trung tâm gia sư biên hòa

hb menu Nội dung

Gia sư giỏi tphcm cảm nhận về thời gian trong bài Tự tình II

Gia sư giỏi tphcm nhận thấy quan niệm về thời gian, người xưa có câu: “Thời gian như bóng câu qua cửa sổ”. Ý thức được dòng thời gian là tuyến tính, chảy trôi không bao giờ trở lại, các thi nhân lại càng tha thiết với cuộc đời, với tình đời hơn nữa. Trong ba bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương thì hai bài cảm thức của thời gian trở thành cái nền của tâm trạng. Tự tình I  mở đầu và kết thức là những câu thơ mang cảm thức về thời gian: “Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom”, “Thân này đâu đã chịu già tom”. Tự tình II cũng là kết cấu vòng tròn, mở ra bằng sự cảm nhận về thời gian và khép lại trong chính sự cảm nhận ấy. 
Gia sư tại nhà tphcm cho rằng thời gian là một thế lực đối nghịch với cuộc sống con người, đặc biệt là đối với tuổi trẻ và tình yêu. Ý thức về tuổi trẻ, về tình yêu thường đi liền với thời gian. Hồ Xuân Hương  là người ý thức sâu đậm về tình duyên, duyên phận, và là một người phụ nữ nên ý thức thời gian trong thơ bà càng thể hiện rõ hơn. Cảm thức về thời gian trong thơ Hồ Xuân Hương gắn liền với tình yêu. Bà như vừa thách đố thời gian, vừa nở nụ cười đắc thắng: “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại.”
gia-su-tai-nha-tphcm-cam-nhan-ve-thoi-gian-trong-bai-tu-tinh-2
Bài thơ thể hiện duyên phận muộn màng, lỡ dở trong khi thời gian cứ lạnh lùng trôi qua. Nghịch đối này dẫn đến tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất nhưng cuối cùng đọng lại là nỗi xót xa. Mở đầu bài thơ là nỗi niềm của người phụ nữ gợi nên giữa đêm khuya.
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non.”
Trung tâm tìm gia sư ở tphcm thấy giữa không gian rợn ngợp con người thường cảm thấy mình nhỏ bé. Hồ Xuân Hương cảm nhận được sự cô đơn trước thời gian. Thời gian vô thủy vô chung nhưng không gian chứa đựng trong nó bước đi của sự phá hủy. “Văng vẳng không chỉ não lòng mà còn lo lắng”. Nghe “văng vẳng” không đơn thuần là sự cảm nhận âm thanh mà còn “nghe” thời gian trôi. Nhịp gấp gáp, liên hồi của đêm trống vừa là sự cảm nhận, vừa là sự thể hiện bước đi dồn dập của thời gian và sự bối rối của tâm trạng. Khi trăm mối tơ lòng không thể gỡ mà thời gian thì gấp gáp trôi qua thì chỉ còn lại sự bẽ bàng:
“Trơ cái hồng nhan với nước non”
Trung tâm dạy kèm tại nhà tphcm thấy từ “trơ” đặt ở đầu câu với nghệ thuật đảo ngữ, bên cạnh bản lĩnh Hồ Xuân Hương vẫn là nỗi đau Hồ Xuân Hương, từ này cùng nghĩa với từ “trơ” thể hiện tâm trạng của Kiều khi bị người bỏ rơi không một chút đoái thương: “Đuốc hoa để đó, mặc nàng nằm trơ”. “Trơ” là tủi hổ, “trơ” là bẽ bàng. Thêm vào đó, hai chữ “hồng nhan” để nói về vẻ đẹp người thiếu nữ mà lại đi với từ “cái” thì thật rẻ rúng, mỉa mai. “Cái hồng nhan” “trơ” với nước non là sự phơi phang, không chỉ dãi dầu mà còn là cay đắng. Dù câu thơ chỉ nói về một vế “hồng nhan” nhưng vẫn gợi nên nỗi bạc phận, vì vậy xót xa càng thấm thía, ngẫm nghĩ lại càng đau. Nhịp điệu câu thơ 1/3/3 nhấn mạnh sự bẽ bàng.
Như nhiều bài thơ làm theo thể Đường luật, hai câu thực nói rõ thực cảnh, hai câu luận nói rõ thực tình:
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”
Gia sư uy tín tphcm nhận thấy dường như Hồ Xuân Hương đã “ngồi nhẫn tàn canh”, ngồi một mình trong sự cô đơn đối diện với đêm khuya, với vầng trăng lạnh. Câu thơ là ngoại cảnh mà cũng là tâm cảnh, tạo nên sự đồng nhất giữa trăng và người. Cảnh tình Hồ Xuân Hương chứa đựng trong bài thơ thấm đẫm bi kịch: trăng sắp tàn (“bóng xế”) mà vẫn “khuyết chưa tròn”. Tuổi xuân đã trôi qua mà nhân duyên không trọn vẹn. Cuộc rượu say rồi tỉnh mà cũng là cuộc tình vương vít mau tan. Rượu tan sau cơn say chỉ còn là nỗi rã rời. Vòng lẩn quẩn “say lại tỉnh” gợi nên sự cảm nhận tình duyên trắc trở.
gia-su-gioi-tphcm-cam-nhan-ve-thoi-gian-trong-bai-tu-tinh-2
Trung tâm gia sư uy tín tphcm cho rằng nỗi buồn ở Hồ Xuân Hương lại gợi lên một sự phản ứng tích cực, đó là sự phản kháng, phẫn uất. Bên cạnh nỗi đau, người phụ nữ ấy còn thể hiện một bản lĩnh kiên cường. Bản lĩnh ấy thể hiện trong chữ “trơ”. Đó không chỉ là tủi hổ, bẽ bàng mà còn là thách thức. Từ “trơ” kết hợp với “nước non” thể hiện sự bền gan, thách thức. Thiên nhiên dường như cũng mang niềm phẫn uất của con người. Những sinh vật nhỏ bé, hèn mọn như đám rêu kia cũng không chịu yếu mềm. Đá rắn chắc lại phải nhọn hơn nữa để “đâm toạc chân mây”. Biện pháp nghệ thuật đảo ngữ ở hai câu luận làm nổi bật lên sự phẫn uất của tâm trạng. Động từ mạnh “đâm”, “xiên” kết hợp với bổ ngữ “ngang”, “toạc” thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh. Những từ ngữ ấy khiến cho cảnh vật trong thơ Hồ Xuân Hương mãnh liệt ngay cả trong tình huống bi thảm nhất.
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”
Thế nhưng, bi kịch Hồ Xuân Hương ở chỗ “bà không có cảm giác thua cuộc nhưng kết quả là Hồ Xuân Hương thua cuộc” (Nguyễn Lộc). Tự tình II kết lại bằng tâm trạng buồn tủi, chán chường:
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”
Gia sư uy tín ở tphcm nhận thấy ở Hồ Xuân Hương sự chán đời éo le, bạc bẽo. Xuân đi rồi Xuân lại, tạo hóa tuần hoàn một vòng luẩn quẩn. Từ “xuân” mang hai nghĩa, vừa là mùa xuân, vừa là tuổi xuân. Mùa xuân đi qua rồi trở lại với muôn hoa cây lá còn tuổi xuân đi qua thì không bao giờ trở lại. Hai từ “lại” mang hai ý nghĩa khác nhau. “Lại” thứ nhất là thêm lần nữa, từ “lại” thứ hai là trở lại. Sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân. Nghịch cảnh càng éo le hơn bởi nghệ thuật tăng tiến ở câu thơ cuối: “Mảnh tình san sẻ tí con con”. Câu thơ được viết ra có thể bởi nhân vật trữ tình trong hoàn cảnh làm lẽ. Tuy nhiên, nó cũng là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội xưa, khi với họ hạnh phúc chỉ là chiếc chăn quá hẹp. Bài thơ thể hiện nỗi đau buồn trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng lại rơi vào bi kịch.
Tự tình II là bài thơ ắp đầy tâm trạng lo lắng, chán chường khi con người nhận thức rõ bước đi của thời gian. Mở đầu và kết thúc bằng cảm thức thời gian nhưng bài thơ không mang cảm giác nặng nề như vòng tuần hoàn của tạo hóa. Hiện trên nền bức tranh tâm cảnh ấy là dáng hình một phụ nữ đang phôi phai, đang chìm đắm trong sự cô đơn miên viễn.

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo