trung tâm gia sư biên hòa

Cảm nhận về bài thơ tây tiến hay nhất

Gia sư ở quận 11 nhận thấy Hoà bình và chiến tranh đã trở thành một trong những đề tài khá lớn trong văn học. Biết bao nhà thơ nhà văn trên thế giới đã bỏ ra nhiều tâm huyết và bút lực để viết về vấn đề này. Không đứng ngoài quy luật đó, những người nghệ sĩ việt nam chúng ta đã viết nên bao bài thơ bài văn về những người lính, những chiến thánh văng dội thế giới trong suốt hai ngàn năn lịch sử.
Và trong số đó, tiêu biểu và nổi bật hơn cả là nhà thơ quang dũng với tác phẩm nên thơ lãng mạn “Tây tiến” một thời. Ngày nay, dù đất nước đã hoà bình độc lập, nhưng khi đọc lại những trang thơ ấy ta không khỏi ngỡ ngàng và xúc động.
gia-su-sinh-vien-tphcm-cam-nhan-ve-tac-pham-tay-tien
Gia sư tại quận 4 thấy cảm xúc bao trùm toàn bộ bài thơ này có lẽ chính là nỗi nhớ. Đó là sự nhớ mong, thương cảm dành cho những người lính Tây Tiến và một thời Tây Tiến đã qua. Đó là đồng đội thân quen của tác giả. Trong khung cảnh phải chia tay những người bạn thân thiết, rời xa đơn vị đã gắn bó lâu nay để chuyển sang nơi khác, Quang Dũng đã động lòng xúc động để viết nên tác phẩm này.
Điểm nổi bật của bài thơ “Tây Tiến” chắc có lẽ là khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc vừa hùng vĩ vừa thơ mộng. Hùng vĩ ở những dốc cao, hiểm sâu cực kỳ hiểm trở. Thiên nhiên bao la rộng lớn đầy hoang sơ bí hiểm như muốn nuốt trọn con người với rừng sâu nước động. Đọc để thấy nhân dân ta đã phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn thử thách. Chính sự khắc nghiệt của tạo hóa đó đã làm cho những người mệt mỏi, yếu sức trên con đường hành quân nhưng vượt lên trên tất cả là tinh thần sẵn sàng, không ngại khó ngại khổ đã giúp họ băng mình vượt suối. 
Gia sư sinh viên tphcm thấy cho dù có khó khăn thế nào, dù có thiếu thốn vật chất, dù có mang trong mình căn bệnh sốt rét rừng, họ vẫn không ngừng bước trên con đường bảo vệ tổ quốc quê hương. Bên cạnh sự hùng vĩ hiểm trở là một Tây Tiến thơ mộng trữ tình với vẻ đẹp nên thơ đượm của cảnh chiều sương Châu Mộc bình yên đến khó tả. Đó là những khung cảnh bảng lảng sương mơ hồ dậy lên những tình cảm cảm xúc đẹp trong tâm hồn con người. 
Thiên nhiên chỉ là cái nền để hình tượng người lính hiện lên trong vẻ đẹp sáng ngời của lý tưởng, của ý chí. Ở đó, ta thấy hình ảnh những người đồng đội vui vẻ đầm ấm trong buổi liên hoan văn nghệ giữa cảnh đêm rừng núi Tây Bắc. Ở đó, ta còn thấy lý tưởng cao cả chói ngời của họ.
gia-su-o-quan-11-cam-nhan-ve-tac-pham-tay-tien
Gia sư dạy kèm tphcm nhận thấy đó chính là ý chí quyết tâm, căm thù giặc sâu sắc, là tình yêu nước mãnh liệt đến khôn người. Tình cảm đó bắt nguồn từ tình yêu gia đình người thân, yêu người thương nơi quê nhà. Nó đã trở thành niềm động lực để những người lính trẻ sẵn sàng hy sinh tuổi xuân, rời bỏ chiếc ghế nơi nhà trường, vác súng lên vai hành quân ra chiến trường vì độc lập tự do nước nhà. Còn gì đáng quý hơn thế ? Tuy nhiên, bên cạnh tinh thần đó, ta cũng không khỏi xót thương khi chứng kiến cảnh tưởng hy sinh của những người lính nơi xa nhà. Sông núi như kìm nén nỗi đau vào trong và rồi cất lên một tiếng “gầm” ngợi ca cho sự ra đi anh hùng đó.
Gia sư anh văn tphcm nhận thấy bài thơ khép lại trong nỗi âm vang kiêu hùng về một thời tây tiến. Dù hoàn cảnh đó đã từ rất lâu trong quá khứ rồi nhưng ngày nay nó vẫn còn để lại nhiều dư âm khó nói thành lời. Sở dĩ cuộc sống của chúng ta được hoà hình ấm no như ngày hôm nay tất cả là do thế hệ cha ông đi trước đã không ngại hi sinh, sẵn sàng cống hiện trong mội hoàn cảnh. Nhìn lại để thấy dân tộc ta đã anh hùng như thế nào, sức mạnh đoàn kết của nước Việt Nam to lớn ra sao mà biết bao kẻ thù cũng phải giương cờ đầu hàng. Là một con dân nước Việt, ta không khỏi tự hào và tự tôn về chính đất nước mình khi nhắc đến điều đó. Tuy nhiên, lời cảm ơn chân thành và tốt đẹp nhất mà ta có thể dành cho họ có lẽ chính là không ngừng học tập, lao động để cống hiến cho sự giàu đẹp của xã hội ngày nay.

phân tích đoạn đầu bài thơ Tây Tiến

Khi nói về Quang Dũng, người ta thường nhớ đến một người nghệ sĩ đa tài. Ông vừa là nhà văn, vừa là nhà thơ, ông không chỉ biết vẽ tranh mà còn thạo về nhạc lý, có thể tự soạn ra những bản nhạc làm say mê lòng người. Chính vì hội tụ những tài hoa đó mà hồn thơ Quang Dũng luôn rất tinh tế, quyến rũ, để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc. Với sự sáng tạo độc đáo hình ảnh và ngôn từ cô đọng, hàm súc, một gợi mà trăm suy, tác phẩm gắn liền với tên tuổi Quang Dũng “Tây Tiến” thực sự có sức hút rất lớn đối với độc giả khi đưa chúng ta trở về thời chiến trên con đường hành quân đầy hiểm nguy và khốc liệt dưới bầu trời thiên nhiên Tây Bắc hoang sơ, hùng vĩ nhưng cũng mang vẻ đẹp thơ mộng trữ tình chỉ riêng nơi này có:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
gia-su-mon-van-tai-tphcm-phan-tich-doan-dau-bai-tho-tay-tien
Thời kỳ chuẩn bị cho chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947, một phân hiệu bộ đội thành lập đầu năm 1947 đã ra đời cùng với nhiệm vụ cao cả là phối hợp với bộ đội Lào đánh tiêu hao sinh lực địch vùng Thượng Lào và bảo vệ biên giới Lào – Việt, mang tên gọi Tây Tiến. Bài thơ là nỗi nhớ hoài niệm của nhà thơ về thời xưa cũ khi còn hoạt động trong đơn vị, nỗi nhớ về thiên nhiên Tây Bắc - nơi in dấu chân những chàng lính trẻ tuổi mà hào hùng được khắc họa thành bức tranh đẹp nhất qua từng lời thơ trau chuốt, sáng tạo. Sau khi nghe thấy nỗi nhớ “chơi vơi” hòa chung với tiếng hát của sông Mã, của miền rừng núi Tây Bắc được thể hiện qua hai dòng đầu tác phẩm, chúng ta đã theo hai dòng thơ ấy trở về quá khứ, mở ra trước mắt là con đường hành quân hoang sơ, dữ dội và khắc nghiệt. Nhưng với niềm lạc quan luôn đồng hành cùng người lính suốt những đêm trường nô lệ của dân tộc, đôi mắt họ nhìn thấy con đường phía trước là một đôi mắt rất “thơ”, họ cảm nhận thiên nhiên Tây Bắc luôn hàm chứa vẻ đẹp hùng vĩ, trữ tình mang theo chút mộng mơ ẩn sau lớp vỏ dữ dội mà nó vốn có. Mở đầu là câu thơ với cách ngắt nhịp 4/3 khá quen thuộc của thể thơ Thất Ngôn:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm”
Vị trí ngắt nhịp của câu thơ rơi vào từ “dốc” ở giữa câu, tạo thành hai vế, đầu mỗi vế là điệp từ “dốc”. Từ ý thơ ta cảm nhận được con đường hành quân là là một chuỗi những gập ghềnh nhấp nhô, các con dốc lên cao rồi lại xuống thấp nối tiếp nhau, đèo tiếp đèo, dốc rồi lại dốc, cứ như thế mà trải dài đến vô cùng. Một điểm ấn tượng ở câu thơ mở đầu này là việc có đến năm thanh trắc trên bảy chữ: dốc – khúc – khuỷu – dốc – thẳm. Các thanh trắc tạo cho người đọc đang hòa mình vào tác phẩm cảm giác trúc trắc, khó khăn, mệt mỏi khi phải liên tục leo lên cao và hạ xuống thấp. Con đường hành quân từ đó được tô điểm thêm phần hiểm trở, là chướng ngại vật cản đường người lính. Không chỉ thể hiện cảm xúc cho ý thơ, năm thanh trắc trên còn tạo ra nhạc tính cho tác phẩm, vốn là nét đặc trưng tinh tế không kém phần thú vị trong thơ Quang Dũng. Các từ láy tạo hình trong câu thơ góp phần miêu tả rõ nét hơn địa hình hiểm trở, quanh co của con dốc Tây Bắc: “Khúc khuỷu” gợi cảm giác gấp khúc, gồ ghề khó đi lại, “thăm thẳm” gợi hình ảnh vừa sâu, vừa cao, vừa xa đến chân trời. Hai cụm từ ở hai vế của câu thơ tạo nên hai không gian đối lập: Một bên là đường lên núi cao vời vợi với những vách đá dựng đứng, một bên là đường xuống sâu hun hút như vực thẳm.
gia-su-su-pham-phan-tich-doan-dau-bai-tho-tay-tien
Dòng thơ thứ hai mang lại cho người đọc cảm giác nhẹ nhàng, bay bổng, lãng mạn, thêm một chút cô đơn trước sự vắng vẻ, hẻo lánh nơi miền núi:
“Heo hút cồn mây súng ngửi trời”
 Tính từ “heo hút” gợi sự xa vắng, hoang vu, một nơi loãng không khí và biệt lập, cách xa cuộc sống con người. Đi cùng với nó là cụm từ nhân hóa “súng ngửi trời” – khi mũi súng vừa vặn chạm đến ranh giới của bầu trời rộng lớn và rồi “ngửi” thử, ý thơ vừa gợi độ cao rợn ngợp vừa pha chút gì đó hóm hỉnh, hài hước, tinh nghịch ẩn trong cốt cách hào hoa của anh lính trẻ. Có thể nói ngôn từ là tinh hoa của tác phẩm thơ ca. Bởi vì thơ là để tạo ra giai điệu du dương thẩm thấu sâu lắng trong tâm hồn con người, vì lẽ đó nên nhà thơ cần phải chăm chút cho vườn hoa ngôn ngữ trong thơ trở nên đa sắc màu và kết thành những ngôn từ quý giá nhất, tạo nên lời hay ý đẹp. Với quan niệm ấy, chữ “ngửi” trong “súng ngửi trời” xứng đáng là nhãn tự của dòng thơ này. Ngôn từ tinh tế ấy cũng đã hiện rõ cái tầm của người lính sánh ngang với tầm cao của núi đèo, của vũ trụ. Bóng dáng các anh trở nên lồng lộng, uy nghi chiếm lĩnh đất trời.
Câu thơ thứ ba sử dụng điệp ngữ “ngàn thước” như một ước lệ nghệ thuật để khắc họa vẻ đẹp hùng vĩ, chênh vênh kỳ thú của núi rừng Tây Bắc:
“Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”
Sự kết hợp hai động từ “lên – xuống” tạo cảm giác con đường hành quân như bị bẻ đôi ra, một nửa phóng thẳng lên trời xanh cao, nửa còn lại phi xuống vực thẳm sâu không thấy đáy. Nhìn xuống hay nhìn lên đều thấy xa vời, chật hẹp, căng thẳng và rợn ngợp.
 Ba câu thơ trên vẽ nên cái dữ dội thì câu thơ cuối cùng lại được dệt từ những thanh bằng như để xoa dịu tâm hồn cằn cỗi và mệt nhọc ở người lính:
“Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Câu thơ không hề có một thanh trắc nào mà chỉ có những thanh bằng liên tiếp nhau tạo nên sự êm ái nhẹ nhàng. Lúc này đây mọi mỏi mệt âu lo của người chiến sĩ dường như tan biến, thay vào đó là cảm giác nhẹ nhõm nhưng đầy nỗi bâng khuâng, mênh mang, thả hồn vào những ngôi nhà thấp thoáng trong làn mưa cùng với nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương da diết.
gia-su-tai-nha-phan-tich-doan-dau-bai-tho-tay-tien
Đây là một đoạn thơ giàu tính nhạc. Vận dụng tài hoa về âm nhạc của mình, Quang Dũng đã “phổ nhạc” cho đoạn thơ qua việc kết hợp nhịp nhàng giữa các thanh bằng trắc, làm cho độ cao của núi, độ sâu của vực thẳm, độ dốc của đèo, sự gập ghềnh chông chênh của con đường hành quân trở nên sống động và cứ nối tiếp nhau tăng cấp lên mãi. Câu thơ như ngả nghiêng cùng núi đèo, có chỗ nghe trúc trắc mỏi mệt, có khi trầm xuống dịu dàng như bức họa ngày mưa ở Pha Luông: “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. Thơ Quang Dũng vì thế mà phù hợp hoàn toàn với quan niệm về nhạc tính mà tác giả Trần Thiện Khanh đưa ra: “Thi nhân phổ nhạc cho thơ, tiếng thơ vang ngân trong không gian, tạo thành các “bước sóng” gõ cửa tâm hồn độc giả.”

cảm nhận bài thơ tây tiến (bài 3)

Trong nền thơ ca cách mạng có nhiều tác phẩm xuất sắc ca ngợi hình ảnh đẹp của người chiến sĩ. Cùng với những bài thơ nổi tiếng “Đồng chí” của Chính Hữu, “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” của Tố Hữu, “Tây tiến” của Quang Dũng đã sớm tạo được bức chân dung sống động về người lính. Và đoạn thơ đặc sắc hơn cả là đoạn miêu tả người lính lúc chiến đấu, hi sinh:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
… Sông Mã gầm lên khúc độc hành.”
Trong thơ Chính Hữu hình ảnh người lính hiện lên với vẻ chất phác, bình dị bởi họ là những người nông dân. Còn trong “Tây Tiến” thì đó là những chàng lính kinh thành xuất thân từ lớp trí thức học sinh. Vì lẽ ấy mà trong kí ức của Quang Dũng, các anh chiến sĩ hiện lên với vẻ đẹp độc đáo rất riêng, vừa hiên ngang hùng dũng, vừa lãng mạn hào hoa. Những người lính xuất hiện trong nền khó khăn, gian khổ của núi rừng. Trên đường trường chinh, người lính gặp bao nguy hiểm từ bệnh dịch, thời tiết, thú dữ, nhưng họ vẫn hiên ngang:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.”
trung-tam-gia-su-su-pham-tphcm-cam-nhan-Tay-Tien
Đi vào nơi lam sơn chướng khí hoang vu, người lính chưa quen chịu đựng, vậy mà hằng ngày phải đối diện với vẻ ghê sợ của bệnh dịch, đói rét. Tóc không mọc nổi, da tái xanh như lời ai đó từng nói: “đánh trận tử vong ít, sốt rét tử vong nhiều”. Hình ảnh đoàn binh không mọc tóc vừa kì dị, lạ thường nhưng hoàn toàn là hình ảnh tả thực. Với bút pháp gân guốc, Quang Dũng tái hiện chân thực hình ảnh người lính Tây Tiến. Khí hậu khác nghiệt thử thách tinh thần của con người. Chính Hữu cũng từng miêu tả sự khắc nghiệt ấy: “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh/ Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi.” 
Người lính Hà Nội sống, chiến đấu trong sự đùm bọc của đồng bào Lào nhưng không nguôi nhớ về quê hương. 
“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.”
Các anh nhớ quê là nhớ về “dáng kiều thơm”. Câu thơ này từng có ý kiến phê phán khi cho rằng quá ủy mị, không phù hợp với chất thép của người chiến sĩ. Nhưng ý thơ bộc lộ tính chất lãng mạn, hào hoa đúng với xuất thân từ tầng lớp trí thức thủ đô. Cái ánh nhìn ấy thể hiện tinh thần của thời đại, hào khí của dân tộc trong cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc vĩ đại. Người lính Tây Tiến chấp nhận đau khổ, thậm chí là hi sinh: 
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.”
gia-su-tai-quan-4-cam-nhan-Tay-Tien
Câu thơ trên cho thấy thái độ gan góc, chứa đựng sự hi sinh. Họ quả là những con người có khí phách, xem cái chết nhẹ tựa lông hồng. Hình ảnh cái chết với những đám mồ chốn quê người không khiến họ lo sợ. Sự hi sinh ấy khiến bài thơ càng thêm hùng tráng, mạnh mẽ, xúc động lòng người. Tấm áo các anh mặc được hình dung là “áo bào” – áo của những chiến binh ngày xưa. Hình tượng người chiến sĩ hiện lên càng đẹp dẽ, hiên ngang. Nói tới cái chết nhưng câu thơ không hề bi lụy. Sự ra đi ấy để lại sự xót xa trong lòng người và cả thiên nhiên. Sông Mã một lần nữa được nhắc lại, nhưng không còn là sự “chơi vơi” như ở đầu bài thơ, mà là “Sông Mã gầm lên khúc độc hành.” Ấy là tiếng hát oai hùng của núi sông, là khúc nhạc tiễn biệt các anh về đất mẹ. Hình ảnh thơ thật hùng tráng.
Sự rung động mạnh trước tượng đài bất tử của người lính Tây Tiến là cảm xúc của bất kì ai khi đọc bài thơ này. Sự kết hợp hài hòa giữa từ Hán Việt và từ thuần Việt tạo nên âm điệu Đường thi trang trọng, khiến bài thơ vừa phi thường, vừa dân dã. Vì thế “Tây Tiến” để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Tạo dựng bức tranh thiên nhiên kì vĩ với hình ảnh người lính hiên ngang, độc đáo, Quang Dũng khiến người đọc càng khâm phục thêm người chiến sĩ nơi sa trường. Các anh là biểu tượng một thế hệ trẻ Việt Nam những năm chống Pháp hào hùng của dân tộc. Đi về thời kì ấy, ta nghiêng mình cảm phục trước tượng đài bất tử về người lính, những thiên thần làm nên lịch sử vẻ vang của đất nước.
CLICK xem thêm: http://giasuminhtri.vn
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến ngắn nhất

Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến khổ 1

Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến khổ 3

Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến khổ 4

Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến khổ 2

Cảm nhận của em về bài thơ Tây Tiến 14 câu đầu

Dàn ý cảm nhận bài thơ Tây Tiến

Cảm nhận bài thơ Tây Tiến

Cảm nhận bài thơ Tây Tiến ngắn gọn

Cảm nhận 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến

Cảm nhận khổ 3 Tây Tiến ngắn gọn

Cảm nhận bài thơ Tây Tiến khổ 1

Cảm nhận bài thơ Tây Tiến học sinh giỏi

Cảm nhận 12 câu cuối bài Tây Tiến

Cảm nhận 8 câu cuối bài Tây Tiến

Cảm nhận bài thơ Tây Tiến ngắn gọn nhất

Cảm nhận đoạn 2 Tây Tiến ngắn gọn nhất

Cảm nhận bài thơ Tây Tiến khổ 3

Cảm nhận bài thơ Tây Tiến 14 câu đầu

phân tích bài thơ tây tiến

Phân tích bài thơ Tây Tiến khổ 1

Phân tích bài thơ Tây Tiến khổ 3

Phân tích bài thơ Tây Tiến ngắn gọn

Phân tích Tây Tiến khổ 1 ngắn gọn

Phân tích khổ 1 Tây Tiến học sinh giỏi

Phân tích bài thơ Tây Tiến khổ 2

Phân tích bài Tây Tiến đoàn 3

Dàn ý phân tích bài thơ Tây Tiến

Phân tích Tây Tiến ngắn gọn đoạn 1

Phân tích khổ 3 Tây Tiến ngắn gọn

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo