trung tâm gia sư biên hòa

Gia sư dạy tiếng anh tphcm cảm nhận bài Thương Vợ của Tú Xương

Gia sư dạy tiếng anh tphcm thấy con người Tú Xương vốn nhiều cảm xúc, đi vào dòng chảy thơ ca với nhiều cung bậc: khi châm biếm sâu cay, khi đả kích quyết liệt, lắm lúc lại là nụ cười tự trào ân hận, ngậm ngùi với tình cảm thắm thiết, dạt dào. “Thương vợ” là một trong những nét thơ tiêu biểu đó.
gia-su-day-tieng-anh-tphcm-cam-nhan-bai-thuong-vo-cua-tu-xuong
Gia sư giỏi tphcm cho rằng những áng văn thơ viết về bà Tú tự khi nào đã trở thành đề tài độc đáo, quen thuộc trong thơ Tú Xương. Và có lẽ, cũng chính bởi đề tài thắm tình này, những giá trị thi ca của ông càng trở nên nhân văn, tiêu biểu cho việc ca ngợi người phụ nữ ngay trong xã hội phong kiến cổ hủ, lạc hậu. Có khi bà Tú được ông âu yếm gọi là “mình”, lúc lại là “cô lái”. Song tất cả hiện lên trang thơ là một tình yêu vợ vô vàn. Không gian, thời gian và khung cảnh hiện lên, được thi nhân miêu tả một cách tinh tế:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng”
Gia sư tại nhà tphcm thấy cụm từ “quanh năm” được đặt ở đầu câu, như một sự quan sát thời gian tinh tế - vòng thời gian khép kín. Hết ngày này qua ngày khác, năm này qua tháng nọ, người phụ nữ vẫn một mình trên vai bao gánh nặng: nặng đời - nặng gia đình - nặng chuyện bán buôn - kiếm từng đồng mưu sinh. Không gian hiện lên nơi “mom sông” - vốn là phần đất ở bờ nhô ra phía lòng sông, cũng là nơi neo đậu của các thuyền chài, làng sông nước tấp nập. Tuy nhiên, không gian hiện lên là khung trời nhỏ hẹp mà bà Tú phải mưu sinh với biết bao sóng gió cuộc đời. “Mỏm đá” chông chênh tựa cuộc sống lênh đênh của người phụ nữ với những công việc nặng nhọc mà lẽ ra người đàn ông phải làm.
gia-su-tai-nha-tphcm-cam-nhan-bai-thuong-vo-cua-tu-xuong
Trung tâm tìm gia sư ở tphcm thấy vậy mà cay đắng thay, gánh nặng ấy phải mưu khổ để “nuôi đủ năm con với một chồng”. Nhịp thơ ngân vang đều đặn như một nỗi đớn đau, chua xót của Tú Xương dành cho vợ. Đôi vai bà nặng trĩu, bởi một bên thờ chồng, một bên nuôi năm đứa con hãy còn nheo nhóc. Từ “đủ” càng làm tăng nỗi vất vả của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Thi nhân bất giác cảm thấy ngậm ngùi, dẫu yêu thương mà chẳng thể làm điều gì giúp vợ, lại còn trở thành kẻ ăn bám hợm hĩnh. Song qua đó, người đọc bỗng nhìn thấy hình ảnh một người vợ đảm đang, chịu thương chịu khó hiện lên tuyệt đẹp.
Trung tâm dạy kèm tại nhà tphcm cho rằng từ nỗi niềm thấu hiểu và yêu thương vợ, Tú Xương đã tái hiện hình ảnh bà Tú với những gian truân, vất vả:
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò sông”
“Thân cò” vốn là hình ảnh quen thuộc trong ca dao Việt Nam, biểu tượng cho những con người lam lũ, vất vả giữa dòng đời bộn bề mà lòng vẫn sạch trong, tinh khiết:
“Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”
Gia sư uy tín tphcm nhận thấy trong thơ Tú Xương, bà Tú hiện lên với hình ảnh mỏng manh, yếu đuối, hơn hết là nỗi vất vả, đắng cay, nhọc nhằn. Tác giả đã sử dụng phép đối giữa hình bóng “lặn lội”: cô đơn, một mình, âm thầm vắng bóng. Một mình mưu sinh, một mình bươn chải. Từ láy “lặn lội” có sức nặng khiến câu thơ như chùng xuống, càng làm bật lên những vất vả, hiểm nguy của người phụ nữ.
gia-su-gioi-tphcm-cam-nhan-bai-thuong-vo-cua-tu-xuong
Cô đơn đối diện với tất cả, chỉ để lo lắng, kiếm từng đồng cho chồng, cho con. Hẳn đối lập với tiếng “eo sèo” của những gánh bán buôn, những tiếng đời tấp nập, bà Tú vẫn một mình đối diện. Có lẽ, hơn ai hết, tác giả là người hiểu rõ nhất nỗi đớn đau, thống khổ của người vợ - một tư tưởng nhân văn mới lạ, đầy yêu thương. Bởi lẽ, trong xã hội trọng nam khinh nữ thời bấy giờ, mấy ai biết cảm nhận và đồng cảm với thân phận người phụ nữ?
Để rồi, yêu thương vợ, Tú Xương đành buông tiếng thở dài bất lực:
“Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công”
Thi nhân coi cuộc hôn nhân giữa hai người tựa cái “duyên”, cái “nợ” trong đời. Song duyên thì hạnh phúc, nợ thì đắng cay. Vậy mà nơi đây, nợ lại gấp đôi duyên. Con số “một” - “hai” như càng tô đậm rõ nỗi chua cay của tác giả. Cụm từ “âu đành phận” nói lên sự cam chịu trước cuộc đời, mà hễ chịu thì phải chấp nhận khổ đau, cay đắng. Tất cả hiện lên trang thơ là sự ngậm ngùi, bất đắc dĩ, đến nỗi “năm nắng mười mưa” - trải qua bao sóng gió, khắc nghiệt của dòng thời gian, người phụ nữ vẫn hiện lên bản lĩnh, mạnh mẽ. Tác giả ngợi ca đức hy sinh của người vợ, song cũng ngầm yêu thương những phẩm hạnh của người phụ nữ Việt Nam chịu thương, chịu khó. Để rồi, tự ngẫm lại mình, xấu hổ với bản thân.
Trung tâm gia sư uy tín tphcm thấy từ những sự chua cay, ngậm ngùi, thi nhân bỗng cất lên tiếng chửi:
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không”
tim-gia-su-o-tphcm-cam-nhan-bai-thuong-vo-cua-tu-xuong
Tú Xương chửi “thói đời” - tức những điều dơ bẩn, xấu xa vẫn hằng hiện hữu trong cuộc sống. Ấy thế mà cụm từ “bạc” lại khiến người ta liên tưởng đến sự vô tâm, bạc bẽo, sống không nghĩa tình. Và phải chăng, cụm từ “ăn ở bạc” được ông ngầm hiểu là sống vô nghĩa, thực dụng? Đành rằng là chửi đời, song thi nhân cũng đang tự chửi chính mình: trách mình “hờ hững”, chỉ là kẻ vô âu, vô lo trước sự đời, và trước cả nỗi khổ cực của vợ.
Thế nhưng, qua những dòng thơ ngắn ngủi, ta chợt nhận ra: Tú Xương càng chửi mình, lại càng thể hiện tình yêu của ông dành cho bà Tú. Đó là tấm lòng của một người chồng thủy chung, biết nhận ra sai lầm, khiếm khuyết của mình, thực đáng quý trọng chứ không đáng trách.
Gia sư uy tín ở tphcm nhận thấy bằng những ngôn từ giản dị với hình ảnh giàu sức gợi, thi nhân đã tái hiện sự đảm đang, vất vả của người vợ, cũng như tình yêu thương mà tác giả dành cho người vợ của mình - một tinh thần nhân văn đầy sâu sắc !
CLICK xem thêm: http://giasuminhtri.vn
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

cảm nhận bài thơ thương vợ

cảm nhận về bài thơ thương vợ ngắn gọn

cảm nhận thương vợ ngữ văn 11

cảm nhận về bài thơ thương vợ lớp 11

cảm nhận về bài thương vợ lớp 11

cảm nhận của em về bài thơ thương vợ của tú sương

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo