trung tâm gia sư biên hòa

Gia sư môn văn tại tphcm cảm nhận “Xúc cảnh” – Nguyễn Đình Chiểu

Gia sư môn văn tại tphcm nhận thấy “Xúc cảnh” là bức hoạ tâm hồn của một trái tim với lòng nồng nàn yêu nước, thương dân và niềm hy vọng khôn nguôi vào một ngày mai tươi sáng. Bài thơ được Nguyễn Đình Chiểu sáng tác vào những năm tháng cuối đời, khi thực dân Pháp đã chiếm được Nam Bộ. Con người ông, vốn sống vì tình cảm nên viết cũng bằng tình cảm. Bài thơ như một lời khẳng định về tấm lòng thủy chung với nước, kiên quyết chống kẻ địch với thái độ mạnh mẽ, dứt khoát.
gia-su-gioi-tphcm-cam-nhan-bai-xuc-canh-cua-nguyen-dinh-chieu
Hai câu thơ đầu hiện lên với hình ảnh thiên nhiên mà thấm đượm tình cảm Nguyễn Đình Chiểu:
“Hoa cỏ ngùi ngùi ngóng gió đông,
Chúa xuân đâu hỡi có hay không?”
Gia sư dạy tiếng anh tphcm cho rằng “Hoa”, “cỏ” vốn là những hình ảnh thiên nhiên rất thơ mộng, lãng mạn, nay đã được nhân hóa để biết “ngùi ngùi” - biết buồn, biết ngậm lấy những đớn đau. Mùa đông đến với những cơn gió lạnh, chẳng mấy chốc cuốn đi sức sống vạn vật. Nên nay, chúng ngóng, chúng chờ, khao khát một ngọn gió xuân ấm áp sưởi ấm những trái tim giá băng vì lạnh, buốt đau. Và “hoa”, “cỏ” trong bài thơ, phải chăng là hình ảnh thực tế những con người trong một đất nước đầy biến động, đang khổ sở, vất vả từng ngày, từng giờ, chỉ biết hy vọng sẽ có ai đó cứu giúp, mong một ngày độc lập sẽ đến. Tất cả chỉ là sự đợi chờ trong mòn mỏi, vô vọng. Có lẽ, đây cũng chính là nỗi đau của Nguyễn Đình Chiểu. Ông mượn hình ảnh thiên nhiên để giãi bày tâm tư của mình, hơn hết, đó còn là khát khao mong một ngày đất nước được thái bình, nhân dân được sống trong ấm no, hạnh phúc.
Gia sư giỏi tphcm thấy để rồi, những khao khát ấy như được gửi gắm trong câu hỏi tu từ “có hay không?”. Câu thơ là sự khắc khoải, ngóng trông, có phần trách móc. Thi nhân tự hỏi chính bản thân mình, vì chăng, có ai hiểu, ai đồng cảm mà trả lời? Chỉ là sự vô thức trong đớn đau, chua xót. Có thể nói, Nguyễn Đình Chiểu đã rất tinh tế khi mượn hình ảnh thiên nhiên để bộc lộ tâm tư, tình cảm của mình dành cho quê hương, đất nước - một trái tim chân thành và sâu nặng.
gia-su-mon-van-tai-tphcm-cam-nhan-bai-xuc-canh-cua-nguyen-dinh-chieu
Gia sư tại nhà tphcm nhận ra không chỉ có một nhịp đập rung cảm, nơi con người ông còn là bao sự rối bời trong khắc khoải, ngóng trông đến mỏi mòn:
“Mây giăng ải Bắc trông tin nhạn,
Ngày xế non Nam bặt tiếng hồng”
“Ải Bắc” vốn là vùng đất hiểm trở, quạnh hiu, nay lại càng mờ mịt bởi những áng mây che phủ. Phải chăng là thực tại nghiệt ngã của một đất nước, cùng tâm trạng không lối thoát của một con người? Đất Nam nay đã bị chiếm đóng, dân tộc rơi vào hoàn cảnh tang thương. “Chim nhạn”, “chim hồng” vốn là những cánh chim báo hiệu tin vui, nay cũng bay về phương trời nào. Để rồi, chỉ có con người ở lại đây ngóng trông. Đất nước đắm chìm trong chiến tranh, loạn lạc. Những vầng mây đen như bao phủ lấy vạn vật. Vẹn nguyên hai câu thơ, thi nhân đã khắc họa tâm trạng đớn đau, nỗi dày xé và niềm đợi chờ vô vọng trong tâm thức khi xung quanh đây, mọi thứ, mọi vật đều tối tăm, mịt mù,... Song, vang vọng đâu đó, vẫn là một lời khẳng định vẹn nguyên với dân tộc, quyết chiến cùng kẻ thù:
“Bờ cõi xưa đà chia đất khác,
Nắng mưa nay há đội trời chung”
Trung tâm tìm gia sư ở tphcm cho rằng thi nhân đớn đau khi đất nước bị chia cắt, như một người mẹ phải lìa xa con thơ. Song, hiện lên trước mắt người đọc hai hình ảnh đối lập “bờ cõi xưa” - “nắng mưa nay”, phải chăng là những phong ba bão táp mà đất nước phải trải qua. Một Việt Nam thịnh vượng, an lành thuở xưa giờ chỉ còn là những hình ảnh trong quá khứ. Nhà thơ chua xót, ngậm ngùi, nhưng vẫn cương quyết khẳng định “há đội trời chung” - không khuất phục, không đầu hàng. Đó là tấm lòng trung với nước, hiếu với dân của con người cả đời sống vì dân tộc, nước non. Để dẫu phải hy sinh, khốn khổ, gian lao, vẫn nguyện sống cùng đất nước, diệt kẻ thù xâm lược. 
Từ trái tim nhân lành và ý chí quyết tâm, nhà thơ vẽ lên bức tranh với nét vẽ nhẹ nhàng mà tràn đầy hy vọng:
“Chừng nào Thánh đế ân soi thấu,
Một trận mưa nhuần rửa núi sông”
gia-su-tai-nha-tphcm-cam-nhan-bai-xuc-canh-cua-nguyen-dinh-chieu
Trung tâm dạy kèm tại nhà tphcm cho rằng “Thánh đế” phải chăng là vị vua lý tưởng trong đôi mắt tinh tường của Nguyễn Đình Chiểu. Một con người trị vì đất nước thái bình, nhân dân ấm no, hạnh phúc, lòng dân được sáng rõ và tâm trí dân mở rộng. Vị vua ấy, hẳn sẽ là người dẹp tan lũ cướp nước, đòi lại quyền sống, quyền độc lập tự do của một dân tộc. Quả như một vị Thánh giữa trần thế cuộc đời, trong những ước mơ cao đẹp của Đồ Chiểu - con người với nhân cách và trái tim cao đẹp, trọn đời sống vì muôn người.
Gia sư uy tín tphcm cho rằng bài thơ như một bức họa chứa đựng tâm tư, tình cảm của Nguyễn Đình Chiểu khi chứng kiến cảnh đất nước bị xâm lăng, nhân dân khốn đốn. Đi từ nỗi buồn, sự ngóng trông, đợi chờ trong vô vọng nhưng cuối cùng vẫn dâng lên những tia sáng hy vọng trong cuộc đời. Nguyễn Đình Chiểu - một tấm lòng yêu nước thiết tha, một nhân cách cao đẹp và một trái tim thanh khiết.
CLICK xem thêm: http://giasuminhtri.vn
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

bài thơ xúc cảnh

cảm nhận xúc cảnh nguyễn đình chiểu

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo