trung tâm gia sư biên hòa

Gia sư dạy kèm tphcm cảm nhận về bài tỏ lòng hay nhất

Gia sư dạy kèm tphcm nhận thấy trong lịch sử trung đại Việt Nam, có một thời kì thật huy hoàng, rực rỡ. Thời kì ấy biết bao con người Việt Nam cùng hòa chung một nhịp đập chống ngoại xâm, vua tôi cùng đồng lòng xây dựng đất nước. Giặc Nguyên Mông nổi tiếng tàn bạo, vó ngựa chúng đi đến đâu cỏ nơi đó không thể mọc được. Thế nhưng ba lần chúng mưu đồ xâm lược nước Việt cũng là ba lần thất bại ê chề. Thời kì ấy được lịch sử tự hào ghi dấu Đông A. Tinh thần anh dũng của nhân dân ta hòa cùng khí thế của thời đại đã tạo nên những người tráng sĩ mang tầm vóc lí tưởng. Hình ảnh ấy được thể hiện rõ nét trong bài thơ “Tỏ lòng” (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão.
“Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu.”
gia-su-anh-van-tphcm-cam-nhan-bai-to-long-cua-pham-ngu-lao
Gia sư anh văn tphcm được biết tác giả bài thơ là chàng trai làng Phù Ủng nổi tiếng với giai thoại đan sọt nghĩ chuyện giang sơn – Phạm Ngũ Lão. Sinh thời, ông là gia khách của Trần Hưng Đạo, sau trở thành danh tướng lỗi lạc trong triều đại nhà Trần. Ông tuy xuất thân từ tầng lớp bình dân nhưng là người có tài và được tin dùng. Ông có nhiều công lao trong kháng chiến chống quân Mông Nguyên, làm đến chức Điện Súy và phong tước quan nội hầu. Tuy là một võ tướng, nhưng Phạm Ngũ Lão thích đọc sách, ngâm thơ, là một người văn võ toàn tài. Chính những người như thế đã tạo nên một thời đại huy hoàng. Lịch sử ghi nhận đó là thời đại Đông A, nghĩa là chiết tự từ chữ Hán của nhà Trần. Một thời đại với hào khí chống ngoại xâm, vua tôi đồng lòng xây dựng đất nước hưng thịnh.
Các trung tâm gia sư uy tín tại tphcm thấy hai câu thơ mở đầu miêu tả sức mạnh chiến đấu của quân đội nhà Trần trong đó có bản thân nhân vật trữ tình, hay cũng chính là nhà thơ Phạm Ngũ Lão. Khí phách anh hùng được thể hiện trong hình ảnh người tráng sĩ. Đó là tư thế dũng mãnh, vừa xông xáo tung hoành. Lời dịch chưa thật chính xác vì “hoành sóc” là “cầm ngang ngọn giáo” chứ không phải “múa giáo”. Đó là tư thế hùng dũng, sẵn sàng chiến đầu bảo vệ Tổ quốc lập nên những chiến công vang dội. Hai tiếng “non sông” phải hiểu là đất nước. Đặt trong sự tương ứng với non sông ấy, tầm vóc người tráng sĩ vụt cao lên, sánh ngang với tầm vóc của đất nước. Còn thời gian “kháp kỉ thu” như sự kéo dài vô tận của tấm lòng yêu nước. Người tráng sĩ ấy dường như chưa hề mảy may mệt mỏi, bừng bừng một khí thế kiên cường. “Ba quân” là tiền quân, trung quân và hậu quân, hiểu theo nghĩa rộng còn có nghĩa là hình ảnh cả dân tộc bừng lên chiến đấu. Câu thơ được tăng cường bằng biện pháp cường điệu: cả dân tộc cùng xông lên chống giặc xâm lăng, hào khí át cả sao Ngưu, át cả vũ trụ rộng lớn. Những hình ảnh trong hai câu thơ gắn bón hài hòa với nhau, bởi vì hào khí của cả cộng đồng biểu hiện cụ thể trong người tráng sĩ. Và từng cá nhân lại làm nên hào khí ngút trời của thời đại.
gia-su-day-kem-tphcm-cam-nhan-bai-to-long-cua-pham-ngu-lao
Những trung tâm gia sư uy tín ở tphcm cho rằng hai câu thơ cuối là nỗi băn khoăn của nhân vật trữ tình về món nợ công danh. Theo tinh thần chung của Nho giáo, lập công để lại sự nghiệp, lập danh để lại tiếng thơm (Làm trai sống ở trongn trời đất/ Phải có danh gì với núi sông – Nguyễn Công Trứ). Công danh như một món nợ mà người trai phong kiến phải trả. Công danh trở thành lí tưởng sống. Với Phạm Ngũ Lão, lí tưởng ấy mang tính tiến bộ. Đó không đơn thuần là lập thân, thành danh mà là hoài bão, khát vọng được cống hiến, được trở thành một phần tạo nên khí thế thời đại - “Công danh nam tử còn vương nợ”. Hai tiếng “vương nợ” khắc sâu da diết trong lòng, bởi Phạm Ngũ Lão ý thức được rằng mình chưa trả được món nợ ấy. Nếu hai câu đầu là niềm tự hào cũng dũng khí thì hai câu sau là sự sâu lắng của ý thức trách nhiệm. Hai câu thơ cuối thể hiện tâm hồn sáng ngời của Phạm Ngũ Lão. Vốn là người có công danh lẫy lừng mà ông vẫn còn cảm thấy mình còn vương nợ với đời, còn phải “thẹn” khi nghe chuyện Vũ Hầu Gia Cát Lượng – người có tài mưu lược giúp nhà Hán tạo nên cơ nghiệp. Chỉ một chữ “thẹn” mà nói lên bao điều về sự khiêm tốn và khát vọng vươn lên không ngừng nghỉ của Phạm Ngũ Lão.
Trung tâm gia sư tphcm cho rằng “Tỏ lòng” (Thuật hoài) tuy là suy nghĩ, cảm xúc của một cá nhân nhưng lại thể hiện sâu sắc khi phách hào hùng của một thế hệ, một dân tộc. Bài thơ thể hiện nhân sinh quan tiến bộ, khẳng định vai trò tích cực của mỗi người trong cuộc sống. Bài thơ không sử dụng nhiều điển cố, hình ảnh cụ thể và giản dị, thành công truyền tải lòng tự hào về thời đại chống ngoại xâm huy hoàng của dân tộc.
CLICK xem thêm: http://giasuminhtri.vn
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

cảm nhận bài thơ tỏ lòng

cảm nhận về bài tỏ lòng hay nhất

cảm nhận về bài thơ tỏ lòng ngắn gọn

cảm nhận bài thơ tỏ lòng ngắn nhất

nhận định về bài thơ tỏ lòng

cảm nhận về bài thơ tỏ lòng hay nhất

cảm hứng yêu nước trong bài thơ tỏ lòng

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo