trung tâm gia sư biên hòa

Gia sư môn văn tại tphcm cảm nhận hình tượng sông đà trữ tình

Gia sư môn văn tại tphcm nhận thấy trong cuộc kháng chiến mất còn của dân tộc, những dòng sông, cánh đồng, mảnh đất, ngôi làng đã đồng hành, sống và chiến đấu cùng con người, hóa thân thành văn chương những vẻ đẹp của quê hương, đất nước. Một sông Mã gầm khan trầm uất, một sông Đuống cuộn trôi mang bao hình ảnh xứ sở… Đến với “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân, ta cùng tác giả vượt thác xuống ghềnh và thả thuyền trôi trên xuôi trên một đoạn sông Đà trữ tình.
gia-su-gioi-tphcm-cam-nhan-ve-dep-tru-tinh-song-da
Nếu ví “Người lá đò sông Đà” như bản trường ca với những cung bậc khi mãnh liệt lúc réo rắt ngân vang thì đoạn văn tả nét trữ tình. Đoạn tả dòng sông tựa như một bài thơ  với vần điệu nhịp nhàng, mềm mại. Nếu ta đang choáng ngợp với cảnh tả thuyền chiến của người lái đò, thì ngay sau đó tâm hồn được thư thả cùng những hình ảnh trong sáng, thuần khiết của núi rừng Tây Bắc. Không gian liên tưởng của người đọc mở ra mãi nhờ những cách so sánh độc đáo. Các nhà văn khác thường so sánh để cụ thể hóa sự vật, còn Nguyễn Tuân so sánh để vạn vật trở nên kích thích, mở rộng trí tưởng tượng. “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa.” Từ hình ảnh cụ thể, hữu hình “bờ sông” gợi nên bao nhiêu cái vô hình “bờ tiền sử”, “nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”. Câu văn nghe xa vắng, hoang sơ, nhập nhòa làm mờ đi hiện thực. Tác giả nhắc đến tuổi thơ, ý tiếp nối với đoạn văn khi tả sông Đà “loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mỉnh rồi bỏ chạy”. Tuổi thơ như khoảng thời gian thần tiên của con người. Và đi bên tuổi thơ của con người là tuổi thơ của nhân loại, bởi dòng sông nào cũng là nhân chứng của việc con người an cư lạc nghiệp. 
Gia sư dạy tiếng anh tphcm nhận thấy Nguyễn Tuân nhìn nhận sự việc theo chiều sâu của lịch sử, ý thức hướng về truyền thống tĩnh lặng của dòng sông. Tiếp nối mạch quá khứ là hình ảnh bờ sông – “bờ tiền sử”. Nhà văn “thèm giật mình nghe tiếng còi xe lửa” thì tương lai đã náo nức reo vui. Cứ thế Nguyễn Tuân đưa người đọc từ thế giới này sang thế giới khác một cách uyển chuyển. Nguyễn Tuân viết văn như quan niệm của ông: “từ một cái hữu hình nó thức dậy được những cái vô hình bao la, từ một điểm nhất định mà mở ra được một cái diện không gian, thời gian.” Ông còn đem vật thể so sánh với tình cảm, cảm xúc trong hình ảnh “Dòng sông quãng này lửng lờ như nhớ thương… Con sông đang lắng nghe…” Nguyễn Tuân đã nhập thân vào con sông để lắng nghe và xúc động, lòng dâng đầy thơ. Thơ mộng thay khi tiếp nối dòng sông bập bềnh sóng nước là những câu văn rất thơ như thế! Con sông đang “nhớ thương”, đang “lắng nghe” hay chính là nhà văn đang cảm thương, lắng nghe tâm tình của cuộc sống ?
gia-su-day-tieng-anh-tphcm-cam-nhan-ve-dep-tru-tinh-song-da
Chất thơ của sông Đà còn được gợi nên qua hình ảnh con người. “Thuyền tôi trôi trên sông Đà” êm êm những thanh bằng như một câu lục trong thể lục bát. Vần lưng “tôi trôi” và điệp âm “t” gợi hình ảnh con thuyền nổi nênh trên mặt sông. Những thanh ngang nằm giữa hai thanh bằng tạo khoảng ngưng đọng trong cảm xúc. Thuyền trôi mà như không trôi, như tình cảm cứ đọng lại, chất chứa trong thuyền. Cụm từ “thuyền tôi trôi” cứ như điệp khúc bằng lặng trong suốt hành trình trên sông Đà. Đây là kiểu điệp ngữ đặc trưng cho thơ hay cũng là sự điệp trùng của cảm xúc. Hồn người tan ra cùng cảnh sắc. Con thuyền trôi trên dòng sông đẹp như vần thơ của Nguyễn Tuân. Ngoài ra, chất thơ còn bao trùm cả cảnh sông bằng hình ảnh nai tơ mỡ màng nhất: “lá ngô non đầu mùa”, “nõn búp”, “búp cỏ gianh”, những con vật hiền lành: “con hươu thơ ngộ”, “đàn cá dâm xanh”. Cảnh sắc như một thế giới cổ tích, vừa chân thực, vừa hư ảo. Bài thơ văn xuôi ấy tạo nên hình tượng sông Đà giàu chất thơ. Qua đó, người đọc thấy được tài năng của Nguyễn Tuân trong việc sử dụng ngôn từ để phác họa cảnh vật.

Gia sư giỏi tphcm cho rằng có một sông Đà gầm thét chảy trôi giữa đất trời Tây Bắc vời vợi

Nhưng cũng có một sông Đà trong áng văn Nguyễn Tuân đầy chất trữ tình, thấm đượm trong lòng người đọc. Văn chương làm cho thiên nhiên đẹp bội phần. Con sông Đà sẽ mãi đồng hành cùng con người đi đến chặng đường mới của dân tộc.
Gia Sư Minh Trí xin cám ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi, để tìm hiểu sâu về các tác giả tác phẩm mời các bạn CLICK vào http://giasuminhtri.vn  rồi tìm kiếm danh mục TÁC GIẢ TÁC PHẨM. Hàng ngày chúng tôi đều cập nhật các bài viết mới của các bạn học sinh giỏi văn trên toàn quốc gửi về mời các bạn theo dõi và đón đọc nhé
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

cảm nhận vẻ đẹp trữ tình sông đà

dàn ý vẻ đẹp trữ tình của sông đà

cảm nhận hình tượng con sông đà trữ tình

vẻ đẹp hung bạo của sông đà

hình ảnh con sông đà thơ mộng trữ tình

cảm nhận về vẻ đẹp hung bạo của con sông đà

cảm nhận vẻ đẹp hung bạo của sông đà

Cảm nhận về hình tượng con sông Đà trữ tình

cảm nhận về vẻ hùng vĩ, dữ dội của con sông đà

Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà học sinh giỏi

Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà dàn ý

Vẻ đẹp hung bạo và trữ tình của sông Đà

sự hung bạo, dữ dội của sông đà

Vẻ đẹp hung bạo của sông Đà học sinh giỏi

dàn ý vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của sông đà

Cảm nhận về hình tượng con sông Đà trong đoạn trích

cảm nhận về vẻ hùng vĩ, dữ dội của con sông đà dàn ý

cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của sông đà

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo