trung tâm gia sư biên hòa

Gia sư môn văn tại tphcm phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du

Gia sư môn văn tại tphcm nhận thấy Nguyễn Du – một danh nhân văn hóa thế giới, một cây bút khiến bao trái tim phải rung cảm. Ông đã quá quen thuộc với chúng ta và đương nhiên, nhắc đến ông thì ai cũng nghĩ ngay đến Truyện Kiều, một thi phẩm của nền văn học Việt Nam. Trong Truyện Kiều, có những đoạn trích rất hay miêu tả về tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều, nhưng có lẽ tám câu cuối trong trích đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là đoạn sâu sắc nhất, với thành công lớn của đoạn trích đó là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”.
gia-su-mon-van-tai-tphcm-phan-tich-nghe-thuat-ta-canh-ngu-tinh-cua-nguyen-du
Gia sư dạy tiếng anh tphcm thấy Truyện Kiều được viết bằng chữ Nôm, được Nguyễn Du sáng tạo lại về cả nội dung lẫn nghệ thuật từ cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân. Truyện Kiều gồm ba phần như sau: Gặp gỡ và đính ước, gia biến và lưu lạc, đoàn tụ. Trong đó, đoạn trích trên thuộc phần hai, khi mà Thúy Kiều biết mình bị rơi vào lầu xanh và định tử tự, nhưng Tú Bà đã ngăn lại và giam giữ cô ở lầu Ngưng Bích để chuẩn bị thực hiện âm mưu mới. Ở lầu Ngưng Bích, Thúy Kiều chỉ còn biết tâm sự với cảnh vật (sáu câu đầu), rồi bị những nỗi nhớ bủa vây khi cô đang cô đơn và trơ trọi (tám câu tiếp), cho đến tám câu cuối, nỗi niềm của Thúy Kiều hòa quyện với cảnh vật, cảnh và tình cứ đan xen lẫn nhau tạo nên một bức tranh thật buồn và ảm đạm.
Gia sư giỏi tphcm cho rằng người phụ nữ khi cô đơn thì chính là lúc tâm trạng của họ trở nên rối ren nhất và có lẽ đó chính là lúc họ hướng về quê hương, gia đình:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”
Hình ảnh “cửa bể chiều hôm” gợi lên bóng dáng quê nhà, với những câu ca dao với mô típ quen thuộc “chiều chiều”, như:
“Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”
Đó chính là hình ảnh của quê hương, là nơi gắn với máu thịt của mỗi người. Thúy Kiều cũng vậy, cũng nhớ nhà nhớ quê hương, nhưng lại chẳng thể trở về, khi mà trông thấy “cánh buồm xa xa” nhưng cánh buồm đó chỉ xuất hiện thấp thoáng xa xa, không thể bấu víu, cũng không thể trốn chạy.
Nhớ nhà nhưng không thể trở về, Thúy Kiều dường như bế tắc, dường như đã ý thức lại về số phận của mình: 
“Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu”.
Gia sư tại nhà tphcm cho rằng “Ngọn nước mới xa” là cách Nguyễn Du ẩn dụ cho cuộc đời Thúy Kiều, cũng mới sa ngã, mới “té” vào vòng đời. Một cô gái mới chỉ mười tám – đôi mươi lại có thể hiểu được mình mới bắt đầu đối diện với những khó khăn và nguy hiểm. Giống như một bông hoa trôi nổi trên dòng sông, chẳng biết dòng nước đẩy mình đến đâu. Chính Thúy Kiều cũng chẳng hề khác, Thúy Kiều cũng không biết mình trôi đi đâu, về đâu. Qủa thiệt cách ví von của Nguyễn Du cùng với cách đặt câu hỏi tu từ đã khiến cho người đọc lại càng thêm thương cảm và xót xa cho Thúy Kiều khi mà sống lại chẳng biết cái đích đến cuối cùng của mình là gì, đó là cuộc sống thật vô nghĩa và tẻ nhạt.
Nhìn ra thiên nhiên để tâm hồn Thúy Kiều thêm tươi mới hơn, nhưng phải chăng khi con người đã đầy rẫy những buồn đau thì cảnh vật cũng không khác: 
“Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”.
gia-su-gioi-tphcm-phan-tich-nghe-thuat-ta-canh-ngu-tinh-cua-nguyen-du
Trung tâm tìm gia sư ở tphcm trông thấy một “nội cỏ”, nội cỏ đó lẽ ra phải mang màu sắc tươi xanh, phải tràn đầy sức sống. Nhưng không, bức tranh mà Thúy Kiều nhìn thấy nó lại mang màu héo úa, tàn tạ. Cái sự héo úa đó nó thật rộng lớn và dường như bao trùm cả không gian, cả khoảng trời mà Thúy Kiều nhìn thấy. Bốn phương một màu, một phương không một nơi nào mà Thúy Kiều có thể nào dung thân ư?
Có lẽ chính vì Thúy Kiều đang mang những dự cảm không hay sắp ập đến: 
“Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”.
Từ đầu đoạn trích là những hình ảnh, nhưng cho tới câu cuối, chúng ta lại nghe thấy âm thanh. “Ầm ầm” lẽ ra là âm thanh sôi động náo nhiệt, nhưng không, âm thanh này lại là âm thanh của tiếng sóng, tức là những sóng gió, những sự việc không may sắp đổ ập đến Thúy Kiều. Tâm hồn của người phụ nữ thật nhảy cảm, nhưng có lẽ chính những nhạy cảm này lại là báo hiệu về một cuộc đời đầy chông gai của Thúy Kiều.
Trung tâm dạy kèm tại nhà tphcm thấy biện pháp điệp ngữ “buồn trông” lặp lại bốn lần trong tám câu thơ, cùng với những hình ảnh giàu tính chất tượng trưng, đặc biệt là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, Nguyễn Du đã rất thành công trong việc miêu tả tâm trạng nhân vật Thúy Kiều với những cung bậc cảm xúc khác nhau, mà xuyên suốt là sự buồn tủi, day dứt trong tâm hồn người phụ nữ. Cũng chính là sự thương cảm của độc giả với Thúy Kiều và là sự phê phán với xã hội lúc bấy giờ khi mà người phụ nữ bị vùi dập, bị chà đạp vì những oan ức, những vẻ đẹp tâm hồn bị khuất lấp và tổn thương.
CLICK xem thêm: http://giasuminhtri.vn
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong truyện kiều

nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong cảnh ngày xuân

những bài thơ tả cảnh ngụ tình

bút pháp tả cảnh ngụ tình qua kiều ở lầu ngưng bích

nghệ thuật tả cảnh ngụ tình qua các đoạn trích trong truyện kiều

nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong kiều ở lầu ngưng bích

nghệ thuật 8 câu cuối kiều ở lầu ngưng bích

nghệ thuật trong đoạn trích kiều ở lầu ngưng bích

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo