trung tâm gia sư biên hòa

Cảm nhận về tác phẩm hai đứa trẻ

Gia sư môn văn tại tphcm cho rằng Thạch Lam là người nghệ sĩ có tâm hồn nhạy cảm, hướng tới cái đẹp, chắt chiu cái đẹp trong từng sáng tác của mình. Ông cho rằng công việc của nhà văn là cảm nhận được cái đẹp man mác khắp vũ trụ: “Công việc của nhà văn là phát biểu cái đẹp chính ở chỗ mà không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, cho người đọc bài học trông nhìn và thưởng thức.” Thiên truyện ngắn “Hai đứa trẻ” tiêu biểu cho triết lí sáng tác ấy của Thạch Lam. Không cần những lời lẽ tình cảm, tâm lí sâu lắng mà ẩn trong cách miêu tả, điểm nhìn và thái độ người đọc có thể cảm nhận được những chuyển biến cảm xúc tinh vi ấy.
gia-su-mon-van-tai-tphcm-viet-cam-nhan-ve-tac-pham-hai-dua-tre
Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” được viết bằng bút pháp lãng mạn, câu chuyện nhẹ nhàng như bài thơ trữ tình. Kết hợp nghệ thuật miêu tả không gian, thời gian, Thạch Lam đã dựng nên phông nền cho những con người xuất hiện trong cuộc sống tối tăm nơi phố huyện. Không gian, thời gian không tách bạch mà đan cài vào nhau: “Tiếng trống thu không trên cái nền chòi của huyện nhỏ, từng tiếng vang xa để gọi buổi chiều. Phượng tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn, dãy tre làng trước mặt đen lại…” Nhịp điệu kéo dài tạo nên dòng cảm xúc trước thời khác ngày tàn: nỗi buồn man mác khó tả nhu hòa vào cảnh vật.
Gia sư dạy tiếng anh tphcm nhận ra Thạch Lam rất tài tình trong miêu tả cảnh vật. Không gian gợi nên cuộc sống chật hẹp, bế tắc của con người. Đó là cuộc sống không biết đến tương lai, lẩn quẩn như một sợi dây thắt nút mà người ta không biết phải gỡ ra từ đâu. Hình ảnh chị Tí với gánh hàng nước, chờ vài người, cách trả lời của chị đượm nỗi buồn: “Chao ơi, sớm với muộn mà có ăn thua gì.” Hình ảnh chị em Liên với những món hàng cũng chẳng khác gì cốc nước của chị Tí. Hình ảnh bà cụ Thi điên với tiếng cười điên loạn vang mãi trong đêm. Gia đình bác Xẩm với đứa con bò lăn ra đất cát, manh chiếu rách, tiếng đàn bầu vang lên bần bật. Thạch Lam chỉ phác họa những đường nét cơ bản, nhạt nhòa nhưng cũng đủ để người đọc thấu hiểu mẫu số chung của những thân phận nơi phố huyện này. Đó là những con người nhỏ bé, chìm sâu vào bóng tối của đói nghèo. Những con người chỉ biết giam cầm trong cuộc sống tù túng, chật vật với mưu sinh. Nổi lên trên nền cuộc sống khốn khổ ấy là mùi phở thơm nồng của bác Siêu với ánh lửa sáng le lói.
gia-su-tai-nha-tphcm-viet-cam-nhan-ve-tac-pham-hai-dua-tre
Đặc biệt, gia sư giỏi tphcm thấy hình ảnh đoàn tàu như một luồng ánh sáng lạ vụt ngang qua bóng tối nơi đây. Cuộc sống của Liên và An là sự giam hãm về tinh thần. Mỗi ngày cứ trôi đi trong sự im lặng đáng sợ của bóng tối, trong sự lặng lẽ của quầy hàng không có khách. Một cuộc sống đơn điệu, buồn tẻ: “Chiều. Chiều rồi. Một buổi chiều êm ả như ru.” Câu văn Thạch Lam lặng lẽ như nhịp sống chầm chậm, lặng lẽ của cuộc đời lướt qua Liên và An. Vì thế, chuyến tàu duy nhất trong ngày chính là niềm hạnh phúc duy nhất của hai đứa trẻ. Đoàn tàu từ Hà Nội về với những khung mạ kềm và đồng sáng loáng, biểu tượng cho ước mơ, khát vọng của hai chị em. Mơ ước được nhìn thấy tàu đối với mỗi người có thể là điều bình thường, nhưng với Liên và An là khao khát mãnh liệt, lớn lao. Liên mơ ước về Hà Nội với những ngày tuổi thơ tươi đẹp, với cuộc sống sôi nổi, nhiều ánh sáng và niềm vui hơn. Nói như nhà văn Sô-lô-khốp: “Đối với con người, sự thực đôi khi nghiệt ngã, nhưng bao giờ cũng dũng cảm, củng cố trong người đọc niềm tin ở tương lai. Tôi mong muốn những tác phẩm của tôi sẽ làm cho con người tốt hơn, đấu tranh cho lí tưởng nhân đạo và tiến bộ của loài người.” Thạch Lam đã gặp gỡ Sô-lô-khốp trong quan niệm về văn học, ông khẳng định văn chương chính là khí giới làm cho “lòng người đọc trong sạch và phong phú hơn”.
Gia sư tại nhà tphcm nhận thấy tác giả suốt đời tâm huyết với văn chương và trong những năm tháng ngắn ngủi của những ngày sống trên cõi đời này, Thạch Lam đã đem trái tim mình đặt lên trang viết, cho nó sống mãi với ý nghĩa của những tác phẩm văn học giá trị. Sự tồn tại của “Hai đứa trẻ” như là minh chứng cho cuộc đời cống hiến cho văn học của Thạch Lam “những tác phẩm có cốt cách và phẩm chất văn học”.
Gia Sư Minh Trí xin cám ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi, để tìm hiểu sâu về các tác giả tác phẩm mời các bạn CLICK vào http://giasuminhtri.vn  rồi tìm kiếm danh mục TÁC GIẢ TÁC PHẨM. Hàng ngày chúng tôi đều cập nhật các bài viết mới của các bạn học sinh giỏi văn trên toàn quốc gửi về mời các bạn theo dõi và đón đọc nhé
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google:

cảm nhận về tác phẩm hai đứa trẻ

cảm nhận về hai chị em liên

cảm nhận về nhân vật hai đứa trẻ

Cảm nhận đoàn đầu Hai đứa trẻ

Cảm nhận về nhân vật An trong Hai đứa trẻ

Cảm nhận Hai đứa trẻ cảnh chiều tàn

Cảm nhận về nhân vật Liên trong cảnh chiều tàn

Cảm nhận cảnh chiều tàn trong Hai đứa trẻ

Cảm nhận đoàn cuối Hai đứa trẻ

Cảm nhận về nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ ngắn nhất

Viết đoạn văn cảm nhận về Hai đứa trẻ

Cảm nhận về cảnh đoàn tàu trong Hai đứa trẻ

Cảm nhận về nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ

Cảm nhận về các nhân vật trong Hai đứa trẻ

Dàn ý cảm nhận về nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ

Viết đoạn văn cảm nhận nhân vật Liên

Viết đoạn văn cảm nhận về khát vọng sống của nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo