt qua vẻ ngoài ủ ê câm lặng để tìm đến mong muốn đã ấp ủ sâu thẳm trong lòng có dịp bùng lên.
gia-su-tai-nha-neu-cam-nhan-ve-mi-vo-chong-a-phu 
Giá trị nghệ thuật cao trong trường đoạn tâm trạng khi Mị uống rượu trong đêm mùa xuân được miêu tả rất tinh tế. Tiếng sáo gợi bạn được nhắc lại ba lần như tín hiệu của tuổi trẻ, tiếng chó sủa cũng là biểu hiện của người yêu đang tìm đến nhau. Tác giả đối lập đời sống bên ngoài và đời sống bên trong để chứng tỏ sức sống tiềm tàng, chưa bao giờ bị dập tắt của Mị mặc dù phải sống trong hoàn cảnh tăm tối. Dù bị tró, bị hành hạ, sức sống ấy luôn tìm kiếm cơ hội để bùng lên. Sức sống của Mị tràn đầy thơ mộng, bay bổng theo tiếng sáo đêm tình.
Gia sư tại nhà thấy rằng qua hình ảnh nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân, ta thấy rõ nghệ thuật miêu tả tâm lí tài tình của nhà văn. Tô Hoài đã cho ta thấy bản năng đầy sức sống của nhân vật trong khung cảnh ngột ngạt, tàn bạo. Tâm trạng của Mị là bài ca đầy sức sống tiềm tàng trẻ trung không dập tắt được, đồng thời cũng là lời tố cáo thế lực bạo tàn miền núi chà đạp con người.

phân tích tâm trạng của Mị

Thời thanh xuân của Mị đẹp xiết bao, tràn trề sức sống nếu không có sợi dây vô hình đay nghiến con người đến từng thớ thịt cả về vật chất lẫn tinh thần: là món nợ truyền kiếp và hủ tục cướp vợ tàn ác đã bắt đầu cho những bi kịch về cuộc đời làm dâu của Mị. Thời gian đầu làm dâu, “có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc”. Tiếng khóc như một lời uất nghẹn không thể cất thành tiếng. Tiếng khóc của sự tức tưởi, nỗi ấm ức, nghẹn ngào trước cuộc đời. Đó phải chăng là hành động phản kháng đầu tiên và quyết liệt nhất mà Mị có thể làm để minh chứng rằng: cô không chấp nhận mình là một kẻ nô lệ, không chấp nhận cuộc sống tù túng ngày ngày vây quanh giữa bọn nhà giàu đầy nham hiểm.
day-kem-tieng-anh-tai-nha-tphcm-phan-tich-tam-trang-cua-mi
Một thời gian sau, nỗi uất ức ngày càng được đẩy lên cao trào khi hành động của Mị ngày một táo bạo hơn: Mị trốn về nhà. Hành động ấy minh chứng cho sự dũng cảm của Mị trước những thế lực tối cao: thần quyền và cường quyền. Những bộ mặt vô hình có giá trị hại chết một con người, giết đi tuổi thanh xuân đẹp tươi, tràn trề sức sống. Để rồi qua đó, hình ảnh Mị hiện lên đầy ấn tượng và sâu sắc: là một cô gái mạnh mẽ, dũng cảm vươn lên trước sự hà khắc, đáng sợ và khát vọng giành lại tự do vô biên. 
Điều đó càng được minh chứng hơn bởi khoảnh khắc Mị cầm trên tay nắm lá ngón và có ý định tự tử. Tự tử theo lẽ thông thường là điều đáng trách, bởi con người dám tước bỏ mạng sống quý giá mà tạo hóa tặng ban. Nhưng với Mị, chết là cơ hội được giải phóng bản thân, thoát khỏi kiếp cầm tù nô lệ. Với Mị, khát vọng tự do còn quý giá hơn rất nhiều so với sinh mạng của con người. Tuy nhiên, những hành động phản kháng ấy dường như trở nên yếu đuối bởi lời nói của người cha khắc khổ: “Mày chết rồi thì không lấy ai làm nương ngô giả nợ được cho người ta, tao thì ốm yếu quá rồi. Không được, con ơi!”. Lời nói như xát muối vào da thịt của Mị. Mị là người con có hiếu, Mị phải làm để giả nợ cho cha, sao Mị có thể đành lòng chết ? Và thế, sức phản kháng tiêu cực của Mị coi như thất bại. Nhưng qua đó, Tô Hoài đã vẽ ra cho người đọc chiêm ngưỡng một nàng Mị với sức sống mãnh liệt trước cuộc đời cay cực.
Sau một thời gian làm dâu, con người Mị dần thay đổi hoàn toàn: Mị trở nên tê liệt sức phản kháng. Ý thức này bắt đầu chuỗi những ngày tháng bi kịch của Mị. “Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi”. Đời Mị cũng như con trâu, con ngựa, suốt năm dài tháng rộng chỉ biết khổ sai lao động, bị bóc lột bởi sức khỏe một cách tàn nhẫn, đọa đày.
gia-su-day-kem-tai-nha-phan-tich-tam-trang-cua-mi
Đó mới chỉ là sự hành hạ về mặt thể xác. Còn gì đáng buồn hơn một cô gái vốn từng mạnh mẽ và quyết liệt như thế nào, nay đã chấp nhận buông xuôi, phó mặc cuộc đời cho số phận. Điệp từ “không” lặp lại nhiều lần như một tiếng thở dài, Mị đã “không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa”, Mị cũng “không còn nghĩ ngợi nữa”. Mị sống trong vô thức với thời gian, Mị đã không còn rõ mình làm dâu trong bao lâu, chỉ biết cặm cụi “tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong tay để tước thành sợi”. Suốt năm suốt đời Mị như thế, đã không còn ý thức cảm giác về cuộc sống, tê liệt toàn bộ tâm hồn. Mị không cần biết và không quan tâm mình đang là nô lệ hay tự do, đang hạnh phúc hay sống trong khổ đau. 
Những nét miêu tả nghệ thuật một cách sinh động, cùng với lời trần thuật giới thiệu hấp dẫn, đầy khéo léo, kết hợp giữa nghệ thuật tả thực và phép tương phản. Tất cả đều khắc họa rõ nét cuộc đời tôi tớ của cô gái làm dâu gạt nợ.

Mô tả chân dung nhân vật Mị

Tô Hoài hướng điểm nhìn trần thuật ở thực tế để soi về quá khứ nhằm khắc họa rõ nét nỗi thống khổ của Mị, với sự khác biệt và đối lập giữa thời thanh xuân son trẻ ngày xưa, thời mà Mị vẫn còn trẻ, còn đẹp, còn rạng tươi và giàu sức sống, khác hẳn khuôn mặt lúc nào cũng “cúi xuống, mặt buồn rười rượi”, không bao giờ ngớt việc, chẳng bao giờ dừng tay. Chân dung Mị hiện lên được khắc họa dưới bóng hình thân phận éo le, cô quạnh và hắt hiu. Chân dung ấy càng được tô đậm rõ nét hơn với những hình ảnh đi kèm, đó là “tảng đá trước cửa”, là chốn “tàu ngựa” mà Mị vẫn quanh đi quẩn lại trong đời sống thường ngày. Tất thảy sự vật dẫu vô tri vô giác, nhưng lại có khả năng phản ánh mạnh mẽ hiện thực những công việc nặng nề mà Mị phải gánh vác, không giây phút nào được nghỉ ngơi. Phải chăng vì vậy, hình ảnh nàng Mị với thời thanh xuân ngập tràn sức sống thuở nào, nay đã bị sóng gió cuộc đời và sự khốn nạn của giai cấp thống trị đổi lấy một khuôn mặt trơ lì trước cuộc sống, trơ lì trước mọi sự diễn ra trong đời: chỉ biết câm lặng và mặc cho người ta bóc lột sức lao động.
gia-su-day-kem-tai-nha-mo-ta-chan-dung-nhan-vat-mi
Chân dung cô Mị được tô đậm rõ nét nỗi cơ cực khi hình ảnh không khí nhà Pá Tra xuất hiện. Nhà tên thống trị hiện lên rõ nét qua lời kể của dân làng: “Người ta thường nói: nhà Pá Tra nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng”. Đó là khung cảnh một ngôi nhà giàu có vốn hằng tựa nương bởi sự “ăn của dân nhiều”, bóc lột của dân nhiều. Thế đó, và nghiễm nhiên cái suy nghĩ “thì con gái nó còn bao giờ phải xem cái khổ mà biết khổ, mà buồn”. Nhà Pá Tra luôn nhộn nhịp, hẳn nhiên lúc nào cũng tấp nập người qua lại: “Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra”. Thế thì nghiễm nhiên, người ta nghĩ cô con gái nhà này ắt hẳn vui lắm, rạng ngời lắm. Song lời kết câu chuyện giới thiệu đã khiến mọi người vỡ lẽ tất cả: “Cô ấy không phải con gái nhà Pá Tra. Cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lí Pá Tra”. Và rồi, người ta mới chợt thấu hiểu, tại sao giữa ngôi nhà to lớn, giàu sang đến vậy mà có cô con gái luôn phải gánh nỗi khổ trên vai mình, tại sao giữa chốn người tấp nập, cô gái ấy luôn hiện hữu rõ nỗi buồn vô tận trên khuôn mặt. Tất thảy tâm trạng và hành động đều chống lại phường hà phú quý kia, tưởng như cô thuộc về một thế giới khác, cô đơn và riêng rẽ một cõi. Bởi Mị không phải là con dâu để được vỗ về, yêu thương. Mị cũng chẳng phải con nợ để trả xong món này coi như cuộc đời cũng được thanh thản, bình yên. Đơn giản, Mị là con dâu gạt nợ. Cô con dâu làm việc suốt đời mà không được trả lấy một đồng xu an ủi. Nhưng quan trọng hơn, đời Mị từ nay sẽ không còn giây phút nào có sự hiện hữu của tự do – điều mà bất cứ con người bình thường nào cũng khát vọng, để được sống cho đúng là một con người thực sự. Thế mà, ngay cả niềm hạnh phúc giản đơn ấy, Mị cũng không thể đạt được bởi sợi dây xích trói buộc những luật lệ hà khắc cùng với món nợ truyền kiếp.
gia-su-tieng-anh-tai-nha-tphcm-mo-ta-chan-dung-nhan-vat-mi
Tô Hoài đã quay ngược về quá khứ, đưa người đọc trở về chiêm ngưỡng thời thanh xuân tươi đẹp của Mị. Mị có người yêu, họ làm dấu hẹn họ nhau bằng chiếc nhẫn trên tay, và Mị biết “người yêu của Mị thường đeo nhẫn ngón tay ấy”. Thuở đó, Mị hiện lên với hình ảnh một cô gái trẻ trung, xinh đẹp, đầy tài năng và có khát khao được hạnh phúc như bao cô gái khác, một ước muốn thật giản dị và khiêm nhường. Cô gái ấy có lòng tự trọng rất đáng khâm phục và ý thức sâu sắc về sự tự do của mình: “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu”. Câu nói mạnh mẽ và khẳng khái của Mị bộc lộ rõ tâm hồn của cô, Mị không chấp nhận lấy thân phận của mình ra gạt nợ, không chấp nhận kiếp sống tù túng như một kẻ nô lệ khổ sai trong bọn nhà giàu.
Gia Sư Minh Trí xin cám ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi, để tìm hiểu sâu về các tác giả tác phẩm mời các bạn CLICK vào http://giasuminhtri.vn  rồi tìm kiếm danh mục TÁC GIẢ TÁC PHẨM. Hàng ngày chúng tôi đều cập nhật các bài viết mới của các bạn học sinh giỏi văn trên toàn quốc gửi về mời các bạn theo dõi và đón đọc nhé
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

Cảm nhận Vợ chồng A Phủ

cảm nhận về mị vợ chồng a phủ

Dàn ý cảm nhận về nhân vật Mị

cảm nhận về tác phẩm vợ chồng a phủ

Cảm nhận đoạn đầu Vợ chồng A Phủ

Cảm nhận về nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ

Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật Mị

Cảm nhận nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ

Dàn ý nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân

Tóm tắt nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân

sức sống tiềm tàng của mị trong đêm tình mùa xuân

cảm nhận về nhân vật mị trong đêm tình mùa xuân

cảm nhận về hình tượng nhân vật mị trong truyện ngắn vợ chồng a phủ

cảm nhận của anh chị về hình tượng nhân vật mị trong tác phẩm vợ chồng a phủ

cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật mị trong cảnh mùa xuân ở hồng ngài

 

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo