trung tâm gia sư biên hòa

Trung tâm gia sư quận 9 cảm nhận bài thơ tâm tư trong tù

Trung tâm gia sư quận 9 nhận thấy trong cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi của mình, không ít lần Tố Hữu phải chịu cảnh tù đày giam hãm. Tình cảnh ấy thật đau đớn đến mức có thể làm hủy hoại ý chí chiến đấu của con người. Thế nhưng, người trai trẻ mang lí tưởng của Đảng, Tố Hữu, chưa bao giờ gục ngã. Nhục hình, tra tấn của quân thù càng giúp ý chí con người thêm trui rèn cứng cáp hơn mà thôi. Điều ấy được thể hiện trong tác phẩm “Tâm tư trong tù” một cách rõ nét.
“Tâm tư trong tù” được làm khi tác giả bị bắt trong nhà lao Thừa Thiên, năm 1939. Trong một đợt thực dân Pháp khủng bố phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương ở Huế, Tố Hữu bị bắt và từ đây bắt đầu chặng đường đầy gian lao, thử thách với người thanh niên cộng sản mới mười chin tuổi, qua nhiều nhà tù, trại giam của giặc và mở ra giai đoạn của thơ Tố Hữu: phần “Xiềng xích” trong tập “Từ ấy” với “Tâm tư trong tù” là bài thơ mở đầu.
trung-tam-gia-su-quan-10-cam-nhan-bai-tho-tam-tu-trong-tu
Đúng như tựa đề bài thơ, đây là những dòng tâm tự của người thanh niên cách mạng trong những ngày bị giam cầm trong xà lim u tối. Bài thơ kết cấu theo mạch diễn biến của tác giả. Ba khổ thơ đầu là tâm trạng cô đơn và nỗi niềm rạo rực khao khát hướng về cuộc sống tự do bên ngoài nhà tù. Nhân vật trữ tình để xúc cảm tuôn trào, bộc bạch tự nhiên dường như không có sự can thiệp của lí trí. Sự “lắng nghe” đón nhận bằng đôi tai “Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực” của người tù: thính giác lúc này là phương tiện duy nhất để người tù giao lưu với cuộc sống bên ngoài, nên càng trở nên nhạy bén. Đây đâu chỉ là sự lắng ngeh của đôi tai mà còn là của tâm hồn đang rạo rực, nên nghe được và hình dung ra cuộc sống náo nức, sôi động với xiết bao gần gũi. Người tù cảm nhận không gian trong buổi chiều với âm thanh của sự sống thiên nhiên trở nên gấp gáp. Tiếng chim không kêu mà “reo”, tiếng gió như cả biển gió đang dâng lên trong buổi chiều tà và trong lòng nhà thơ; tiếng dơi đập cánh cũng trở nên vội vã (không tịch mịch như trong thơ Huy Cận: “Dợi động hoàng hôn thấp thoáng bay”).
Trung tâm gia sư quận 10 nhận ra giữa âm thanh xao động ấy, người chiến sĩ lắng nghe âm thanh bình dị, dễ chìm lấp trong muôn ngàn tiếng động của buổi chiều nơi thành phố.
“Nghe nhạc ngựa rùng chân bên giếng lạnh
Dưới đường xa nghe tiếng guốc đi về…”
Câu thơ thể hiện sự tinh tế của cảm giác và sức mạnh của trí tưởng tượng. Câu thơ gợi nên sự hòa nhập nhiều cảm giác cùng một lúc: có âm thanh (tiếng nhạc ngựa, tiếng bước chân), có hình ảnh (ngựa, guốc) và cảm giác về cái “lạnh” của buổi chiều thấm cả vào dòng thơ.
Phần sau, cảm xúc đang dần trào được thức tỉnh bởi ý thức, được chế ngự bằng cảm xúc cách mạng. Nhà thơ nhắc đi nhắc lại những từ “chỉ là một”, “tôi chỉ một” nhưng không vì thế mà hạ thấp, xem thường ý nghĩa đời sống bản thân, thậm chí đó là niềm tự hào cách mạng mà người chiến sĩ hiện lên trong tư thế đẹp.
“Vẫn đứng thẳng trên đường đầy máu lửa
Chân kiêu căng không thoái bộ bao giờ”
trung-tam-gia-su-quan-12-cam-nhan-bai-tho-tam-tu-trong-tu
Sự độc đáo trong bài thơ không phải đến từ lí lẽ, nhận thức hay sự phủ định những tình cảm bên trên mà chính ở niềm tin trong trẻo và nhiệt tình sôi nổi với lí tưởng cách mạng. Bài thơ đi theo xu hướng vận động chung của thơ Tố Hữu: sự nỗ lực, vượt lên chế ngự cảm xúc và tình cảm sôi nổi, tự nhiên bằng sự nhận thức theo quan điểm cách mạng. Khổ thơ cuối là sự hòa hợp giữa tình cảm và lí trí, sự thoosngn nhất giữa cái riêng và cái chung, cá nhân và cách mạng. 
“Tâm tư trong tù” là bài thơ mở đầu cho phần “Xiềng xích”, những gian lao, khốc liệt của cuộc đời tù đầy chỉ mới bắt đầu, chặng đường máu lửa của người chiến sĩ vẫn còn dai dẳng lắm. Ý thơ kết lại bằng tiếng còi xa, “trong tâm hồn Tố Hữu còn vang lên như một tiếng kèn trận thôi thúc chiến đấu” (Nguyễn Đăng Mạnh). Suốt ba năm ròng, qua nhiều thử thách của nhà tù thực dân, trong lòng người chiến sĩ vẫn âm vang mãi tiếng kèn thôi thúc của cách mạng..
CLICK xem thêm: http://giasuminhtri.vn/
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

cảm nhận bài thơ tâm tư trong tù

nội dung bài tâm tư trong tù

cô đơn thay là cảnh trong tù

 

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo